Những bệnh ung thư dễ “tấn công” đàn ông
Ung thư Phổi
Trong những bệnh nhân ung thư ở nam giới, ung thư phổi là nguyên nhân gây tử vong cao nhất. Ung thư phổi là loại ung thư ác tính nguyên phát thường gặp nhất.
![]() |
Nguyên nhân gây bệnh
- Hút thuốc
- Yếu tố nghề nghiệp: nếu tiếp xúc lâu với các chất phóng xạ như urani, radium và các hợp chất dẫn đến ung thư như Hydrocarbons,thạch tín và crom niken
- Các bệnh mãn tính ở phổi
- Yếu tố di truyền
Các triệu chứng
- Ho dai dẳng và liên tục
- Đau ở lưng, ngực và vai.
- Thay đổi về lượng và màu sắc của đờm
- Khó thở
- Giọng nói thay đổi, trở nên khàn khàn
- Nói khó khăn qua từng hơi thở
- Ho ra máu
- Mất cảm giác ngon miệng, giảm cân và liên tục mệt mỏi
- Đau xương và khớp, sưng ở cổ và mặt
- Dễ bị chảy máu
Ung thư tuyến tiền liệt
Ung thư tuyến tiền liệt là một bệnh phổ biến ở nam giới hiện nay, đứng hàng thứ 2 sau ung thư phổi. Càng ngày ung thư tuyến tiền liệt càng được phát hiện ở tuổi sớm hơn do bệnh nhân có ý thức đi khám sớm và do các chương trình tầm soát phát hiện sớm bệnh tật. Tuy nhiên nếu phát hiện được bệnh sớm, tỷ lệ khỏi bệnh đạt 90%.
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây ra ung thư tiền liệt tuyến vẫn chưa rõ, ung thư tiền liệt tuyến không liên quan đến phì đại tiền liệt tuyến lành tính . Các yếu tố nguy cơ bị ung thư tiền liệt tuyến bao gồm: lớn tuổi, di truyền, ảnh hưởng của nội tiết tố, cũng như độc chất trong môi trường, hoá chất và các sản phẩm công nghiệp.
Các triệu chứng
- Đi tiểu khó khăn
- Đau khi đi tiểu
- Máu trong nước tiểu
- Khó khăn trong việc duy trì cương cứng
- Máu trong tinh dịch
- Táo bón mãn tính và các vấn đề đường ruột khác
- Thường xuyên đau ở lưng, hông, đùi trên
- Tiểu đêm
- Tiểu rắc
- Bạn đang trên 50 và có yếu tố nguy cơ
Ung thư bàng quang
Ung thư bàng quang là ung thư đường tiết niệu thường gặp nhất. Loại ung thư này thường bắt đầu từ bề mặt của bàng quang - cơ quan có hình quả bóng nhỏ trong khung chậu nơi chứa đựng nước tiểu.
Nguyên nhân
Không phải luôn luôn rõ ràng những gì gây ra ung thư bàng quang. Ung thư bàng quang có liên quan đến hút thuốc, nhiễm một ký sinh trùng, bức xạ và phơi nhiễm hóa chất.
Triệu chứng
- Đi tiểu ra máu (nước tiểu có màu hồng nhạt đến đỏ thẫm).
- Đau khung chậu; đau trong khi đi tiểu.
- Đái dắt, muốn đi tiểu nhưng không đi được; đi tiểu thường xuyên hoặc cảm thấy cần đi tiểu mà không kiểm soát được.
- Dòng nước tiểu bị chậm lại.
Ung thư Đại-trực tràng
Bệnh ung thư đại trực tràng (ĐTT) có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng tăng.
Nguyên nhân
- Các u niêm mạc đại tràng (hay còn gọi là polip) từ quá phát lành tính, thoái hóa thành ung thư đặc biệt ở người trên 45 tuổi.
- Người có họ hàng cận huyết bị ung thư đại trực tràng thì có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn những người khác.
- Polip dạng nhung mao có nguy cơ ung thư cao nhất.
- Chế độ dinh dưỡng không hợp lý: quá nhiều chất béo, chất đạm động vật, ít rau quả tươi.
- Những bệnh viêm nhiễm đại trực tràng lâu ngày như: viêm loét đại trực tràng chảy máu, tình trạng loạn khuẩn do dùng nhiều kháng sinh đường ruột cũng thấy có liên quan đến ung thư đại trực tràng.
Triệu chứng
Các triệu chứng thường gặp của ung thư ĐTT là đi tiêu ra máu và thay đổi thói quen đi vệ sinh. Đau bụng và sút cân là những triệu chứng muộn của bệnh. Đáng tiếc là các polyp hay ung thư ở giai đoạn sớm thường không gây triệu chứng gì khó chịu. Do vậy, kiểm tra sức khỏe định kỳ cho những người trên 50 tuổi nên bao gồm cả tầm soát ung thư ĐTT.
Có nhiều phương cách tầm soát ung thư ĐTT, như: bác sĩ thăm khám trực tràng bằng ngón tay, xét nghiệm phân để tìm máu, nội soi đại tràng chậu hông hay nội soi đại tràng, chụp hình đại tràng cản quang. Bác sĩ sẽ thảo luận và lựa chọn phương cách thích hợp cho bệnh nhân.
U hạch bạch huyết
Ung thư bạch huyết là một loại ung thư xuất phát từ các tế bào của hệ miễn dịch được gọi là các tế bào bạch huyết (tế bào lympho). Giống như các loại ung thư khác, ung thư bạch huyết xảy ra khi các tế bào bạch huyết rơi vào tình trạng phát triển và sinh sản mất kiểm soát.
Nguyên nhân
Các nhà khoa học không biết chính xác nguyên nhân gây ra ung thư bạch huyết nhưng họ đã xác định được một số yếu tố nguy cơ.
Di truyền: Ung thư bạch huyết có thể là kết quả của di truyền từ những thành viên trong gia đình. Một người được sinh ra với những đột biến gen nhất định hoặc một chỗ sai sót trong gen làm cho người này về mặt thống kê dễ phát triển thành ung thư sau này.
Các chất gây ung thư (carcinogen): Carcinogen là từ dùng để chỉ một nhóm các chất chịu trách nhiệm trực tiếp về những tổn thương của DNA, làm củng cố hoặc hỗ trợ cho ung thư. Việc tiếp xúc với một số thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, và những dung môi như benzene có liên quan đến ung thư bạch huyết.
Các yếu tố khác: Khi chúng ta càng lớn tuổi thì những đột biến có thể gây ung thư trên DNA càng xuất hiện nhiều hơn. Nguy cơ bị ung thư bạch huyết không-Hodgkin gia tăng khi lớn tuổi và ung thư bạch huyết Hodgkin thường gặp nhất ở độ tuổi từ 16-34 và từ 55 tuổi trở lên.
Triệu chứng
- Phì đại (nhưng không đau) các hạch bạch huyết ở cổ, nách, háng
- Sốt hồi quy không rõ nguyên nhân
- Ra mồ hôi ban đêm
- Sút cân
- Ngứa ngáy
Các triệu chứng này không nhất thiết phải do bệnh Hodgkin gây ra, nhưng nên đi khám để tìm nguyên nhân. Đừng đợi đến khi hạch bạch huyết trở nên đau. Bệnh Hodgkin lúc khởi đầu thường không gây đau.
CDC Quảng Ninh: cung cấp dịch vụ phun diệt côn trùng an toàn, hiệu quả
Côn trùng là một phần không thể thiếu trong hệ sinh thái, tuy nhiên có không ít loại côn trùng có thể gây hại cho sức khỏe con người và sự phát triển kinh tế – xã hội. Bên cạnh những loại côn trùng chỉ làm tổn thương như: Dị ứng, mẩn ngứa, đau,…còn có một số loài côn trùng truyền bệnh nguy hiểm hiện đang là hiểm họa cho loài người, đặc biệt ở các nước thuộc vùng nhiệt đới, á nhiệt đới, những nước đang phát triển. Việc phun diệt côn trùng cũng đóng một vai trò quan trọng trong phòng chống các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
CDC Quảng Ninh tổ chức Kỷ niệm 70 năm Ngày thầy thuốc Việt Nam 27/2/1955-27/2/2025
Ngày 27/2 hằng năm được coi là Ngày hội của ngành Y tế Việt Nam. Đây là dịp để tôn vinh các y, bác sĩ và những người đang làm việc trong ngành y tế, những người đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Tấm gương người cán bộ y tế dự phòng tận tâm: Ths. Nguyễn Thị Bích Hường, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025), chúng ta cùng nhìn lại hành trình cống hiến không mệt mỏi của những người thầy thuốc đã và đang ngày đêm bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Trong số đó, Ths. YTCC Nguyễn Thị Bích Hường - Trưởng khoa Ký sinh trùng - Côn trùng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh, là một tấm gương sáng về sự tận tâm, trách nhiệm và lòng yêu nghề.
Cảnh báo: Bệnh dại có thể ủ bệnh đến … 2 năm
Ngày 16/2/2025, Trung tâm Y tế huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai xác nhận một trường lên cơn dại và tử vong sau khi bị chó cắn từ…2 năm trước. Thông tin này khiến không ít người dân hoang mang vì khoảng thời gian từ khi bị chó cắn đến khi phát bệnh dài tới 2 năm. Tuy nhiên, về mặt y khoa cũng như thực tiễn, điều này hoàn toàn có thể xảy ra.
5 sai lầm khi sử dụng thuốc điều trị cúm A
Những ngày này, ‘cúm A’ là một từ khóa về sức khỏe mà ai cũng quan tâm. Đối phó với bệnh cúm như thế nào? Làm sao để mỗi người mắc bệnh biết cách sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, tránh những sai lầm khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn?
Bộ Y tế: Tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm, sởi và các bệnh lây qua đường hô hấp
PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế đã ký ban hành văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường phòng, chống bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
Giám sát triển khai tiêm vắc xin phòng Sởi tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong
Ngày 7/2/2025, tại TP.Hạ Long, Đoàn công tác của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh do đồng chí Nguyễn Thị Dung, Phó Giám đốc Trung tâm làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra, giám sát hoạt động tiêm chủng vắc xin phòng sởi cho các trường hợp đủ điều kiện tiêm chủng tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong.
CDC QUẢNG NINH: KHUYẾN CÁO CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI
Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính (nhóm B) do vi rút sởi gây nên. Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng chưa có miễn dịch với bệnh và thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ chưa được tiêm chủng đầy đủ.
Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
Hiện nay, Nhật Bản đang bùng phát dịch cúm mùa (chủ yếu là cúm A, nhưng cúm B vẫn có nguy cơ lan rộng). Theo thống kê từ 2/9/2024 - 26/1/2025, đã ghi nhận 9,5 triệu ca mắc cúm mùa. Trước tình hình này, mọi người cần nâng cao cảnh giác, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mạn tính.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC Quảng Ninh hợp tác với VNPT xây dựng hệ thống quản lý tập trung, hướng tới chuyển đổi số toàn diện
- CDC Quảng Ninh: Khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho thương, bệnh binh và người có công tại phường Hồng Hải
- Đoàn sinh viên Trường Đại học Thủy lợi tham quan, thực tập môn học tại CDC Quảng Ninh
- CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn tư vấn xét nghiệm HIV năm 2025
- Giám sát tiêm chủng vắc xin phòng Sởi cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt – Không để trẻ nào bị bỏ lại phía sau
- Hội YHDP Quảng Ninh tổ chức tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học năm 2025