Những loại vắc xin cần tiêm trước khi mang thai
Xin nghỉ dạy buổi sáng, chị Thủy, 30 tuổi - cô giáo mầm non dạy một trường ở Thái Hà, Hà Nội - đến phòng tiêm chủng Nguyễn Chí Thanh khá sớm, tiêm 2 loại văcxin là cúm và mũi 3 trong 1 (gồm sởi, quai bị, rubella) mất 380.000 đồng.
Thủy chia sẻ sắp lấy chồng. Vì tuổi đã cao nên chị xác định sau khi kết hôn sẽ mang thai luôn nếu có thể. Tuy vậy do không biết phụ nữ nên tiêm phòng trước khi mang thai nên có vẻ kế hoạch mang thai của chị bị chậm. "Bác sĩ dặn sau khi tiêm phòng phải kiêng từ 3 đến 6 tháng mới được mang thai. Nếu vậy không biết năm sau có con được không nữa", chị nói.
Tỏ ra khá tiếc nuối, Thủy giải thích do tính chất công việc và điều kiện sống nên chị không mấy khi tiếp cận với internet. Chỉ khi định ngày cưới, chị mới vào các diễn đàn thì biết các chị em khuyên nhau nên đi tiêm phòng trước khi lấy chồng (cụ thể hơn là trước khi xác định có con) để giảm các rủi ro có thể xảy đến với thai nhi.
"Mình hỏi hết các chị đồng nghiệp mà chẳng thấy ai nói phải làm việc này. Ngay cả mẹ mình cũng không biết mà khuyên con. Cơ thể mình vốn yếu lại hay bị cảm cúm nên tiêm cho an toàn hơn", Thủy nói.
Lấy chồng từ đầu năm 2011, Quỳnh Anh (25 tuổi, Hoàng Hóa Thám, Hà Nội) dự định sẽ sinh một đứa con tuổi rồng. Tuy nhiên sau vài tháng chưa có thai, lại bị cúm nặng, vợ chồng cô đành từ bỏ luôn kế hoạch sinh con năm 2012 để tiêm.
Quỳnh Anh chia sẻ, ông xã hơn cô 11 tuổi nên kết hôn đồng nghĩa với việc cô sẽ sinh con luôn. Thế nhưng trước đó không biết có việc tiêm phòng trước sinh nên cô chưa làm việc này. Sau lần bị cúm, rồi lo sợ có rủi ro cho thai nhi, nên dù "chậm còn hơn không" vợ chồng cô quyết định tiêm đủ các loại văcxin và lùi kế hoạch sinh con sang năm tới.
Tiêm phòng trước khi mang thai bảo đảm an toàn hơn cho cả mẹ và thai nhi
nhưng nhiều người còn chưa biết tầm quan trọng của việc này (Ảnh: Phan Dương).
Cũng như vậy, chị Thu Hiền (nhân viên một ngân hàng) cũng đi tiêm phòng rubella trước khi mang thai lần 2. Bà mẹ một con cho biết lần đầu chị không biết để tiêm nhưng sang lần mang thai thứ hai, đặc biệt là sau dịch rubella khiến rất nhiều thai phụ phải bỏ con nên chị thấy việc đi tiêm là rất cần thiết.
Trên các diễn đàn dành cho các chị em thì chủ để tiêm phòng trước mang thai được các chị em bàn luận khá sôi nổi. Hầu hết các thành viên đều nhận thấy tầm quan trọng của việc này. Một thành viên cho biết: "Thiết nghĩ việc tiêm phòng trước khi mang thai nên là việc làm bắt buộc với chị em chuẩn bị lấy chồng, cũng giống như việc nam, nữ ở nước ngoài phải có chứng nhận đủ sức khỏe trước khi kết hôn".
Theo ông Nguyễn Nhật Cảm - phó giám đốc Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội, có hai loại hình tiêm chủng với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ từ 15 đến 49 tuổi.
Loại hình thứ nhất là tiêm chủng miễn phí phòng uốn ván sơ sinh dành cho hai đối tượng là phụ nữ mang thai và phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ trong vùng có nguy cơ mắc uốn ván cao. Loại hình tiêm chủng này phủ sóng khắp địa bàn Hà Nội, nhiều năm liền đạt tỷ lệ trên 95%.
Loại hình thứ hai là tiêm dịch vụ dành cho những người có nhu cầu. Thông thường phụ nữ trước khi mang thai nên đi tiêm phòng cúm, sởi, quai bị, rubella, thủy đậu, viên gan A, B, viêm phổi do phế cầu, viêm màng não...
"Tiêm phòng trước khi mang thai là rất cần thiết để an toàn cho cả mẹ và con. Tùy vào điều kiện của từng người có thể tiêm nhiều hay ít các loại văcxin. Thời gian gần đây, đặc biệt là sau dịch rubella, tỷ lệ phụ nữ đi tiêm phòng trước sinh đang tăng lên", ông Nguyễn Nhật Cảm cho biết.
Tuy nhiên, ông Cảm cũng nhận thấy một thực tế là chỉ những phụ nữ ở thành phố, có kinh tế, tiếp cận nhiều với internet mới biết sự cần thiết của tiêm phòng trước khi mang thai. "Có lẽ do công tác tuyên truyền chưa tốt nên số lượng chị em phụ nữ tiêm phòng trước mang thai bị giới hạn trong nhóm có trình độ, ở thành thị. Chị em phụ nữ cần biết nếu không tiêm phòng sẽ có các rủi ro có thể xảy đến với thai nhi, đơn cử như không tiêm rubella thì trong những tháng đầu (đặc biệt là 4 tuần đầu) tỷ lệ bị dị tật bẩm sinh lên đến hơn 50%", ông Cảm cho biết thêm.
Hiện nay, ở Hà Nội có rất nhiều nhiều điểm tiêm phòng văcxin. Chị em có thể đến các cơ sở y tế của thành phố, quận/huyện, các trung tâm tiêm chủng quốc tế... Tại đây, các cán bộ y tế sẽ khuyên chị em nên tiêm văcxin cúm, mũi 3 trong 1, thủy đậu. Trong đó, văcxin cúm tiêm mỗi năm một lần, có thể giảm được ít nhất 70% nguy cơ bị mắc cúm trong thời gian mang thai. Mũi 3 trong 1 chỉ cần tiêm một lần cho cả đời. Còn với người nếu chắc chắn đã bị thủy đậu thì không cần tiêm văcxin này nữa.
Những điều cần biết về virus gây viêm phổi ở người HMPV đang lây lan tại Trung Quốc
Trung Quốc đang chứng kiến số ca nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm các trường hợp nhiễm virus metapneumovirus giống cúm ở người (HMPV), gia tăng mạnh mẽ. Các ca nhiễm chú yếu sống tại các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là ở trẻ em dưới 14 tuổi.
Bộ Y tế thông tin virus gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc
Hiện tại, tổ chức WHO chưa có thông tin chính thức về tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc, đồng thời chưa xác minh được độ tin cậy và tính chính thống của thông tin trên các kênh truyền thông báo chí và mạng xã hội về virus gây dịch bệnh này.
Hội nghị Tổng kết công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2024, định hướng hoạt động năm 2025
Chiều ngày 30/12/2024, Sở Y tế Quảng Ninh tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống HIV/AIDS tỉnh năm 2024 và triển khai nhiệm vụ 2025.
Hưởng ứng Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (27/12) năm 2024
Ngày 07/12/2020, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ) đã thông qua Nghị quyết A/RES/75/27 lấy ngày 27/12 hằng năm là Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (International Day of Epidemic Preparedness). Đây là nghị quyết đầu tiên của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc trong lĩnh vực này và là nghị quyết do Việt Nam cùng 05 quốc gia đồng đề xuất.
Tổ chức thành công diễn tập phòng chống bệnh Dại tại huyện Bình Liêu
Ngày 19/12/2024, Sở Y tế Quảng Ninh phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh tổ chức chương trình diễn tập Phối hợp liên ngành trong điều tra, xử lí ổ dịch dại trên người và động vật tại huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh.
Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?
Bệnh sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi, có khả năng bùng phát thành dịch lớn do khả năng lây lan mạnh qua đường hô hấp.
Bộ Y tế khuyến cáo về bệnh sởi: Tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh
Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, dễ lây lan qua đường hô hấp qua các giọt bắn của người mắc bệnh hoặc có thể qua tiếp xúc trực tiếp, qua bàn tay bị nhiễm dịch tiết của người bệnh.
Tăng cường công tác phòng, chống dịch sởi trên địa bàn tỉnh
Theo số liệu báo cáo của Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 14.287 trường hợp mắc sốt phát ban nghi sởi trong đó 04 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi, so với cùng kỳ năm 2023 số mắc cao hơn 42 lần. Tại Quảng Ninh từ đầu năm đến nay ghi nhận 04 trường hợp mắc sởi trong đó tại Đầm Hà (02 ca), Hải Hà (01 ca), Hạ Long (01 ca).
Bệnh liên cầu lợn
Bệnh liên cầu lợn thuộc nhóm B trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Bệnh do Streptococcus suis (S.suis) gây nên, bệnh xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới và gây tổn thất lớn về kinh tế. Người bệnh thường có triệu chứng lâm sàng nặng, phải điều trị trong thời gian dài, chi phí điều trị lớn và thường để lại biến chứng không phục hồi sau khi khỏi bệnh. Tỷ lệ tử vong có thể đạt đến 7%.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
- DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
- 8 cách phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh