Những loại ung thư liên quan đến viêm khớp
Viêm khớp có thể dẫn đến một số loại ung thư. Ảnh: Shutterstock |
Ung thư phổi
Mối liên quan giữa VKMT và ung thư phổi có thể do tác động của việc hút thuốc, vốn làm tăng rủi ro bị VKMT ngay từ đầu. Tuy nhiên, ngay cả người không hút thuốc bị VKMT cũng có nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi vì ảnh hưởng của chứng viêm hoặc sẹo trên phổi do VKMT gây ra.
Bệnh nhân VKMT bị ung thư phổi nên tránh dùng thuốc methotrexate hoặc leflunomide do những loại thuốc này có thể làm cho tổn thương phổi trầm trọng hơn.
Ung thư da
Nghiên cứu cho thấy ung thư da hắc tố, loại ung thư da nguy hiểm nhất, thường xuất hiện ở người dùng các loại thuốc ức chế protein hoại tử khối u (TNF
inhibitor), có thể do chúng kiềm hãm hệ miễn dịch. Một cuộc nghiên cứu ở Mỹ cho thấy bệnh nhân VKMT dùng TNF
inhibitor có nguy cơ bị ung thư da hắc tố cao hơn gấp 2 lần so với bệnh nhân VKMT không dùng loại thuốc trên.
Người bị VKMT cũng có nguy cơ bị các loại ung thư da không phải u hắc tố (tức có thể chữa trị được). Một cuộc nghiên cứu được công bố đầu năm nay cho thấy người uống TNF factor có nguy cơ bị ung thư da không u hắc tố tăng 45%.
Đau tủy
Một dạng ung thư hiếm gặp, tác động các tế bào bạch cầu gọi là tế bào plasma. Người bị VKMT có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn 17%, theo một cuộc nghiên cứu ở Mỹ năm 2008. Các chuyên gia cho biết người bị VKMT trong một thời gian dài có thể sản sinh quá mức các protein liên quan đến kháng thể trong máu, một triệu chứng gọi là tăng globulin huyết. Tình trạng này đôi khi phát triển thành bệnh đa u tủy.
Trái lại, một số nghiên cứu quốc tế cho thấy bệnh đa u tủy có thể dẫn đến VKMT.
Bệnh bạch cầu
Một cuộc nghiên cứu trên 12.000 đàn ông và 35.000 phụ nữ ở Phần Lan cho thấy nguy cơ mắc bệnh bạch cầu ở đàn ông bị VKMT cao hơn so với những người không bị bệnh này, nhưng ở phụ nữ bị VKMT, mức gia tăng nguy cơ nói trên không đáng kể.
Theo các chuyên gia, mối liên hệ giữa bệnh bạch cầu và VKMT là khá hiếm và là một biến chứng liên quan đến các liệu pháp ức chế miễn dịch dùng để chữa VKMT. Methotrexate cũng có liên quan đến sự gia tăng nguy cơ mắc bệnh bạch cầu.
Tấm gương người cán bộ y tế dự phòng tận tâm: Ths. Nguyễn Thị Bích Hường, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025), chúng ta cùng nhìn lại hành trình cống hiến không mệt mỏi của những người thầy thuốc đã và đang ngày đêm bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Trong số đó, Ths. YTCC Nguyễn Thị Bích Hường - Trưởng khoa Ký sinh trùng - Côn trùng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh, là một tấm gương sáng về sự tận tâm, trách nhiệm và lòng yêu nghề.
Cảnh báo: Bệnh dại có thể ủ bệnh đến … 2 năm
Ngày 16/2/2025, Trung tâm Y tế huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai xác nhận một trường lên cơn dại và tử vong sau khi bị chó cắn từ…2 năm trước. Thông tin này khiến không ít người dân hoang mang vì khoảng thời gian từ khi bị chó cắn đến khi phát bệnh dài tới 2 năm. Tuy nhiên, về mặt y khoa cũng như thực tiễn, điều này hoàn toàn có thể xảy ra.
5 sai lầm khi sử dụng thuốc điều trị cúm A
Những ngày này, ‘cúm A’ là một từ khóa về sức khỏe mà ai cũng quan tâm. Đối phó với bệnh cúm như thế nào? Làm sao để mỗi người mắc bệnh biết cách sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, tránh những sai lầm khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn?
Bộ Y tế: Tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm, sởi và các bệnh lây qua đường hô hấp
PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế đã ký ban hành văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường phòng, chống bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
Giám sát triển khai tiêm vắc xin phòng Sởi tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong
Ngày 7/2/2025, tại TP.Hạ Long, Đoàn công tác của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh do đồng chí Nguyễn Thị Dung, Phó Giám đốc Trung tâm làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra, giám sát hoạt động tiêm chủng vắc xin phòng sởi cho các trường hợp đủ điều kiện tiêm chủng tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong.
CDC QUẢNG NINH: KHUYẾN CÁO CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI
Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính (nhóm B) do vi rút sởi gây nên. Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng chưa có miễn dịch với bệnh và thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ chưa được tiêm chủng đầy đủ.
Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
Hiện nay, Nhật Bản đang bùng phát dịch cúm mùa (chủ yếu là cúm A, nhưng cúm B vẫn có nguy cơ lan rộng). Theo thống kê từ 2/9/2024 - 26/1/2025, đã ghi nhận 9,5 triệu ca mắc cúm mùa. Trước tình hình này, mọi người cần nâng cao cảnh giác, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mạn tính.
CÚM MÙA VÀ NGUY CƠ CHUYỂN NẶNG Ở NGƯỜI LỚN TUỔI, NGƯỜI CÓ BỆNH LÝ NỀN
Cúm mùa là bệnh lý cấp tính do nhiễm vi rút cúm tuýp A hoặc B, C gây ra. Bệnh dễ lây lan từ người sang người và gây ra các triệu chứng như sốt đột ngột, ho, nhức đầu, đau cơ và khớp, đau họng và chảy nước mũi… Hầu hết các trường hợp mắc cúm mùa có thể hồi phục sau khoảng 1 tuần mà không gặp phải biến chứng nghiêm trọng, nhưng đối với người cao tuổi, đặc biệt là những người có bệnh lý nền, bệnh cúm có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong.
Ghi nhận gần 290.000 ca mắc cúm mùa trong năm qua, Bộ Y tế nêu các khuyến cáo phòng chống cúm
Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế trong năm 2024 ghi nhận 289.876 trường hợp mắc cúm mùa, 8 ca tử vong; số mắc giảm 17,9% so với năm 2023 (353.108 ca), số tử vong tăng 5 trường hợp. Chuyên gia khuyến cáo, những người có bệnh nền, cao tuổi, người có hệ miễn dịch suy giảm cần đặc biệt cẩn trọng khi nhiễm cúm.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Cảnh báo: Bệnh dại có thể ủ bệnh đến … 2 năm
- Tấm gương người cán bộ y tế dự phòng tận tâm: Ths. Nguyễn Thị Bích Hường, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
- ẤN TƯỢNG CDC QUẢNG NINH TẠI HỘI DIỄN NGHỆ THUẬT QUẦN CHÚNG NGÀNH Y TẾ NĂM 2025
- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật giành Giải Ba toàn đoàn tại Hội diễn Nghệ thuật quần chúng Ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025
- Ngành Y tế Quảng Ninh tập trung nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, hướng tới sự hài lòng của người bệnh
- Ngành Y tế Quảng Ninh tổ chức nhiều hoạt động chào mừng 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 - 27/02/2025)