3/5/2012 | 7:50:22 PM

Những người cần lưu ý sức khỏe khi nắng nóng

Mất nước, kiệt sức vì nắng nóng… là những triệu chứng thường gặp trong ngày hè nóng nực và tập trung chủ yếu ở 4 nhóm dân số. Vậy làm thế nào để ngăn ngừa những nguy cơ này, đặc biệt trong những đợt nắng nóng cao điểm như hiện nay.

Trẻ em: Khi kỳ nghỉ hè đến, hầu hết trẻ em dành rất nhiều thời gian ở ngoài trời cho các hoạt động. Do diện tích bề mặt da của trẻ lớn hơn (so sánh trong mối tương quan với trọng lượng cơ thể) nên cũng nhanh tăng thân nhiệt hơn so với người lớn, đặc biệt khi nhiệt độ ngoài trời cao hơn thân nhiệt.

Vận động viên và người tập thể dục: Những người bỏ ra hàng giờ để luyện tập và thi đấu dưới cái nắng nóng bỏng của mùa hè sẽ khó có thể bù đắp lượng chất lỏng mất đi do hoạt động của cơ thể.

Công nhân ngoài trời: Những người lao động như công nhân xây dựng, công an, nhân viên bưu chính và những người dành phần lớn thời gian làm việc của mình ngoài trời sẽ có ít thời gian để tắm hay uống nước nên hậu quả là cơ thể không được cung cấp đủ chất lỏng trong khi làm việc.

Người cao tuổi: Người già chịu ảnh hưởng bởi nhiệt độ mạnh mẽ hơn người trẻ.

Phản ứng của cơ thể với cái nóng

Bạn thường nghĩ rằng thời tiết nóng bức chẳng ảnh hưởng mấy đến mình nhưng thực tế, nó tác động đến cơ thể nhiều hơn bạn tưởng.

Theo TS. Noel D. Nequin, chủ tịch của Hiệp hội Y khoa Mỹ Athletic: “Thích ứng với cái nóng là một phản ứng rất cần thiết của cơ thể và quá trình này sẽ làm tăng nhu cầu bổ sung chất lỏng nhằm bù đắp những hao hụt do sự tăng tiết mồ hôi, vốn có thể dẫn tới nguy cơ mất nước và các bệnh do nóng”.

Làm thế nào để cơ thể thích nghi với nắng nóng? Thông thường sẽ mất từ 10-14 ngày làm việc hay luyện tập trong cái nóng, cơ thể mới điều chỉnh hoặc thích ứng với nhiệt độ ngoài trời. Vào những ngày đầu, mức độ hoạt động nên nhẹ nhàng. Một khi cơ thể thích ứng với nhiệt độ mới, lượng mồ hôi tiết ra sẽ ít đi.

Một tin tốt là 4 nhóm đối tượng nhạy cảm trên có thể duy trì sức khoẻ trước khi cơ thể thích ứng với cái nóng mùa hè bằng cách liên tục bổ sung chất lỏng cho cơ thể, phòng ngừa được đột quỵ, kiệt sức vì nóng.

Uống nước khi nào?

Thời điểm tốt nhất để “nạp” chất lỏng là trước khi có cảm giác khát nước bởi khi thấy khát, tức là cơ thể đã bị mất nước.

Tốt nhất là nên chọn các thời điểm uống nước cố định trong khi đi ra ngoài (10-20 phút/lần).

Tránh các thức uống có cafein hoặc rượu khi phải ra ngoài trời hay trong môi trường nóng bức bởi những đồ uống này sẽ làm tăng bài tiết nước tiểu, khiến tình trạng mất nước của cơ thể thêm trầm trọng.

Thức uống tốt nhất là nước trắng (nước lọc).

Lượng nước cần bổ sung phụ thuộc vào hoạt động của cơ thể. Với người lớn, khi bắt đầu hoạt động cần uống 500-600ml nước và trong quá trình vận động, cần uống 200-300ml mỗi 10-20 phút. Khi ngừng hoạt động, cần uống khoảng 800ml trong vòng 2 giờ đầu tiên sau khi hoạt động ngoài trời.

Trẻ em cần 150-250ml nước trước khi bắt đầu hoạt động ngoài trời và một lượng tương tự mỗi 20 phút trong khi chơi. Sau khi ngừng vận động, trẻ cần uống 800ml nước trong vòng 2 giờ đầu tiên.

Các dấu hiệu và triệu chứng của mất nước

- Khô môi và lưỡi
- Nhức đầu
- Chóng mặt, mệt mỏi cùng cực
- Nước tiểu đậm màu hơn so với bình thường
- Buồn nôn
- Chuột rút

Khuyến nghị khi thời tiết nóng bức

- Có thể đổ nước lên đầu để có cảm giác dễ chịu nhưng lưu ý là phải uống đủ nước trước đã và cần nhớ là nó không ảnh hưởng gì tới thân nhiệt.
- Luôn luôn mặc quần áo màu sáng và thấm nước.
- Luôn tìm chỗ có bóng râm.


Tin tức khác

Đặt lịch hẹn tư vấn!

Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.

  • Nam
    Nữ
Thiết kế 2018. Bản quyền thuộc về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
1900866814