9/6/2014 | 9:04:33 PM

Những cách xử lý khi con mắc bệnh tay chân miệng

Buổi tối, con bạn đi ngủ với trạng thái hoàn toàn khỏe mạnh. Sáng hôm sau, bé tỉnh dậy và bỗng sốt cao, những vết ban đỏ mọng nước nổi khắp vùng bàn tay, bàn chân và miệng. Tình trạng này đã xảy ra ở rất nhiều gia đình trong khoảng hơn 1 tháng gần đây, khiến các bậc phụ huynh hoang mang lo lắng. Đó là bệnh tay-chân-miệng (TCM).
1. Bệnh tay chân miệng là gì?

Bệnh tay chân miệng (TCM) gây ra bởi nhiều loại vi rút, phổ biến nhất là chủng Coxsackie A16. Nó thường có triệu chứng là những vết ban đỏ xung quanh các vùng kể trên, có thể quanh vùng mông hay quấn tã, bỉm của bé. Một đứa trẻ mắc bệnh TCM thường bị sốt, chán ăn hay uống vì cổ họng bị sưng, sổ mũi và đau họng, đồng thời rất mệt mỏi. Cơn sốt có thể rất cao, nhưng thường không nghiêm trọng. Những vết đỏ ở tay chân, và bọng nước ở miệng sẽ phát trong khoảng 1, 2 ngày sau triệu chứng đầu tiên, và kéo dài trong 2 - 7 ngày.

Bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng

Khi đã mắc bệnh TCM 1 lần, trẻ thường không mắc lại lần nữa, tuy nhiên, những dấu hiệu tương tự có thể bị gây ra bởi nhiều loại virus khác, dễ gây nhầm lẫn. Người bệnh sẽ làm lây nhiễm cho đến khi các bọng nước khô đi. Có rất nhiều virus trong những bọng nước, đồng thời, chúng cũng có thể lan truyền khi ho, hắt xì, và cho đồ vật vào miệng. Virus được tìm thấy ở phân của trẻ, và có thể tồn tại ở đó nhiều tuần sau khi trẻ đã bình phục. Chính vì vậy, cần giữ vệ sinh sạch sẽ ở tất cả mọi nơi trẻ tiếp xúc, từ nhà tới trường học.

2. Những cách xử lý khi con mắc bệnh TCM

Chưa có vaccine phòng ngừa bệnh TCM, và cũng chưa có cách đặc trị để bệnh khỏi nhanh hơn. Nhưng cha mẹ vẫn có thể làm những cách sau để chăm sóc hợp lý khi con mắc bệnh TCM:

  • Cho bé uống paracetamol hạ sốt nếu cần.
  • Động viên con uống thật nhiều nước. Tránh những thứ nước như nước cam, chanh…, vì nước này có acid, có thể làm miệng con đau (do đang có vết sưng). Con sẽ thích uống nước mát, bao gồm sữa lạnh, hoặc đá viên.

Cho bé uống nhiều nước
Cho bé uống nhiều nước

  • Để những vết ban khô tự nhiên, không chạm vào hoặc làm vỡ.
  • Giữ gìn vệ sinh nơi ở, những đồ vật trẻ hay tiếp xúc và cả môi trường trong và xung quanh nhà.
  • Tắm gội cho bé thường xuyên, đặc biệt chú ý rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch diệt khuẩn trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh hoặc thay tã cho bé, sau khi chăm sóc bé, cho bé ăn…
  • Cho con đi khám nếu con quá mệt mỏi, hoặc đau đầu nghiêm trọng, sốt quá cao.

Rửa tay thường xuyên và đúng cách
Rửa tay thường xuyên và đúng cách
Nguồn tin: dantri.com.vn
Tin tức khác

Đặt lịch hẹn tư vấn!

Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.

  • Nam
    Nữ
Thiết kế 2024, bản quyền thuộc về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
1900866814