Những chiêu lạ đời trị con biếng ăn
Quái chiêu trị bé biếng ăn
Nổi tiếng trong ngõ phố vì biếng ăn, bé Quỳnh Chi luôn trở thành ví dụ điển hình để các mẹ chồng dạy nàng dâu. Người thì nói “cho con ăn cẩn thận, không nó lại lười ăn như cái Chi đấy”, người thì răn “đừng cho con tiếp xúc nhiều với Chi, lây cái bệnh biếng ăn là khổ lắm”,…
Chị Thùy rất khó chịu khi vô tình nghe những câu chuyện như vậy. Nhưng nghĩ đi nghĩ lại, chị thấy hàng xóm cũng có lý vì chị tự đánh giá bé Chi là “thiên hạ đệ nhất biếng ăn”. Bố mẹ dỗ kiểu gì bé Chi cũng lắc đầu quầy quậy. Nếu cố ép, bé giãy đành đạch rồi xua tay, gạt chiếc thìa đi chỗ khác. Chồng chị Thùy quyết tâm dùng biện pháp mạnh. Có lúc, anh đè ngửa bé Chi rồi đổ thức ăn vào miệng. Ấy vậy mà biện pháp mạnh cũng chẳng thành công. Khi thìa thức ăn vừa vào miệng, bé Chi nhổ ngay ra hoặc cố rặn để… nôn.
Quá mệt mỏi với tật biếng ăn của con, chị Thùy bỗng nảy ra sáng kiến “lấy độc trị độc”. Sau nhiều ngày quan sát, chị Thùy phát hiện bé Chi chỉ thích “có đầu vào” khi đang “có đầu ra”. Nghĩa là mỗi khi được ngồi bô, bé Chi ăn rất ngon lành. Bé ăn một cách thích thú trong hoàn cảnh cả nhà đứng cạnh bịt mũi.
Chị Thùy cho biết: “Cho con ăn kiểu đó tôi cũng không thoải mái vì mất vệ sinh quá. Nhưng nếu không, cháu chẳng chịu ăn. Thôi thì tôi phải chấp nhận. Bẩn mà cơm vào bụng là được rồi”.
Bé Ngọc Hà cũng oái oăm không kém bé Chi. Chị Hồng - mẹ bé kể rằng bé sẽ ngậm chặt miệng, nhất định không ăn nếu không được... tắm. Thành ra nhà chị Hồng mới có cảnh tức cười, bé Hà trần như nhộng, ngồi vỗ nước trong chậu tắm và há miệng rất to để ăn.
Thời gian đầu, bé chỉ cần ngồi trong chậu nước nhưng về sau, đòi hỏi của bé tăng thêm. Bé đòi ông, bà hoặc bố, mẹ phải nhảy múa, hát hò, phục vụ bé. Bé vừa cười khanh khách vừa ăn ngon lành.
Cha mẹ nên để bé tự giác
Chị Thùy rất hài lòng khi trị được bệnh biếng ăn của con. Tuy nhiên, do bố mẹ quá lạm dụng quái chiêu này nên bé Chi “nghiện” vừa ngồi bô vừa ăn. Rõ ràng, đây không phải thói quen tốt. Chị Thùy cũng biết vậy nhưng xuề xòa cho qua vì nghĩ hơi mất vệ sinh một chút thôi, chứ không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe.
Đúng là người lớn không bị ảnh hưởng nhưng bé Chi nhạy cảm hơn nên có phản ứng ngay. Bé hay đi ngoài. Bệnh đi ngoài của bé ngày càng nặng hơn. Tới khi đến tận nhà chị Thùy khám cho bé Chi, bác sĩ mới hoảng hốt vì cách cho ăn lạ đời này. Bác sĩ khuyên chị Thùy nên ngừng ngay quái chiêu trị con biếng ăn này lại.
“Cai nghiện” cho con thật khó. Ban đầu bé Chi phản ứng dữ dội bằng cách giãy giũa, đập phá và trốn ăn. Nhưng rút kinh nghiệm, lần này chị Thùy kiên quyết. Bé không ăn thì cho… nhịn. Sau vài bữa đói vàng mắt, bé Chi trở nên ngoan ngoãn hơn. Thế rồi chị Thùy nhẹ nhàng dỗ dành con. Dần dần, bé Chi tự giác và hết hẳn bệnh biếng ăn.
Chị Thùy chia sẻ: “Nhóc nhà tôi ăn ngoan hơn, một phần do cháu lớn hơn nên biết, một phần nữa là do gia đình kiên quyết không chiều theo ý thích của cháu. Ban đầu cũng vất vả lắm đó. Nhưng nếu quyết tâm, bệnh biếng ăn của trẻ kiểu gì cũng trị được thôi”.
Còn với bé Hà, quái chiêu vừa ăn vừa tắm chỉ được áp dụng dễ dàng trong mùa hè. Tới mùa đông, để chiều theo ý con, chị Hồng sắm điều hòa hai chiều. Khi con tắm, chị bật điều hòa 30 độ để áp dụng tuyệt chiêu cũ. Thế nhưng chẳng hiểu sao chỉ được vài hôm bé Hà viêm phổi.
Bị bác sĩ mắng vì kiểu chăm con lạ đời, chị Hồng quyết tâm huấn luyện con ăn uống bình thường. Có được sự tư vấn của bác sĩ, sự giúp sức của bố mẹ, thế mà vợ chồng chị Hồng phải mất 2 tháng mới khiến bé Hà há miệng ăn cơm khi đang ngồi chơi.
Chị Hồng chia sẻ: “Cái gì tự nhiên được cũng là tốt nhất. Cứ dùng chiêu nọ, chiêu kia vừa mệt thân, vừa không tốt cho con. Nhưng thú thật, phải quyết tâm lắm, đôi khi còn phải nhẫn tâm, vợ chồng tôi mới huấn luyện được cô nhóc cứng đầu này. Tôi nghĩ các bà mẹ đừng vì thương con, chiều theo ý thích của con để rồi hại các bé”.
DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
Hằng năm, trên thế giới tỉ lệ trẻ sinh ra bị nhiễm hoặc có nguy cơ lây nhiễm HIV, viêm gan B, giang mai từ mẹ khá cao. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, khu vực Tây Thái Bình Dương mỗi năm có khoảng 180.000 trẻ bị nhiễm viêm gan vi rút B, 13.000 trẻ bị nhiễm giang mai và 1.400 trẻ bị nhiễm HIV.
Phòng ngừa những bệnh thường gặp trong mùa đông xuân
Thời tiết đông xuân lạnh ẩm không chỉ tạo điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn phát triển mà còn làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp và tiêu hóa; thời điểm này thường diễn ra nhiều lễ hội, mọi người gia tăng tiếp xúc gần nên có nguy cơ bùng phát dịch bệnh càng cao. Mọi người cần trang bị một số kiến thức cơ bản về dịch bệnh mùa đông xuân như:
Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?
Bệnh sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi, có khả năng bùng phát thành dịch lớn do khả năng lây lan mạnh qua đường hô hấp.
Bộ Y tế khuyến cáo về bệnh sởi: Tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh
Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, dễ lây lan qua đường hô hấp qua các giọt bắn của người mắc bệnh hoặc có thể qua tiếp xúc trực tiếp, qua bàn tay bị nhiễm dịch tiết của người bệnh.
Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em
Sinh non là tình trạng trẻ chào đời trước khi thai kỳ đạt đủ 37 tuần tuổi, và đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ sơ sinh trên toàn thế giới. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm, có khoảng 15 triệu trẻ sinh non, và trong số đó, khoảng 1 triệu trẻ tử vong do các biến chứng liên quan đến sinh non. Trẻ sinh non không chỉ đối mặt với những thách thức tức thời về sức khỏe mà còn phải chịu ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển thể chất và tinh thần.
Bộ Y tế yêu cầu triển khai nhiều giải pháp nhằm giảm tử vong trẻ em dưới 5 tuổi
Bộ Y tế cho biết, tử vong trẻ em dưới 5 tuổi của Việt Nam (18,9‰) cao gấp 2,4 lần Thái Lan (8‰- nguồn UNICEF), mặt khác, việc thực hiện các can thiệp chuyên môn nhằm giảm tử vong trẻ sơ sinh tại các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện có chiều hướng giảm.
Chuyên gia chia sẻ cách chăm sóc cho trẻ khi bị nhiệt miệng
Nhiệt miệng không phải tình trạng sức khoẻ nghiêm trọng nhưng các vết loét do nhiệt miệng khiến trẻ cảm thấy đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng đến ăn uống. Do vậy, cha mẹ cần có chế độ chăm sóc và dinh dưỡng phù hợp.
Chảy máu cam ở trẻ: Khi nào cần lo lắng?
Trong mùa hè, rất nhiều trẻ bị chảy máu cam do khô mũi vì nằm điều hòa liên tục. Tuy nhiên, nhiều người xử lý sai cách, như nhét dị vật vào mũi trẻ, bắt trẻ ngửa cao đầu...
Mùa hè cho trẻ đi bơi cần cảnh giác nguy cơ lây nhiễm bệnh
Thời tiết nóng nhiều gia đình cho trẻ đi bơi lội tại các bể bơi công cộng có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc bệnh.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản
- Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu