Những loại thực phẩm "chết người"
1. Những thực phẩm gây dị ứng
Theo Quỹ Hen và Dị ứng Mỹ thì ở Mỹ mỗi năm có hơn 200 người chết do các biến chứng liên quan đến dị ứng thức ăn. Dị ứng thức ăn có thể gây chết người do nó gây ra một phản ứng có tên là sốc phản vệ, với các triệu chứng sưng nề lưỡi và họng, tụt huyết áp, khó thở, buồn nôn, nôn và/hoặc đau bụng.
Các dị nguyên (chất gây dị ứng) thường gặp trong lạc, sữa, trứng, hải sản, đậu nành và lúa mì.
2. Những thực phẩm “cực đoan”
Đặc điểm của những loại thực phẩm này là có hàm lượng rất cao chất béo và các chất không tốt cho sức khoẻ. Ví dụ đồ ăn nhanh được phục vụ với suất lớn hoặc pha trộn nhiều loại thực phẩm khác nhau có thể làm tăng lượng cholesterol và gây ra những nguy cơ khác cho sức khỏe.
Cho dù ảnh hưởng có thể không xuất hiện ngay nhưng tác động của nó có thể xuất hiện sau đó, thậm chí là sau vài năm.
3. Những thực phẩm gây ngộ độc
Mỗi năm tại Hoa Kỳ có khoảng 150 người bị chết do ăn phải nấm độc mọc trong rừng. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên vì theo Phó giáo sư Anne Pringle thuộc Đại học Harvard thì mới chỉ có 95% các loại nấm trên thế giới được định danh. Do đó bạn phải cảnh giác tránh xa những thực phẩm có thể đưa chất độc vào cơ thể, như hạt táo, chứa các hợp chất cyanid, khoai tây có vỏ xanh chứa độc tố solanin.
4. Những thực phẩm bị ô nhiễm
Để tránh bị bệnh qua đường ăn uống, bạn phải nắm được những thông tin cần thiết về cách bảo quản và chế biến thực phẩm. Salmonella và E. coli là những loại vi khuẩn thường nhiễm vào thức ăn.
Theo Trung tâm Phòng chống Bệnh Mỹ thì những vi khuẩn này gây ra 9.000 ca tử vong ở Mỹ mỗi năm. Salmonella là vi khuẩn cư trú ở gia cầm, bò sát và động vật có vú gây sốt, tiêu chảy và những ca bệnh nặng, trong khi nhiễm E. coli có thể đe doạ tính mạng.
Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang đến gần, các mặt hàng thực phẩm phục vụ Tết đã và đang được mua bán nhộn nhịp. Đây cũng là thời điểm nhiều thực phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, thực phẩm giả trà trộn vào thị trường. Chính vì vậy, bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết là vấn đề rất được quan tâm.
Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
Thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, người dân thường tổ chức các buổi hội họp ăn uống, liên hoan, tất niên, gặp mặt đầu xuân, tham gia các lễ hội, do vậy nhu cầu sử dụng rượu bia trong những ngày này gia tăng, số trường hợp phải nhập viện do say rượu, ngộ độc rượu vì thế cũng cao hơn so với các dịp khác trong năm.
Bổ sung kẽm cho người cao tuổi
Kẽm là một nguyên tố vi lượng quan trọng, là thành phần không thể thiếu trong cơ thể, có vai trò lớn với sức khỏe của người cao tuổi. Bổ sung kẽm cho người lớn là điều cần thiết.
Rửa rau bằng nước muối có giúp loại bỏ hoá chất, diệt giun sán?
Nhiều bà nội trợ có thói quen ngâm rau trong nước muối để loại bỏ hoá chất, vi khuẩn, các loại giun sán trong rau.
8 thực phẩm giàu men vi sinh có thể giúp giải quyết các vấn đề về dạ dày
Ngày nay, ngày càng có nhiều người gặp phải các vấn đề về dạ dày. Để giải quyết chúng, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tầm quan trọng của hệ vi sinh đối với sức khỏe đường ruột.
Nắng nóng, làm sao chọn được thịt lợn an toàn?
Thời tiết nắng nóng thực phẩm dễ ôi thiu hơn trong khi đó nhiều gian thương cố tình bán thịt không đảm bảo an toàn thực phẩm, "hô biến" các loại thịt chất lượng kém đưa ra bán.
Tác hại của cà pháo ít người biết
Cà pháo là món ăn khoái khẩu được nhiều người yêu thích nhưng những tác hại của nó cũng khiến người mê món này phải giật mình.
Nguyên tắc chế biến, bảo quản thực phẩm ngừa ngộ độc
Chế biến, bảo quản đồ ăn sai cách có thể làm lây lan vi khuẩn gây hại, tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
6 loại thực phẩm ăn không hết cũng tuyệt đối không để qua đêm
Một số thực phẩm để qua đêm rất dễ gây ngộ độc đường tiêu hóa, thậm chí gây tổn thương nhất định cho gan và thận, gây nguy hiểm lớn cho sức khỏe.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
- Lễ kết nạp đảng viên mới Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh
- Ghi nhận gần 290.000 ca mắc cúm mùa trong năm qua, Bộ Y tế nêu các khuyến cáo phòng chống cúm
- Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản
- Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)