Những điều liên quan đến nhiễm trùng thận cần cảnh giác
Trong y tế, nhiễm trùng thận gọi là viêm bể thận. Đây là một loại nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra, thường lây lan từ đường tiết niệu thấp đến cao, từ hậu môn vào niệu đạo và cuối cùng gây thiệt hại cho thận. Vi khuẩn gây bệnh là một loại của vi khuẩn E. coli thường tồn tại sẵn trong ruột.
Nhiễm trùng thận xuất hiện có thể do mất vệ sinh, di truyền hoặc lây nhiễm vi khuẩn trong quan hệ tình dục. Trong một số trường hợp hiếm hoi, người bệnh có thể bị nhiễm khuẩn trên da và lây lan qua đường máu hoặc ảnh hưởng đến cả hai thận. Đôi khi nhiễm trùng thận có thể dẫn đến nhiễm trùng máu được gọi là nhiễm trùng huyết, đe dọa tính mạng người bệnh.
Tuy nhiên, phụ nữ luôn luôn dễ bị nhiễm trùng tiểu (nhiễm khuẩn đường tiết niệu) so với những người đàn ông vì đường niệu đạo của phụ nữ ngắn hơn nhiều so với nam giới và gần với hậu môn hơn. Khi mức độ estrogen của phụ nữ giảm ở thời kì mãn kinh, nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu cũng tăng lên do sự mất dần sự bảo vệ của hệ thực vật âm đạo.
Một số điều liên quan đến nhiễm trùng thận mà chị em cần cảnh giác là:
1. Dấu hiệu lớn
Những người bị nhiễm trùng thận cũng có nhiệt độ cơ thể tăng lên giống như bị nhiễm độc. Cảm giác rát bỏng khi đi tiểu là một triệu chứng quan trọng và chỉ xuất hiện khi bệnh đã nghiêm trọng.
Ngoài ra, một số dấu hiệu như nước tiểu đục, thường xuyên muốn đi tiểu, đau khi đi tiểu, đau ở xương mu hoặc ở lưng dưới, buồn nôn và nôn, huyết áp thấp… cũng có thể xuất hiện ở những người bị nhiễm trùng tiểu. Bên cạnh đó nó, người bệnh còn có thể có cảm giác ngon miệng, cơ thể mất nước, đỏ mặt, da ấm… các triệu chứng này thường chung chung của nhiều bệnh nên rất hay bị bỏ qua. Nếu thấy thêm dấu hiệu nước tiểu có thể có máu trong đó hoặc có thể chứa mủ thì chứng tỏ bệnh đã rất nghiêm trọng.
Ảnh minh họa
2. Phụ nữ mang thai dễ bị nhiễm trùng thận
Khi mang thai, mức độ progesterone tăng làm trầm trọng thêm nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu do giảm trương lực cơ của niệu quản và bàng quang khiến nước tiểu bị chảy ngược lại bàng quang nhiều hơn. Khả năng bị nhiễm bệnh trong trường hợp này cao hơn 25-40% so với bình thường.
Sản phụ bị nhiễm trùng thận khi mang thai có thể dẫn đến sinh non hoặc bị tiền sản giật. Vì vậy, nếu phát hiện có dấu hiệu nhiễm trùng, sản phụ cần được điều trị kịp thời.
3. Sỏi thận
Bệnh sỏi thận làm ảnh hưởng đến dòng nước tiểu, do đó tăng nguy cơ nhiễm trùng thận. Sỏi thận “giúp” các vi khuẩn tăng lên ở niệu đạo, làm giảm khả năng phòng thủ của cơ thể đối với các bệnh nhiễm trùng. Đây là một điều kiện tốt cho các vi khuẩn, do đó gây ra tắc nghẽn niệu đạo và cũng góp phần làm viêm bể thận.
Ảnh minh họa
4. Đau khi quan hệ tình dục
Hoạt động tình dục thực sự không tạo ra nhiều nguy cơ phát triển nhiễm trùng tiểu nhưng nó cũng là một con đường dẫn đến viêm nhiễm đường tiết niệu, nhiễm trùng bàng quang do vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào. Phụ nữ có nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiết niệu cao hơn nam giới. 75-90% các bệnh nhiễm trùng bàng quang là do quan hệ tình dục, đặc biệt là những phụ nữ có quan hệ tình dục sau khi mãn kinh. Do đó, nó cũng gián tiếp có thể dẫn đến nhiễm trùng thận.
Giữ vệ sinh bộ phận sinh dục và vùng hậu môn thường xuyên, đặc biệt là sau khi hoạt động tình dục, đi tiểu trước và sau khi giao hợp… là điều hết sức quan trọng và cẩn thiết đối với chị em. Chị em cũng nên hạn chế tiêu thụ nhiều chất lỏng chứa cafein và rượu trong chế độ ăn uống của mình.
Một số điểm mới Luật Bảo hiểm y tế Số 51/2024/QH15 ngày 27/11/2024
Thực hiện quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế Số 51/202/QH15 ngày 27/11/2024 (Luật BHYT số 51), người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế được tiếp nhận và giải quyết theo quy định mới sau:
Truyền thông chuyên đề về Luật số 51/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT
Ngày 09/01/2025, BHXH Việt Nam ban hành Công văn số 55/BHXH-TT về hướng dẫn truyền thông chuyên đề Luật số 51/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT.
5 sai lầm khi sử dụng thuốc điều trị cúm A
Những ngày này, ‘cúm A’ là một từ khóa về sức khỏe mà ai cũng quan tâm. Đối phó với bệnh cúm như thế nào? Làm sao để mỗi người mắc bệnh biết cách sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, tránh những sai lầm khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn?
Lịch sử ra đời và ý nghĩa ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/02
Cách đây 70 năm, ngày 27/2/1955 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết thư gửi đến Hội nghị cán bộ y tế toàn quốc, trong thư Bác đã ân cần thăm hỏi, dành sự quan tâm đặc biệt đối với cán bộ y tế, đồng thời Bác đã căn dặn: “phải thương yêu người bệnh; người bệnh phó thác tính mạng của họ với các cô, các chú; Chính phủ phó thác cho các cô các chú việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khoẻ của Đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, cán bộ y tế cần phải thương yêu chăm sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình; coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn; lương y phải như từ mẫu, những lời căn dặn đó vẫn vang vọng, thấm sâu trong tâm trí của những người thầy thuốc Việt Nam.
Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
Thực hiện Công điện số 07/CĐ-TTg ngày 26/01/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài; công văn số 557/BYT-MT ngày 03/02/2025 về việc tăng cường hướng dẫn các biện pháp bảo vệ sức khỏe người dân trước ảnh hưởng của rét đậm, rét hại; văn bản số 265/UBND-KTTC ngày 28/01/2025 của Ủy ban Nhân dân tỉnh về việc chủ động biện pháp phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài trên địa bàn tỉnh.
Để cho đi là còn mãi
Tháng 4 vừa qua, tại Quảng Ninh, một ca hiến tạng từ người cho chết não, anh Dương Minh Đức, đã trao cơ hội sống mới cho 7 người, trong đó có 2 trường hợp trẻ em. Từ câu chuyện nhân văn của anh Đức, tình yêu thương, sự sẻ chia đã được lan toả rộng khắp, không chỉ tại Quảng Ninh mà còn trong cả nước. Nhiều người, trong có cả Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, đã tự nguyện đăng ký tham gia hiến tạng, để “Cho đi là còn mãi”.
Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư số 05/2025/TT-BYT ngày 17 tháng 01 năm 2025 quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập. Thông tư này quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập.
Lợi ích khi tham gia bảo hiểm y tế
Người tham gia BHYT khi đi khám bệnh, chữa bệnh (KCB) được quỹ BHYT thanh toán chi phí trong phạm vi được hưởng, mức hưởng tùy theo nhóm đối tượng và tình trạng bệnh. Việc tham gia BHYT đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho mỗi cá nhân, giúp mọi người được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe tốt hơn.
Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh xây dựng Kế hoạch triển khai công tác y tế phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 diễn ra từ ngày 25/01/2025 đến hết ngày 02/02/2025, cụ thể như sau:
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.