Những loại quả giúp trắng da
Hiện nay, đa số chị em phụ nữ đang gặp phải tình trạng chung là làn da càng ngày càng bị xỉn màu mà nguyên nhân chủ yếu là do ánh nắng mặt trời, sự ô nhiễm môi trường và việc sử dụng nhiều sản phẩm chăm sóc da có chứa hóa chất gây ra. Việc sử dụng trái cây trong chăm sóc da không chỉ tiết kiệm thời gian, tiền bạc mà còn mang đến những kết quả khiến bạn bất ngờ.
Lycopene trong cà chua chống oxy hóa
Cà chua là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, nhất là hàm lượng vitamin A trong cà chua rất cao. Trung bình 100g cà chua chín tươi sẽ đáp ứng được 13% nhu cầu hàng ngày về vitamin A, vitamin B6, vitamin C. Ngoài các vitamin B1, B2, cà chua còn rất giàu các chất vi lượng như canxi, sắt, kali, phosphor, magie, nickel, cobalt, iod, các axid hữu cơ dưới dạng muối citrate, malat… Đặc biệt Lycopene tạo nên sắc tố đỏ và là hợp chất được biết đến rộng rãi trong cà chua.
Mặc dù dưa hấu, ổi xá lị, bưởi đỏ và đu đủ cũng có chứa Lycopene, nhưng với hàm lượng rất nhỏ; do đó, khi nhắc đến Lycopene, người ta nghĩ tới cà chua và ngược lại.
Từ nhiều cuộc thử nghiệm, các nhà nghiên cứu thấy rằng đây là loại thực phẩm có khả năng chống nắng hiệu quả. Cà chua giàu các thành phần chống oxy hóa. Lycopene giúp cải thiện làn da bị sạm đen do ảnh hưởng của nắng lên đến 40%. Bạn nên ăn cà chua nấu chín tốt hơn ăn cà chua sống. Nếu da quá sạm và tối màu, bạn hãy chăm chỉ đắp mặt nạ cà chua. Cà chua cũng giàu vitamin C, ép cà chua lấy nước, pha một chút mật ong và thoa lên mặt, để hơn 10 phút rồi rửa sạch, tuân thủ mỗi ngày, bạn sẽ phát hiện ra đó là một mỹ phẩm tuyệt vời cho làn da.
Vitamin C trong chanh – “thần dược” cho da
Trong các loại trái cây giúp làm trắng thì chanh được xếp hàng đầu. Chanh được dùng làm nguyên liệu mỹ phẩm và nhiều sản phẩm chăm sóc da thông dụng giàu vitamin C và canxi. Công dụng làm trắng của chanh có thể được dung nạp bằng cả đường uống và sử dụng bên ngoài.
Ngoài ra, chanh chứa rất nhiều các thành phần axit, có thể làm mềm lớp biểu bì, loại bỏ da chết và thúc đẩy quá trình trao đổi chất của da. Lấy một muỗng cà phê nước chanh trộn 1 thìa sữa chua và 1 thìa mật ong, thoa nhẹ nhàng ở các vùng da chai sần như đầu gối, khuỷu tay và gót chân khoảng 10 phút, sau đó rửa sạch với nước ấm. Duy trì được thói quen này bạn sẽ có được làn da mềm và sáng bong.
Kiwi loại bỏ hắc tố giúp trắng da
Các nhà khoa học đã nghiên cứu, trái kiwi có chứa lượng vitamin C cao hơn rất nhiều so với các loại trái cây khác. Kiwi chứa một lượng lớn chất axit có thể ức chế các sắc tố keratinocyte và loại bỏ rất hiệu quả các điểm sắc tố trên da. Kiwi còn có một tác động rất đáng kể trong việc tái tạo và cải thiện tế bào da khô, da dầu.
Vì vậy, khi bạn ăn kiwi, vô tình chúng lại đóng vai trò rất quan trọng trong việc làm trắng da. Hơn nữa, kiwi được xem là loại mỹ phẩm làm đẹp rất hiệu quả. Rửa sạch mặt, cắt đôi quả kiwi và chà xát lên mặt nhẹ nhàng, các tinh chất của quả kiwi sẽ thấm đều qua da và giúp cho lỗ chân long hoạt động được tốt hơn, điều đó sẽ giảm được tình trạng lỗ chân lông bị to.
Đu đủ kích thích sự tái tạo làm da tươi trẻ
Đu đủ có chứa một loại enzyme đặc biệt có khả năng kích thích sự tái tạo da, làm da mịn màng và tươi trẻ. Một quả đu đủ chứa hầu hết các vitamin có lợi cho da như vitamin A, E và C. Ăn đu đủ mỗi ngày giúp da bạn căng mịn và trắng hồng thấy rõ. Ngoài ra, bạn cũng có thể làm mặt nạ đu đủ bằng cách trộn 1 thìa cà phê sữa tươi với 2 thìa thịt quả đu đủ rồi đắp lên da khoảng 15 phút, sau đó rửa sạch bằng nước ấm.
Bưởi – “kho tàng” vitamin C
Trong 100g bưởi có chứa khoảng 123mg vitamin C. Nó được biết đến như là một kho tàng của vitamin C có hiệu quả cho làn da dầu, mệt mỏi và tất nhiên cho cả vẻ đẹp. Vỏ bưởi nhiều tinh dầu, dân gian xưa cũng sử dụng rất nhiều để làm nước tắm, gội đầu hay thuốc sắc… Ngoài ra, có thể phát huy tác dụng làm đẹp của bưởi bằng cách uống, chẳng hạn như nước ép bưởi mật ong.
Các chuyên gia làm đẹp tin rằng: uống nước ép bưởi mật ong trong ba tháng sẽ giúp bạn thay đổi đáng kể tình trạng da. Bạn sẽ thấy công dụng làm trắng của nó hiệu quả hơn hẳn so với sử dụng mỹ phẩm với mục đích tương tự. Mỹ phẩm chỉ có thể làm cho da tạm thời mất dần sắc tố, hiệu quả tương đối hạn chế. Trong khi bưởi lại có thể cắt đứt gốc rễ melanin, làm trắng lâu dài và bền vững hơn.
Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư số 05/2025/TT-BYT ngày 17 tháng 01 năm 2025 quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập. Thông tư này quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập.
Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh xây dựng Kế hoạch triển khai công tác y tế phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 diễn ra từ ngày 25/01/2025 đến hết ngày 02/02/2025, cụ thể như sau:
DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
Hằng năm, trên thế giới tỉ lệ trẻ sinh ra bị nhiễm hoặc có nguy cơ lây nhiễm HIV, viêm gan B, giang mai từ mẹ khá cao. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, khu vực Tây Thái Bình Dương mỗi năm có khoảng 180.000 trẻ bị nhiễm viêm gan vi rút B, 13.000 trẻ bị nhiễm giang mai và 1.400 trẻ bị nhiễm HIV.
Phòng ngừa những bệnh thường gặp trong mùa đông xuân
Thời tiết đông xuân lạnh ẩm không chỉ tạo điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn phát triển mà còn làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp và tiêu hóa; thời điểm này thường diễn ra nhiều lễ hội, mọi người gia tăng tiếp xúc gần nên có nguy cơ bùng phát dịch bệnh càng cao. Mọi người cần trang bị một số kiến thức cơ bản về dịch bệnh mùa đông xuân như:
Hội nghị Tổng kết công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2024, định hướng hoạt động năm 2025
Chiều ngày 30/12/2024, Sở Y tế Quảng Ninh tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống HIV/AIDS tỉnh năm 2024 và triển khai nhiệm vụ 2025.
Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?
Bệnh sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi, có khả năng bùng phát thành dịch lớn do khả năng lây lan mạnh qua đường hô hấp.
Bộ Y tế khuyến cáo về bệnh sởi: Tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh
Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, dễ lây lan qua đường hô hấp qua các giọt bắn của người mắc bệnh hoặc có thể qua tiếp xúc trực tiếp, qua bàn tay bị nhiễm dịch tiết của người bệnh.
Phường Hà Phong: Truyền thông, phổ biến kiến thức về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Ngày 05/10/2024, Trạm Y tế phường Hà Phong, thành phố Hạ Long phối hợp với các tổ chức hội, đoàn thể tổ chức truyền thông, hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ, kỹ năng phòng bệnh ở người cao tuổi tại các khu phố trên địa bàn.
Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV
Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm với HIV (viết tắt là PEP) là dùng thuốc kháng HIV (thuốc ARV) cho những người bị phơi nhiễm với HIV. Việc điều trị sau phơi nhiễm cần được thực hiện càng sớm cáng tốt tốt nhất trong vòng 24 giờ và không muộn hơn 72 giờ sau phơi nhiễm. Phơi nhiễm có thể xảy ra trong môi trường nghề nghiệp và ngoài môi trường nghề nghiệp.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
- DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
- 8 cách phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh