Những ca bệnh phục hồi kì diệu nhất trong năm 2017

Ca sinh non 23 tuần tuổi đầu tiên sống sót trong hơn một thập kỷ qua
Cách đây vài năm, nhiều trang báo đã đăng tải về sự sống sót kỳ diệu của một em bé chào đời ở 26 tuần tuổi thai. Năm nay chúng ta có Samuel Rodriguez, sinh vào tháng 4 khi mới chỉ được 23 tuần và ba ngày, do tình trạng rau bong non tự phát (bánh rau bị bong ra khỏi thành tử cung). Mẹ của Samuel, cô Jennifer Freseda, song tại Tioga, Texas, nhớ lại rằng đã bị đánh thức dậy bởi cơn đau đẻ và được đưa ngay đến bệnh viện (Medical City, Plano), nơi cô được các bác sĩ cho biết cơ hội sống sót duy nhất của đứa bé là mổ đẻ cấp cứu. Sam thực ra đã ngừng thở khi được lấy ra, nhưng các bác sĩ ngay lập tức đặt nội khí quản và đưa em tới khoa hồi sức tích cực sơ sinh. Khi Jennifer cùng chồng được phép nhìn đứa con của mình, cô gần như ngã quị vì bị sốc. "Thằng bé nhỏ tí xíu, nằm giữa một đống dây dợ nối vào người, tôi cảm thấy sợ hãi và bất lực."
Samuel đã trải qua bốn tháng trong khoa Hồi sức tích cực, trong thời gian đó em đã trải qua hai ca mổ, bao gồm một ca mổ để điều chỉnh bất thường ở tim. Vào ngày 9 tháng 8, một ngày trước ngày dự sinh thực sự của mình, Samuel đã được xuất viện, một cậu bé khỏe mạnh, ngoại trừ máy theo dõi nhịp thở và bổ sung ô xy. "Tôi thậm chí còn không biết rằng những đứa trẻ quá nhỏ như vậy có thể sống sót", Jennifer ngạc nhiên.

Cậu bé sống sót qua 3 lần mắc bệnh bạch cầu trong 10 năm
Zach Swart lần đầu tiên được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu nguyên bào lympho cấp (ALL) ở tuổi lên 6. Mặc dù nói chung ALL có khả năng chữa trị cao, song thể bệnh mà Zach mắc phải khá cứng đầu. Lần điều trị đầu tiên của Zach bao gồm hơn ba năm hóa trị. Hai năm sau, bệnh ung thư quay trở lại. Sau hai năm điều trị nữa, Zach đã được coi là hết ung thư. Cuối tháng 11, khi cậu bé được 15 tuổi, căn bệnh lại tái phát một lần nữa. Lần này, hóa trị chỉ là bước chuẩn bị - để giúp Zach đạt được tình trạng thuyên giảm để chuẩn bị cho việc ghép tủy xương (BMT). Nhưng ba tháng sau đó, sau khi suýt chết vì các phản ứng phụ, Zach vẫn không thuyên giảm.
Có vẻ như cậu bé không còn nhiều lựa chọn, nhưng một phép màu đã xuất hiện.
BS. Kevin Curran tại Trung tâm Ung thư Memorial Sloan Kettering ở thành phố New York đã giới thiệu Zach và gia đình biện pháp "điều trị tế bào CAR-T", mà ông đã phát triển nhờ khoản tài trợ nghiên cứu từ Quỹ St. Baldrick. Điều trị đã giúp Zach thuyên giản hoàn toàn chỉ sau vài tuần. Chưa đầy một tháng sau đó, cậu bé được ghép tủy xương từ anh trai, Ben, và khỏe lên từng ngày.
"Lúc đầu cháu rất sợ những tác dụng phụ của CAR-T", Zach kể lại. "Nhưng sau đó cháu thấy không có gì cả. Cháu đã rất may mắn, và cảm thấy rất khỏe mạnh để không bị ốm nữa và để về nhà và gặp bạn bè. Cháu quyết tâm để lại căn bệnh ung thư ở phía sau "
"Mỗi ngày tôi nhìn thấy Zach cười thực sự là một phép màu", mẹ cậu bé nói.

Trái tim được cứu nhờ… chẩn đoán ung thư bàng quang
Bạn có thể không xem chẩn đoán ung thư như một phép lạ, nhưng điều này không đúng với David Shusterman, một bác sĩ chuyên khoa tiết niệu tại thành phố New York và Forest Hills, Queens. Trong năm nay BS. Schusterman đã có một bệnh nhân thực sự được cứu sống nhờ chẩn đoán ung thư (vì lý do riêng tư, BS Schusterman không thể tiết lộ tên bệnh nhân). Câu chuyện kì lạ này đã xảy ra như thế nào?
Trước mọi ca phẫu thuật, theo quy trình bệnh nhân sẽ phải làm một số thủ tục, bao gồm xét nghiệm máu và đo điện tim. Trên thực tế, trước khi bắt đầu điều trị ung thư, bệnh nhân cần được đánh giá sức khoẻ chung. Trong trường hợp này, BS Schusterman giải thích: "Chúng tôi có một bệnh nhân bị ung thư bàng quang, nhưng khi kiểm tra tim của bệnh nhân, chúng tôi đã phát hiện ra tình trạng bệnh tim đáng sợ. Bệnh lý ở tim đe dọa tính mạng đến mức bệnh nhân thực sự có nguy cơ đột tử”. Nói một cách dễ hiểu, như BS Schusterman mô tả, "bệnh nhân sắp chết vì đau tim."
Nhờ chẩn đoán ung thư của bệnh nhân nên bệnh lý ở tim được phát hiện kịp thời. "Bệnh nhân đã sống sót và khối u bàng quang cũng được chữa khỏi", và như vậy, các bác sĩ đã "đánh bại hai căn bệnh gần như sẽ gây ra cái chết ở bệnh nhân".

Ga-rô bên trong cứu người đàn ông bị toác làm đôi
Đáng lẽ Michael Cassidy đã không thể sống sót. Vụ tai nạn vào tháng 3 khiến anh văng ra khỏi xe máy và đập người vào một họng nước. Cú va chạm khiến khung xương chậu của người đàn ông bị toác làm đôi như một quyển sách – theo nghĩa đen. Đó là những gì mà BS. Michelle McNutt, trưởng khoa chấn thương tại Viện chấn thương Hermann Red Duke gọi là "vỡ xương chậu kiểu mở sách".
Khi Cassidy được đưa đến trung tâm chấn thương, trong tích tắc BS McNutt đã phải đưa ra quyết định sử dụng một kỹ thuật gọi là REBOA (Bít nội mạch cấp cứu động mạch chủ bằng bóng), bao gồm đặt một ống thông mềm vào động mạch đùi (nằm trong đùi), luồn nó lên đến động mạch chủ (động mạch chính của cơ thể người) và bơm phồng một quả bóng nằm ở đầu ống thông. Điều này ngăn dòng máu chảy xuống phía dưới chỗ quả bóng, cải thiện huyết áp và giành thêm những giấy phút quý giá để đưa bệnh nhân bị thương nặng vào phòng mổ kịp thời.
Có thể coi REBOA là như một "ga-rô bên trong". Theo BS. Laura Moore, trưởng khoa cấp cứu hồi sức sốc chấn thương tại MHRDTI, đây là cuộc cách mạng và là chìa khóa giúp Cassidy sống sót. Cassidy cũng may mắn là đã bị tai nạn ở đúng địa điểm đó, nếu không thì có lẽ anh ấy đã không được sử dụng REBOA.

Vẫn sống khỏe dù mất nửa hộp sọ
Tháng 6 vừa qua, Jennifer Beaver bị ngã văng ra khỏi chiếc xe chơi golf và đập đầu xuống đất. Đầu cô bị dập nát một mảng lớp khiến các bác sĩ buộc phải cắt bỏ một nửa hộp sọ của cô để giảm bớt áp lực ở não. Nói tiên lượng của cô dè dặt là một cách nói giảm nói tránh. Bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình Colin Looney, người đã phẩu thuật chân tay bị gãy của Jen, cũng là bạn của Jen và chồng cô, Bill. "Trước đó tôi đã từng mổ cho nhiều bạn bè và hàng xóm của mình, nhưng đây là lần đầu tiên tôi phẫu thuật cho một người bạn đang sắp chết," ông nhớ lại. "Nói chuyện với Bill ngay sau đó, tôi đã cố gắng tỏ ra lạc quan, nhưng tôi thấy có rất ít bệnh nhân sống được sau một chấn thương sọ não nặng như vậy, và tôi biết chắc điều đó thể hiện trên khuôn mặt của mình".
"Có quá nhiều điều diễn ra trong đầu tôi", Bill nhớ lại. "Một phút trước đó chúng tôi còn đang có ngày đẹp nhất, thế mà ngay sau đó, tất cả các bác sĩ đều nói là họ sẽ làm hết những gì có thể, tôi chỉ muốn nắm lấy tay cô ấy và làm cho mọi việc tốt hơn. Tôi không thể nghĩ rằng cô ấy sẽ không bao giờ trở về nhà nữa. "
Nhưng cô ấy đã trở về nhà. Sau khi được đưa ra khỏi trạng thái hôn mê nhờ thuốc, Jen dần dần được cải thiện. BS Looney kể lại: "Mỗi khi khám cho cô ấy, tôi đều thấy xúc động khi thấy cô ấy cải thiện vượt xa hy vọng của bât cứ ai".
Jen đã trở lại làm việc và không bị ảnh hưởng gì đáng kể, biết rằng mình là một "phép màu biết đi " và sẽ mãi mãi biết ơn các bác sĩ của cô, bao gồm cả bác sĩ phẫu thuật thần kinh Lola Chambless.

Cô gái bị cho là không thể sống, đi lại hoặc nhảy múa được
Katie Vacek không giống như những người bạn điển hình thời trung học của bạn: cô là một cán bộ lớp, đứng thứ sáu trong lớp tốt nghiệp, tham gia trong ban nhạc nhà trường, đội trưởng đội cổ vũ, và nếu chừng ấy còn chưa đủ, cô là một thành viên của đội cử tạ của trường. Cô gái đã lên kế hoạch nhập học trường Đại học Bang State vào mùa thu, nhưng một bước ngoặt khủng khiếp đã xảy ra – cú ngã từ độ cao hơn 6m trong khi trèo cây trong chuyến đi dã ngoại với bạn bè và gia đình. Katie ngã sấp mặt xuống đất, nhưng điều kỳ diệu là vẫn tỉnh táo. Tuy nhiên, cô sớm nhận ra mình không cảm thấy gì ở đôi chân. Katie được đưa bằng trực thăng tới Viện chấn thương Hermann Red Duke, tại đây các bác sĩ xác định cô gái bị gãy xương ức, gãy nhiều xương sườn, dập một phần phổi, và gãy xương sống. Sau ca phẫu thuật kéo dài 7 giờ để cố định cột sống, cô gái được các bác sĩ báo cho biết sẽ không thể đi lại được nữa.
Nhưng đối với Katie, việc chỉ sống sót thôi là chưa đủ. Cho dù có không bao giờ đi bộ nữa, cô vẫn hạ quyết tâm sẽ đứng cạnh và khiêu vũ với bạn trai của mình tại buổi vũ hội tốt nghiệp. Đó là những gì cô gái nói với nhóm vật lý trị liệu của mình, những người đã đưa ra một kế hoạch và dành thời gian để thiết kế một chiếc đai đeo cho cả Katie và bạn trai của cô. Vài tuần sau đó, cô gái không chỉ đứng và khiêu vũ cạnh bạn trai của mình, mà cả hai còn được bình chọn là Vua và Nữ hoàng của buổi dạ hội.

Sống sót nhờ những “thiên thần hộ mệnh” và … máy khử rung tim
Tháng 1 năm 2017, luật sư Rand Mintzer, 57 tuổi, dự kiến sẽ hoàn thành cuộc đua marathon thứ 25 và là cuộc đua Houston Marathon lần thứ 11 của mình - nhưng mọi chuyện đã diễn không đúng dự kiến. Mintzer nhớ lại: "Tôi cảm thấy không khỏe lắm, tôi đã phải rất vất vả để giữ tốc độ, nhưng tôi bị ợ nóng và buồn nôn. Tôi thậm chí còn nôn ra lề đường. "Sau đó tôi bắt đầu cảm thấy choáng váng, mắt mờ đi". Ở dặm 15, ông ngã gục. Ông đã bị ngưng tim hoàn toàn. May mắn thay, 6 khán giả (những "thiên thần" của Rand, như ông gọi họ) đã được huấn luyện về sơ cứu ngừng tim, đã chạy đến trợ giúp. Hơn nữa, ông lại ngã gục ngay gần một cơ sở cấp cứu có AED (thiết bị khử rung tim). Khi các nhân viên y tế đến nơi, họ chuyển Rand đến Viện tim mạch Hermann, nơi BS. Peter Chang đã tiến hành đặt stent để giải quyết tắc nghẽn động mạch nghiêm trọng ở viên luật sư.
Giờ đây, sứ mệnh của Mintzer là khuyến khích tất cả mọi người học về sự thần kỳ của sơ cứu ngừng tim (CRP). "Tôi sẽ tiếp tục nỗ lực để đảm bảo rằng tất cả những người tôi găp trên đường đều biết về CPR, nhờ đó có thể tỉ lệ sống sót sẽ tăng lên và ai đó sẽ được về nhà với những người thân yêu của họ".
Tấm gương người cán bộ y tế dự phòng tận tâm: Ths. Nguyễn Thị Bích Hường, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025), chúng ta cùng nhìn lại hành trình cống hiến không mệt mỏi của những người thầy thuốc đã và đang ngày đêm bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Trong số đó, Ths. YTCC Nguyễn Thị Bích Hường - Trưởng khoa Ký sinh trùng - Côn trùng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh, là một tấm gương sáng về sự tận tâm, trách nhiệm và lòng yêu nghề.
Ngành Y tế Quảng Ninh tập trung nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Phong trào thi đua "Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” là một trong những khâu đột phá của ngành y tế sau khi triển khai hàng loạt các chính sách đồng bộ về đầu tư hạ tầng cơ sở, trang thiết bị, triển khai thành công một số kỹ thuật điều trị mới... Nhờ đó, hiệu quả công tác khám, chữa bệnh (KCB) ngày càng được nâng cao, mang lại niềm tin cho người bệnh, nhân dân.
Ngành Y tế Quảng Ninh tổ chức nhiều hoạt động chào mừng 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 - 27/02/2025)
Trong không khí phấn khởi hướng đến chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, Ngành Y tế Quảng Ninh cũng sôi nổi tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 - 27/02/2025) và chào mừng Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ Sở Y tế lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2025 - 2030, Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XVI và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
Một số điểm mới Luật Bảo hiểm y tế Số 51/2024/QH15 ngày 27/11/2024
Thực hiện quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế Số 51/202/QH15 ngày 27/11/2024 (Luật BHYT số 51), người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế được tiếp nhận và giải quyết theo quy định mới sau:
Truyền thông chuyên đề về Luật số 51/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT
Ngày 09/01/2025, BHXH Việt Nam ban hành Công văn số 55/BHXH-TT về hướng dẫn truyền thông chuyên đề Luật số 51/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT.
Tổ chức Hội diễn, Hội thao Ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025
Nhân Kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955-27/02/2025) và Chào mừng Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030, Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Công đoàn Ngành y tế tổ chức Hội diễn, Hội thao ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025.
5 sai lầm khi sử dụng thuốc điều trị cúm A
Những ngày này, ‘cúm A’ là một từ khóa về sức khỏe mà ai cũng quan tâm. Đối phó với bệnh cúm như thế nào? Làm sao để mỗi người mắc bệnh biết cách sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, tránh những sai lầm khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn?
Bộ Y tế: Tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm, sởi và các bệnh lây qua đường hô hấp
PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế đã ký ban hành văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường phòng, chống bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
Lịch sử ra đời và ý nghĩa ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/02
Cách đây 70 năm, ngày 27/2/1955 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết thư gửi đến Hội nghị cán bộ y tế toàn quốc, trong thư Bác đã ân cần thăm hỏi, dành sự quan tâm đặc biệt đối với cán bộ y tế, đồng thời Bác đã căn dặn: “phải thương yêu người bệnh; người bệnh phó thác tính mạng của họ với các cô, các chú; Chính phủ phó thác cho các cô các chú việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khoẻ của Đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, cán bộ y tế cần phải thương yêu chăm sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình; coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn; lương y phải như từ mẫu, những lời căn dặn đó vẫn vang vọng, thấm sâu trong tâm trí của những người thầy thuốc Việt Nam.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Cảnh báo: Bệnh dại có thể ủ bệnh đến … 2 năm
- Tấm gương người cán bộ y tế dự phòng tận tâm: Ths. Nguyễn Thị Bích Hường, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
- ẤN TƯỢNG CDC QUẢNG NINH TẠI HỘI DIỄN NGHỆ THUẬT QUẦN CHÚNG NGÀNH Y TẾ NĂM 2025
- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật giành Giải Ba toàn đoàn tại Hội diễn Nghệ thuật quần chúng Ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025
- Ngành Y tế Quảng Ninh tập trung nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, hướng tới sự hài lòng của người bệnh
- Ngành Y tế Quảng Ninh tổ chức nhiều hoạt động chào mừng 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 - 27/02/2025)