Những người trẻ ghi dấu ấn mạnh mẽ nhất trong nền y học thế giới năm 2014
Dưới đây 8 trong số những người trẻ tuổi có sức ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đối với nền y học thế giới trong năm 2014:
1. Salome Karwah, 26 tuổi
Năm nay, thế giới đã chứng kiến trận dịch Ebola tồi tệ nhất trong lịch sử. Báo cáo mới nhất của WHO cho biết đã có 6.388 người chết do vi rút này.
Nhiều bác sĩ, y tá, người chăm sóc và nhà quản lý đã dẫn đầu trong việc chăm sóc, phòng ngừa và điều trị vi rút, vì thế những chiến sĩ trong cuộc chiến chống Ebola đã được tạp chí Time mệnh danh là “Nhân vật của năm”.
Salome Karwah là một trong những hộ lý trẻ nhất tại bệnh viện của Bác sĩ không biên giới ở Monrovia. Tạp chí Time đã mô tả Karwah: “Luôn bên cạnh giường bệnh nhân, tắm và cho họ ăn, ngay cả sau khi cô đã mất cả cha và mẹ - những người điều hành một cơ sở y tế - chỉ trong một tuần và bản thân cũng vừa sống sót sau khi bị Ebola,” điều mà cô đã mô tả là cơ hội thứ hai mà Chúa ban cho để giúp đỡ những người khác.
2. Nina Pham, 26 tuổi
Ebola khởi nguồn ở Tây Phi, nhưng nữ y tá Nina Pham đã phải đối mặt với vi rút chết người này khi Thomas Eric Duncan, một người đàn ông gốc Liberia được đưa tới bệnh viện Texas Health Presbyterian ở Dallas khi đã xuất hiện các triệu chứng nhiễm vi rút. Trên tạp chí Time, cô cho biết mình rất sợ hãi nhưng sẽ không yêu cầu được phân công lại.
“Đó là một phần của con người tôi - y tá là một nghề,” cô nói. “Đó là một bệnh nhân cần giúp đỡ, và tôi sẽ giúp ông ấy. Tôi sẽ không từ chối nhiệm vụ”.
Duncan đã chết tại bệnh viện Texas Presbyterian, ca tử vong do Ebola đầu tiên trên đất Mỹ. Và bản thân y tá Pham cũng nhiễm vi rút, mặc dù cô đã tuân thủ qui trình được CDC khuyến cáo. May mắn là thuốc thử nghiệm mà Pham đăng ký dùng đã có hiệu quả, và hiện giờ cô đã hết vi rút.
3. Chris Kennedy, 26 tuổi
Mùa hè vừa qua, đã có rất nhiều người, từ người bình thường đến những người nổi tiếng như Oprah và Mark Zuckerberg, chấp nhận thử thách dội xô nước đá lên đầu để quyên góp tiền cho căn bệnh xơ cứng bên teo cơ (ALC) — còn gọi là bệnh Lou Gehrig. Nhưng khi Jon Bullas, một tay gôn ở Sarasota, Florida., thách thức người bạn của mình là tay gôn Chris Kennedy, thì đây được xem là một “Thử thách từ thiện 24 giờ.” Bullas quyên tiền cho một tổ chức từ thiện ung thư trẻ em, trong khi Kennedy lại chọn quyên góp cho ALS vì anh có một người thân cũng bị bệnh này. Vì thế, anh được xem là người khởi đầu cho thử thách mà chúng ta được nghe nói đến rất nhiều trong năm nay.
Bài báo trên tờ Time cho biết các khoản ủng hộ cho Hội ALS đã tăng đáng kể trong khoảng thời gian từ 29/7 đến 4/8, với hơn 15 triệu đô la từ những nhà hảo tâm đang có và hơn 300.000 đô la từ những người mới.
“Điều chỉ bắt đầu như một hành động nhỏ để mang lại nụ cười cho một người thân của tôi và giúp tăng thêm nhận thức về căn bệnh kinh khủng này đã trở thành một hiện tượng trên cả nước, và đó là điều mà chúng tôi chưa từng mơ tới,” Kennedy cho biết.
4. Elizabeth Holmes, 30 tuổi
Elizabeth Holmes mới 19 tuổi khi cô bỏ trường Đại học Stanford vào năm 2003 để bắt đầu công ty riêng của mình - công ty Theranos. Nhiệm vụ của cô là phát triển một công nghệ mới sẽ cho phép việc xét nghiệm máu trở nên không đau, chính xác hơn, rẻ tiền hơn và nhanh chóng hơn. Sau hơn 1 thập kỷ, tờ Elite Daily cho biết “Holmes đã chế tạo được phần cứng và phần mềm cho phép tiến hành xét nghiệm máu bằng cách chích máu ngón tay và lưu giữ máu trong ống đựng tí hon có tên là nanotainer.”
Công ty của Holmes hiện có giá trị 9 tỉ đô la, 50 % trong số đó thuộc sở hữu của cô. Điều này biến cô thành người phụ nữ trẻ nhất trở thành tỷ phú từ hai bàn tay trắng.
5. Tanay Tandon, 17 tuổi
Có thể chẩn đoán bệnh một cách tự động, không tốn kém ngay sau vài giây? Đúng, có một ứng dụng để làm được điều này. Tanay Tandon đã sáng chế ra Athelas, một bộ xét nghiệm máu phát hiện bệnh sốt rét dùng cho điện thoại thông minh. Trang Next Web cho biết Athelas “đã đạt giải nhất cuộc thi lập trình Y Combinator, mang lại cho Tandon cơ hội phỏng vấn cho một vị trí trong chương trình tăng tốc danh giá”.
“Mục tiêu cuối cùng là có thể phát hiện sốt rét trong mẫu máu trong vòng vài giây, cũng như đào tạo các thuật toán để xác định một loạt các bệnh khác,” Tandon cho biết.
Chàng trai nói thêm rằng việc đạt giải Y Combinator đã củng cố quyết định làm việc trong lĩnh vực y học, đồng thời cho thấy sự hứng thú trong lĩnh vực y sinh học đang phát triển. Nó khuyến khích anh nghiên cứu thêm nhiều vấn đề như Athelas trong tương lai.
6. Divya Nag, 23 tuổi
Nhiều người có thể nhớ ra Divya Nag từ năm ngoài khi tạp chí Forbes xếp cô trong 30 người dưới 30 tuổi nhận giải Khoa học và Y tế năm 2013. Tuy nhiên, với những người chưa biết đến những nghiên cứu của cô, thì dưới đây là vài điểm tóm tắt:
Phần lớn các loại tế bào của người, như tim và gan, sẽ chết khi nuôi cấy trên đĩa thí nghiệm. Đó là lý do tại sao việc thử nghiệm các thuốc mới lại là một công việc “nhiều rủi ro, tốn kém và mất thời gian” như vậy. Nhưng công nghệ mà Nag đang phát triển cùng với công ty Stem Cell Theranostics của cô sẽ giải quyết được vấn đề này. Công nghệ sẽ biến tế bào thành tế bào gốc dạng phôi thai có thể dùng để tạo ra tế bào tim sống được trên đĩa nuôi cấy. Điều này có nghĩa là có thể thử nghiệm các thuốc mới để thay thế mô tim, và cuối cùng có thể thay thế mô tim bị chết trong cơn đau tim.
Chính kinh nghiệm của Nag với nghiên cứu này và qui trình tiếp cận nghiên cứu của FDA đã thúc đẩy Apple thuê cô làm một trong những chuyên gia y tế trong năm nay. Theo trang Mac Observer, động thái này cho thấy Apple đang làm việc để thoát khỏi lối mòn thông thường và phát triển những công nghệ cần sự phê chuẩn của FDA. Về cơ bản, ảnh hưởng của cô đã vượt ra khỏi mảng thiết bị di động.
7. Ludmil Alexandrov, 28 tuổi
Ludmil Alexandrov cũng nằm trong tầm ngắm của tạp chí Forbes trong năm 2013 do những nghiên cứu về đột biến gen. Bài báo của anh đăng trên tạp chí Nature bao gồm kỹ thuật phát hiện “chữ ký” của từng đột biến, mở ra con đường để tìm ra điều gì đã gây ra đột biến đó. Điều này có thể khơi nguồn cho những ý tưởng mới trong phòng ngừa ung thư.
Alexandrov vẫn tiếp tục ghi dấu ấn của mình trong năm 2014 với thêm nhiều nghiên cứu về ung thư, bao gồm một nghiên cứu trên tạp chí Science nhắm vào các chuỗi ADN “quá giang” trong bộ gen của khối u.
“Retrotransposons là những chuỗi DNA lặp luôn di chuyển. Bằng cách “đánh lừa” một số enzyme tế bào, chúng tự sao chép và chèn vào những vị trí mới trong bộ gen. Đôi khi chúng mang các chuỗi DNA liền kề, một quá trình được gọi là 3′ transduction. Chúng tôi thấy rằng 3′ transduction là hiện tượng hay gặp ở khối u của người. Do quá trình này có thể phát tán các gen và điều khiển các chuỗi trên khắp bộ gen, nó có thể đại diện cho một cơ chế khác mà qua đó tế bào khối u tiếp nhận những đột biến mới giúp chúng sống sót và phát triển”.
8. Thomas Cantley, 31 tuổi
Mặc dù ung thư tinh hoàn năm 2009, Cantley dành năm 2014 cho việc nâng cao nhận thức về ung thư bằng cách lăn một quả bóng cao su khổng lồ đường kính hơn 2m từ Toronto đến Vancouver và sau đó lăn lại từ New York đến Los Angeles như một cách để thu hút sự chú ý đến căn bệnh .
Xuất hiện trên trang The Doctors, Cantley đã cho xem hơn 3.500 chữ ký thu được cả từ những người bị ung thư và những người bị ấn tượng bởi những mất mát mà các bệnh nhân như anh phải gánh chịu.
Chiến dịch BeBallsy của Cantley sẽ sớm được viết thành sách, như một cách để tiếp tục nhắc nhở nam giới về tầm quan trọng của việc phòng ngừa và điều trị ung thư. Ung thư tinh hoàn là bệnh ung thư phổ biến nhấ ở nam giới từ 15 – 35 tuổi.
Tấm gương người cán bộ y tế dự phòng tận tâm: Ths. Nguyễn Thị Bích Hường, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025), chúng ta cùng nhìn lại hành trình cống hiến không mệt mỏi của những người thầy thuốc đã và đang ngày đêm bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Trong số đó, Ths. YTCC Nguyễn Thị Bích Hường - Trưởng khoa Ký sinh trùng - Côn trùng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh, là một tấm gương sáng về sự tận tâm, trách nhiệm và lòng yêu nghề.
Ngành Y tế Quảng Ninh tập trung nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Phong trào thi đua "Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” là một trong những khâu đột phá của ngành y tế sau khi triển khai hàng loạt các chính sách đồng bộ về đầu tư hạ tầng cơ sở, trang thiết bị, triển khai thành công một số kỹ thuật điều trị mới... Nhờ đó, hiệu quả công tác khám, chữa bệnh (KCB) ngày càng được nâng cao, mang lại niềm tin cho người bệnh, nhân dân.
Ngành Y tế Quảng Ninh tổ chức nhiều hoạt động chào mừng 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 - 27/02/2025)
Trong không khí phấn khởi hướng đến chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, Ngành Y tế Quảng Ninh cũng sôi nổi tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 - 27/02/2025) và chào mừng Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ Sở Y tế lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2025 - 2030, Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XVI và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
Một số điểm mới Luật Bảo hiểm y tế Số 51/2024/QH15 ngày 27/11/2024
Thực hiện quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế Số 51/202/QH15 ngày 27/11/2024 (Luật BHYT số 51), người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế được tiếp nhận và giải quyết theo quy định mới sau:
Truyền thông chuyên đề về Luật số 51/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT
Ngày 09/01/2025, BHXH Việt Nam ban hành Công văn số 55/BHXH-TT về hướng dẫn truyền thông chuyên đề Luật số 51/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT.
Tổ chức Hội diễn, Hội thao Ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025
Nhân Kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955-27/02/2025) và Chào mừng Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030, Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Công đoàn Ngành y tế tổ chức Hội diễn, Hội thao ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025.
5 sai lầm khi sử dụng thuốc điều trị cúm A
Những ngày này, ‘cúm A’ là một từ khóa về sức khỏe mà ai cũng quan tâm. Đối phó với bệnh cúm như thế nào? Làm sao để mỗi người mắc bệnh biết cách sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, tránh những sai lầm khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn?
Bộ Y tế: Tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm, sởi và các bệnh lây qua đường hô hấp
PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế đã ký ban hành văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường phòng, chống bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
Lịch sử ra đời và ý nghĩa ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/02
Cách đây 70 năm, ngày 27/2/1955 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết thư gửi đến Hội nghị cán bộ y tế toàn quốc, trong thư Bác đã ân cần thăm hỏi, dành sự quan tâm đặc biệt đối với cán bộ y tế, đồng thời Bác đã căn dặn: “phải thương yêu người bệnh; người bệnh phó thác tính mạng của họ với các cô, các chú; Chính phủ phó thác cho các cô các chú việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khoẻ của Đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, cán bộ y tế cần phải thương yêu chăm sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình; coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn; lương y phải như từ mẫu, những lời căn dặn đó vẫn vang vọng, thấm sâu trong tâm trí của những người thầy thuốc Việt Nam.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Cảnh báo: Bệnh dại có thể ủ bệnh đến … 2 năm
- Tấm gương người cán bộ y tế dự phòng tận tâm: Ths. Nguyễn Thị Bích Hường, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
- ẤN TƯỢNG CDC QUẢNG NINH TẠI HỘI DIỄN NGHỆ THUẬT QUẦN CHÚNG NGÀNH Y TẾ NĂM 2025
- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật giành Giải Ba toàn đoàn tại Hội diễn Nghệ thuật quần chúng Ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025
- Ngành Y tế Quảng Ninh tập trung nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, hướng tới sự hài lòng của người bệnh
- Ngành Y tế Quảng Ninh tổ chức nhiều hoạt động chào mừng 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 - 27/02/2025)