Những điều đáng lo nhất ở tuổi trung niên
Độc thân: Nhiều cuộc khảo sát đã chỉ ra rằng đàn ông đã lập gia đình - độ tuổi 50, 60 và 70, thường khỏe mạnh hơn những người chưa từng kết hôn hoặc đã ly dị hay góa bụa. Nam giới không kết hôn có nguy cơ tử vong vì bệnh tim mạch cao gấp 3 lần, còn sau tuổi 50, sức khỏe của đàn ông đã ly dị giảm khá nhanh so với những người vẫn duy trì hôn nhân. Điều kỳ diệu đó là gì? Hôn nhân có thể làm giảm mức độ căng thẳng và trầm cảm, vốn có thể dẫn đến bệnh mãn tính. Trong khi đó, đàn ông chưa lập gia đình thường có thói quen xấu về sức khỏe, ăn uống thất thường, ý thức chăm lo đến sức khỏe kém hơn.
Quá tải công nghệ: Các nhà tâm lý học vẫn đang tranh luận xem sử dụng công nghệ thế nào là quá nhiều nhưng có một điều chắc chắn là: Càng dành thời gian cho tivi, điện thoại thông minh, máy tính bảng, chơi game, máy tính xách tay, và thiết bị điện tử khác, người ta càng có ít thời gian cho những thói quen lành mạnh như vận động, hòa mình với thiên nhiên và tương tác với con người. Mặt trái của “nghiện công nghệ” hầu như ai cũng đã biết: Cách ly xã hội làm tăng nguy cơ trầm cảm và chứng mất trí; Lối sống ít vận động hay còn gọi là “bệnh ngồi” - có liên quan đến bệnh tim, bệnh tiểu đường type 2, béo phì, và chết non. Hạn chế điều này, các nhà nghiên cứu Australia khuyên rằng, mỗi giờ đứng dậy hay dịch chuyển độ 5 phút cũng mang lại lợi ích cho sức khỏe.
Lái xe bất cẩn: Thương tích không do chủ ý là yếu tố hàng đầu gây tử vong ở nam giới lứa tuổi 40-44. Trong số này, nguyên nhân phần lớn do ngủ gật khi đang lái xe, vượt quá tốc độ, quan sát kém khi tham gia giao thông. Đó là kết quả một nghiên cứu năm 2007 Đại học Purdue, Mỹ về độ tuổi và giới tính ảnh hưởng đến lái xe. Cũng theo nghiên cúu này, các cụ ông lại cẩn thận hơn vì có lẽ đàn ông dưới 45 tuổi cầm lái lại trở nên quá tự tin.
Hút thuốc: Ai cũng từng nghe nói về tác hại của việc hút thuốc lá nhưng người hút càng có tuổi, tác hại lại càng tăng. Đàn ông trung niên tổn thương phổi sẽ lớn hơn (vì họ đã có “thâm niên” hút thuốc từ trẻ) và mức độ “nghiện” cũng nặng hơn. Cùng với nguy cơ về bệnh phổi, nam giới sau 40 tuổi hút thuốc còn gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, ung thư, bệnh Alzheimer.
Phụ nữ tuổi trên 40 nên tránh
Chế độ ăn mất cân bằng: Ăn kiêng hay không cần kiêng khem một cách cực đoan đều khiến nhiều phụ nữ không ăn những thứ cần thiết mà lại duy trì chế độ ăn không cân bằng, cuối cùng trở nên béo phì, bị tiểu đường, huyết áp cao, chán ăn, bệnh tim, và các vấn đề sức khỏe khác. Nguyên tắc vàng cho một chế độ ăn uống lành mạnh là ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau quả, dầu ít chất béo và cá.
Căng thẳng vì chăm sóc gia đình: Phụ nữ cuối tuổi 40 thường bận rộn với việc chăm sóc con cái vì cha mẹ đã già. Họ có ít thời gian hoặc cơ hội để tự chăm sóc mình nên dễ bị “hội chứng căng thẳng chăm sóc”, hội chứng liên quan chặt chẽ đến tình trạng béo phì, tiểu đường, bệnh tim, cholesterol cao, sa sút trí tuệ, và hơn 70% trong số này có dấu hiệu của bệnh trầm cảm. Và dĩ nhiên, phụ nữ khi chăm chút cho chồng bị căng thẳng nhất, là vì họ giải quyết vấn đề nghiêng về cảm xúc hơn nên dễ “đau đầu” hơn.
Rối loạn giấc ngủ: Các rối loạn như mất ngủ, hội chứng chân không yên, gián đoạn giấc ngủ (do thay đổi thời kỳ mãn kinh) hay chứng ngưng thở khi ngủ ở phụ nữ đều phổ biến hơn nam giới. Đáng chú ý, thiếu ngủ tăng gấp đôi nguy cơ tăng huyết áp ở phụ nữ, từ đó tăng nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường, và béo phì.
Ngồi nhiều: Người ngồi nhiều đối mặt với nguy cơ lớn nhất là bệnh tiểu đường và bệnh tim. Đáng tiếc là phụ nữ trung niên thường khó duy trì được lịch tập thể dục đều đặn như nam giới. Theo nhiều nghiên cứu, những người vận động cơ thể 30 phút mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ trầm cảm và hội chứng chuyển hóa (bao gồm cả cholesterol cao và bệnh béo phì). Tập thể dục ở tuổi trung niên cũng có thể giúp bảo vệ chống lại bệnh loãng xương, ung thư, và thừa cân.
Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
Thực hiện Công điện số 07/CĐ-TTg ngày 26/01/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài; công văn số 557/BYT-MT ngày 03/02/2025 về việc tăng cường hướng dẫn các biện pháp bảo vệ sức khỏe người dân trước ảnh hưởng của rét đậm, rét hại; văn bản số 265/UBND-KTTC ngày 28/01/2025 của Ủy ban Nhân dân tỉnh về việc chủ động biện pháp phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài trên địa bàn tỉnh.
Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
Thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, người dân thường tổ chức các buổi hội họp ăn uống, liên hoan, tất niên, gặp mặt đầu xuân, tham gia các lễ hội, do vậy nhu cầu sử dụng rượu bia trong những ngày này gia tăng, số trường hợp phải nhập viện do say rượu, ngộ độc rượu vì thế cũng cao hơn so với các dịp khác trong năm.
Phòng ngừa những bệnh thường gặp trong mùa đông xuân
Thời tiết đông xuân lạnh ẩm không chỉ tạo điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn phát triển mà còn làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp và tiêu hóa; thời điểm này thường diễn ra nhiều lễ hội, mọi người gia tăng tiếp xúc gần nên có nguy cơ bùng phát dịch bệnh càng cao. Mọi người cần trang bị một số kiến thức cơ bản về dịch bệnh mùa đông xuân như:
Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?
Bệnh sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi, có khả năng bùng phát thành dịch lớn do khả năng lây lan mạnh qua đường hô hấp.
Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi
Trầm cảm và rối loạn lo âu là hai vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến, đặc biệt đáng chú ý ở nhóm người cao tuổi. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 4-5% người trưởng thành trên toàn cầu đang chịu ảnh hưởng từ những rối loạn này. Đáng báo động, tỷ lệ mắc bệnh gia tăng theo tuổi tác, đặc biệt ở nữ giới. Tuy nhiên, nhiều người cao tuổi thường coi nhẹ những triệu chứng này, cho rằng chúng là biểu hiện tự nhiên của tuổi già. Điều này dẫn đến việc chậm trễ trong thăm khám và điều trị, gây tác động tiêu cực đến sức khỏe tổng thể, làm suy giảm chất lượng cuộc sống, thậm chí rút ngắn tuổi thọ.
Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh
Sa sút trí tuệ là một hội chứng được đặc trưng bởi sự suy giảm nhiều chức năng cao cấp của vỏ não mà không có rối loạn ý thức. Các triệu chứng này gây suy giảm và trở ngại đáng kể cho các hoạt động nghề nghiệp, xã hội và cả các hoạt động sống hàng ngày của người bệnh.
Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không?
Ai cũng biết rằng tập thể dục giúp ích cho cả cơ thể và trí óc, nhưng những bài tập cường độ cao ngắt quãng (HIIT) giúp tăng cường sức khoẻ não bộ lâu dài, tốt hơn hẳn so với những bài tập cường độ thấp ở những người cao tuổi.
3 điều cần biết về bệnh phì đại tuyến tiền liệt
Phì đại tuyến tiền liệt là tình trạng tuyến tiền liệt bị gia tăng kích thước bất thường, gây khó chịu cho bệnh nhân ở khu vực quanh bàng quang, đường tiểu. Đây là bệnh lý thường gặp ở nam giới lớn tuổi, có thể gây ảnh hưởng nhiều tới tâm lý và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Những bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi
Tuổi càng cao thì sức khỏe càng yếu do cơ chế thoái hóa tự nhiên và nhiều chức năng cơ thể suy giảm, trong đó có chức năng đề kháng. Do đó, người cao tuổi rất dễ mắc bệnh và thường trở thành mạn tính, kéo dài và hay tái phát.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản
- Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu