Những loài động vật, ký sinh trùng gây bệnh nguy hiểm nhất năm 2012
Tuy đã xuất hiện một vài năm gần đây, nhưng trong năm nay (khoảng tháng 9) loại côn trung này vẫn khiến người dân hoang mang vì nó phát triển trên diện rộng. Bọ xít “hút máu người” thuộc họ bọ xít ăn thịt (Reduviidae) của bộ cánh nửa: Hemiptera, lớp côn trùng (Insecta), có kim chích dài ba đốt, rất khỏe. Phần gốc vòi cong, không dính sát đầu. Loại côn trùng này thường đẻ trứng trên thành ngoài của giường, tủ, trứng to, chùm, màu trắng ngà.
Cách thức đốt của bọ xít "hút máu người" hoàn toàn khác các loài bọ xít khác đó là cách đốt treo, nó sẽ hút phía mặt dưới tay theo dạng rơi lơ lửng. Loài côn trùng này sống chính bằng máu người hoặc động vật, khi không có động vật thì đốt người là chính. Không chỉ xuất hiện ở các khu nhà ẩm thấp, tối tăm, bọ xít "hút máu người" còn xuất hiện cả ở những khu nhà cao tầng, đầy đủ tiện nghi.
Theo các nhà khoa học, bọ xít hút máu người không gây ra bệnh ngủ như mọi người vẫn đồn đoán. Các nhà khoa học cũng cho biết, Khi phát hiện chúng thì dùng kẹp hoặc dùi sắt giết chết. Khi bị bọ xít hút máu đốt nên rửa sạch vết đốt dưới vòi nước chảy, tránh viêm nhiễm bằng cách bôi kem chống dị ứng côn trùng. Nếu vết đốt sưng to, khó chịu, ngứa thì nên đến cơ sở y tế chuyên về da liễu để khám và có biện pháp điều trị phù hợp. Không nên gãi hay đánh chết bọ xít ngay trên tay mình, vì sẽ làm vết đốt trở nên nghiêm trọng hơn.
Phở tái (phở với thịt bò được trần với nước sôi tái) được coi là đặc sản Việt Nam với hương vị thơm ngon, bổ dưỡng. Những điều này có thể đúng nhưng vẫn còn phải bảo đảm khâu lựa chọn thịt bò có được kiểm định an toàn hay không.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, giun sán từ thịt trâu bò tái có thể sống trong cơ thể người 50 - 60 năm ở trong ruột, cơ, não, mắt... Bệnh có diễn biến cấp tính, gây đau bụng vùng gan, tổn thương gan, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Ấu trùng sán lá gan lớn có thể di chuyển ra ngoài gan, sán non có thể cư trú ở khớp, não, đại tràng, dưới da... làm cho việc xét nghiệm phức tạp, khó chẩn đoán.
Người nhiễm phải loại sán này thường xanh xao, suy dinh dưỡng, uể oải. Mặt khác, nếu ấu trùng sán di chuyển lên não và đóng kén ở thành não sẽ gây bệnh kén sán não. Bệnh khiến bạn có các biểu hiện thường gặp là nhức đầu, buồn nôn hoặc nôn, cơn co giật (động kinh), liệt nửa người hoặc tê bì rối loạn cảm giác… thậm chí là tử vong.
Biện pháp phòng tránh: Hạn chế và thận trọng khi sử dụng những thực phẩm tươi sống như: bò tái, nướng chưa chín kỹ...Nên ăn thực phẩm đã nấu chín để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Nếu cần phải ăn những món tái sống phải ngâm thức ăn vào dấm đậm đặc từ 5 tiếng trở lên. Lựa chọn các nơi ăn vệ sinh, đảm bảo trong khâu chế biến thực phẩm.
Tin có đỉa trong sữa khiến nhiều nhà sản xuất sữa bị ảnh hưởng phải lên tiếng cải chính. Trên các diễn đàn và mạng xã hội rộ thông tin thương lái Trung Quốc sang Việt Nam thu mua đỉa với giá 10.000 đồng một con, rồi cán nhỏ cho vào thực phẩm và thức ăn cho người.
Ngày 24/9, Hiệp hội Sữa Việt Nam ra thông cáo khẳng định những thông tin này là tin đồn thất thiệt. Theo đó, đỉa không thể nào sống trong môi trường ngọt, đậm đặc và được đóng kín như sữa. Kết quả xét nghiệm sản phẩm nghi là có đĩa cũng không tìm thấy ký sinh trùng, côn trùng hay đỉa. Tin đồn có đỉa trong sữa sau đó lan sang những thực phẩm khác như snack, mì gói... Các nhà sản xuất cũng lên tiếng bác bỏ.
4. Amip ăn não:
2 trường hợp tử vong do amip ăn não khiến nhiều người lo sợ bởi loại virus sống trong nước sông hồ này ít gây bệnh cho người. Bệnh nhân đầu tiên là thanh niên 25 tuổi ở Phú Yên, trú tại TP HCM, tử vong chỉ sau một ngày nhập viện. Lên cơn sốt, nhức đầu, tự mua thuốc uống nhưng không khỏi, anh vào viện, vẫn sốt cao, suy hô hấp, hôn mê sâu rồi ngưng tim đột ngột.
Trước đó, bệnh nhân có tiếp xúc với nước sông hồ, môi trường được cho là tồn tại amip ăn não. Trường hợp thứ hai dương tính với Naegleria fowleri là bệnh nhi 6 tuổi ngụ tại Bình Tân. Bệnh nhân được đưa đến bệnh viện trong tình trạng có khối ápxe não, qua đời ngay sau nhập viện.
Xác định amip ăn não tồn tại trong nước sông hồ, có thể xâm nhập vào não theo đường mũi, Bộ Y tế khuyến cáo người dân không nên tắm, bơi ở những nơi có nguy cơ cao, nếu phải xuống nước nên hạn chế tối đa nước vào mũi, dùng kẹp mũi nếu có thể. Sau khi tắm, bơi nên vệ sinh mũi sạch sẽ, sử dụng dung dịch sát khuẩn đường mũi, họng để xịt, rửa mũi. Khi phát hiện đau đầu, sốt, buồn nôn, nôn cần đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Theo Tiến sĩ Trương Xuân Lam, Trưởng phòng côn trùng học thực nghiệm, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật cho biết, "kiến ba khoang" là cách gọi thông dụng của người dân vì nó có hình dạng giống loài kiến (kiến thuộc bộ cánh màng). Kiến ba khoang có tên khoa học là Paederus fuscipes Curtis, thuộc họ Staphilinidae (cánh cụt), bộ Colleoptera (cánh cứng).
Khi tiếp xúc với da người, kiến ba khoang tự tiết ra chất độc để phòng vệ. Chất độc thấm vào da người sẽ gây ra bỏng rộp, tiếp xúc ở mắt gây bỏng mắt hoặc mù tạm thời. Ngoài ra trên kiến ba khoang còn có một số vi khuẩn cộng sinh sống và tiết ra chất gây kích ứng da khi tiếp xúc.
Để hạn chế kiến ba khoang vào nhà, các chuyên gia khuyên, buổi tối các gia đình cần đóng kín cửa, sử dụng đèn có ánh sáng vàng thay cho ánh sáng trắng/xanh. Khi bị kiến ba khoang bò lên người, không nên đập chết hoặc chà xát để tránh tình trạng nọc độc lan rộng trên da.
Gần đây, tại Việt Nam đã xuất hiện hai trường hợp suy thận do nhiễm virus Hanta từ chuột cống khiến nhiều người hoang mang, lo lắng. Thực tế, loại virus truyền từ loài gặm nhấm này đã xuất hiện từ lâu và đang “hoành hành” ở nhiều nước.
Theo các chuyên gia dự phòng, virus Hanta lây từ chuột có thể gây hội chứng sốt xuất huyết kèm suy thận với các triệu chứng chính như sốt cao đột ngột, buồn nôn, đau bụng, giảm huyết áp, có dấu hiệu nổi ban trên da, phù mặt, bí tiểu và sau đó là đa niệu.
Ngoài ra, virus còn gây sốt xuất huyết hội chứng phổi với các triệu chứng chính như sốt, ớn lạnh, nhức đầu, rối loạn đường tiêu hóa, suy hô hấp đột ngột và hạ huyết áp. Bệnh không lây từ người sang người. Một số ít trường hợp nặng có thể tử vong.
Hiện chưa có phương pháp điều trị cụ thể đối với những trường hợp nhiễm virus Hanta. Theo các quan chức y tế, đây là căn bệnh hiếm gặp và khó chẩn đoán. Vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo mọi người nên tránh xa những loài gặm nhấm mang mầm bệnh, đặc biệt là những con chuột cống lông ướt và run rẩy, vì đa số chúng mang trong mình virus chết người.
Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
Hiện nay, Nhật Bản đang bùng phát dịch cúm mùa (chủ yếu là cúm A, nhưng cúm B vẫn có nguy cơ lan rộng). Theo thống kê từ 2/9/2024 - 26/1/2025, đã ghi nhận 9,5 triệu ca mắc cúm mùa. Trước tình hình này, mọi người cần nâng cao cảnh giác, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mạn tính.
Lễ kết nạp đảng viên mới Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh
Chiều ngày 06/02/2025, Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh (PCBTN-KSTCT-XNVS) đã long trọng tổ chức lễ kết nạp đảng viên mới cho quần chúng ưu tú Nguyễn Minh Phương.
Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản
Bộ Y tế sẽ tiếp tục theo dõi, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh trong nước và trên thế giới để triển khai các biện pháp phù hợp, kịp thời, nhất là trong thời điểm hiện tại với thời tiết thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp lây lan...
Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
Thực hiện Công điện số 07/CĐ-TTg ngày 26/01/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài; công văn số 557/BYT-MT ngày 03/02/2025 về việc tăng cường hướng dẫn các biện pháp bảo vệ sức khỏe người dân trước ảnh hưởng của rét đậm, rét hại; văn bản số 265/UBND-KTTC ngày 28/01/2025 của Ủy ban Nhân dân tỉnh về việc chủ động biện pháp phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài trên địa bàn tỉnh.
CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)
Một mùa Xuân mới đang về, mang theo niềm hân hoan, sức sống mới trên khắp mọi miền của Tổ quốc. Mùa xuân này càng trở nên ý nghĩa hơn khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2025) như một mốc son chói lọi để cả nước bước vào một chặng đường phát triển mới, hướng tới một tương lai rạng ngời.
Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư số 05/2025/TT-BYT ngày 17 tháng 01 năm 2025 quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập. Thông tư này quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập.
Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang đến gần, các mặt hàng thực phẩm phục vụ Tết đã và đang được mua bán nhộn nhịp. Đây cũng là thời điểm nhiều thực phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, thực phẩm giả trà trộn vào thị trường. Chính vì vậy, bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết là vấn đề rất được quan tâm.
Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
Thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, người dân thường tổ chức các buổi hội họp ăn uống, liên hoan, tất niên, gặp mặt đầu xuân, tham gia các lễ hội, do vậy nhu cầu sử dụng rượu bia trong những ngày này gia tăng, số trường hợp phải nhập viện do say rượu, ngộ độc rượu vì thế cũng cao hơn so với các dịp khác trong năm.
Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh xây dựng Kế hoạch triển khai công tác y tế phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 diễn ra từ ngày 25/01/2025 đến hết ngày 02/02/2025, cụ thể như sau:
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC QUẢNG NINH: KHUYẾN CÁO CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI
- CÚM MÙA VÀ NGUY CƠ CHUYỂN NẶNG Ở NGƯỜI LỚN TUỔI, NGƯỜI CÓ BỆNH LÝ NỀN
- Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
- Lễ kết nạp đảng viên mới Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh
- Ghi nhận gần 290.000 ca mắc cúm mùa trong năm qua, Bộ Y tế nêu các khuyến cáo phòng chống cúm
- Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản