Những bộ phận ở lợn nên cẩn trọng khi ăn
Món ăn từ chế biến từ lợn đem lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ, cung cấp chất đạm và chất béo. Đặc biệt, thịt lợn chứa nhiều vitamin và một số khoáng chất như can xi, kali, sắt ở dạng dễ hấp thụ.
Tuy nhiên, không phải bộ phận nào của lợn ăn nhiều cũng tốt.
Thịt lợn giàu dinh dưỡng. Ảnh: Abel |
Gan
Bác sĩ Nguyễn Thuỳ Linh, khoa Dinh dưỡng, Đại học Y Hà Nội, cho biết gan là bộ phận giải độc của lợn. Phần lớn các chất đi qua gan sẽ được gan phân hủy, nhưng có nhiều kim loại nặng và chất kích thích tăng trưởng mà lợn hít hoặc ăn vào, gan không thể phân hủy được. Khi đó, chúng sẽ nằm lại, gây hại sức khỏe người.
Ngoài ra, ăn nhiều gan cũng khiến hàm lượng cholesterol tăng cao dễ gây các vấn đề tim mạch khi lớn tuổi. Bởi vậy, không nên ăn gan lợn thường xuyên. Nếu ăn cần làm kỹ bằng cách ngâm trong nước muối, bóp rửa sạch và ăn chín.
Phổi
Lợn là loài vật sống gần mặt đất, thường xuyên hít phải lượng rất lớn bụi bẩn, đất cát và các kim loại nặng. Bởi vậy, khi ăn phổi lợn, những bụi bẩn và bụi kim loại này sẽ theo vào cơ thể chúng ta và gây hại cho sức khỏe.
Ngoài ra, lợn thường xuyên hít thở sát mặt đất, hít vào phổi rất nhiều ký sinh trùng, bệnh dịch và vi khuẩn virus cũng liên tiếp chui vào phổi. Khi sơ chế, ta rửa cũng không thể sạch được.
Do đó, cần cân nhắc thật kỹ trước khi dùng phổi lợn làm thức ăn.
Lòng lợn
Theo Bác sĩ Lê Thị Hải, Viện dinh dưỡng Quốc gia, lòng lợn chứa nhiều cholesterol gây ra nhiều vấn đề với người bị tiểu đường, tim mạch hay các bệnh về chuyển hóa. Ăn nhiều lòng lợn còn có thể gây bệnh gout, gan nhiễm mỡ, viêm tụy, làm tăng mỡ máu.
"Nhiều cơ sở chế biến nội tạng động vật không hợp vệ sinh, nhiễm rất nhiều loại giun sán, vi khuẩn, virus nguy hại cho con người", bác sĩ Hải nói. Người ăn phải nội tạng động vật kém chất lượng, bị ôi thiu, biến đổi màu rất dễ bị nhiễm giun sán.
Ngoài ra, tình trạng sử dụng các loại hóa chất để tẩy mùi và làm trắng lòng lợn làm tăng nguy cơ tích tụ hóa chất trong cơ thể người ăn. Do đó, nếu muốn ăn lòng lợn, tốt nhất bạn mua về tự làm thật sạch hoặc lựa chọn những cơ sở uy tín, đáng tin cậy.
Cách chế biến thịt an toàn
Nên rửa tay sạch trước và sau khi nấu ăn. Không nên ăn thịt lợn sống, tái. Nấu xong nên ăn ngay, tránh để lâu tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
Không nên để thức ăn chín cạnh thức ăn sống, cạnh dụng cụ sơ chế. Các dụng cụ như dao, thớt cần được rửa sạch trước khi chế biến thực phẩm khác.
Khi mua thịt cần cắt thịt theo thớ dọc và quan sát. Nếu miếng thịt có những đốm trắng to bằng đầu kim, hoặc thớ thịt có hình sợi hay hình bầu dục to là bị nhiễm giun sán. Cũng có thể nhận biết bằng cách sờ vào miếng thịt. Miếng thịt lợn cứng, không có sự đàn hồi, không mềm mại... rất có thể đã bị ướp ure hoặc chứa hàn the.
Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang đến gần, các mặt hàng thực phẩm phục vụ Tết đã và đang được mua bán nhộn nhịp. Đây cũng là thời điểm nhiều thực phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, thực phẩm giả trà trộn vào thị trường. Chính vì vậy, bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết là vấn đề rất được quan tâm.
Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
Thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, người dân thường tổ chức các buổi hội họp ăn uống, liên hoan, tất niên, gặp mặt đầu xuân, tham gia các lễ hội, do vậy nhu cầu sử dụng rượu bia trong những ngày này gia tăng, số trường hợp phải nhập viện do say rượu, ngộ độc rượu vì thế cũng cao hơn so với các dịp khác trong năm.
Bổ sung kẽm cho người cao tuổi
Kẽm là một nguyên tố vi lượng quan trọng, là thành phần không thể thiếu trong cơ thể, có vai trò lớn với sức khỏe của người cao tuổi. Bổ sung kẽm cho người lớn là điều cần thiết.
Rửa rau bằng nước muối có giúp loại bỏ hoá chất, diệt giun sán?
Nhiều bà nội trợ có thói quen ngâm rau trong nước muối để loại bỏ hoá chất, vi khuẩn, các loại giun sán trong rau.
8 thực phẩm giàu men vi sinh có thể giúp giải quyết các vấn đề về dạ dày
Ngày nay, ngày càng có nhiều người gặp phải các vấn đề về dạ dày. Để giải quyết chúng, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tầm quan trọng của hệ vi sinh đối với sức khỏe đường ruột.
Nắng nóng, làm sao chọn được thịt lợn an toàn?
Thời tiết nắng nóng thực phẩm dễ ôi thiu hơn trong khi đó nhiều gian thương cố tình bán thịt không đảm bảo an toàn thực phẩm, "hô biến" các loại thịt chất lượng kém đưa ra bán.
Tác hại của cà pháo ít người biết
Cà pháo là món ăn khoái khẩu được nhiều người yêu thích nhưng những tác hại của nó cũng khiến người mê món này phải giật mình.
Nguyên tắc chế biến, bảo quản thực phẩm ngừa ngộ độc
Chế biến, bảo quản đồ ăn sai cách có thể làm lây lan vi khuẩn gây hại, tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
6 loại thực phẩm ăn không hết cũng tuyệt đối không để qua đêm
Một số thực phẩm để qua đêm rất dễ gây ngộ độc đường tiêu hóa, thậm chí gây tổn thương nhất định cho gan và thận, gây nguy hiểm lớn cho sức khỏe.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
- DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
- 8 cách phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh