Những nguy cơ đe dọa đột quỵ
Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não, xảy ra khi dòng máu cung cấp cho não bộ bị tắc nghẽn, gây thiếu máu não cục bộ, hoặc mạch máu bị vỡ đột ngột - gây xuất huyết não.
Trong nhiều trường hợp, đột quỵ được báo trước bằng một vài cơn thiếu máu não thoáng qua, xảy ra trước đó. Tuy nhiên, tình trạng thiếu máu não chỉ xảy ra trong thời gian ngắn, khả năng vận động của cơ thể có thể sớm trở lại bình thường, khiến phần lớn bệnh nhân chủ quan, dễ bỏ qua hoặc tin rằng không có vấn đề gì quan trọng.
Hình minh họa |
Dưới đây là những nguy cơ cao đe dọa đột quỵ:
Tiền sản giật
Đây là một yếu tố nguy cơ đáng kể trong và sau khi mang thai. Các chuyên gia khuyên những phụ nữ bị tăng huyết áp mạn tính hoặc có tiền sử tăng huyết áp do thai nghén nên uống aspirin liều thấp từ tuần thứ 12 của thai kỳ cho đến khi sinh. Và nếu nạp dưới 600mg canxi mỗi ngày thì cần xem xét việc bổ sung canxi.
Nếu bị cao huyết áp trong khi mang thai, hãy hỏi bác sĩ về cách kiểm soát huyết áp. Có những thuốc chống tăng huyết áp có thể dùng an toàn trong khi mang thai, cũng như một số thay đổi về lối sống có thể giúp ích.
Những phụ nữ bị tiền sản giật sẽ tăng nguy cơ bị cao huyết áp và đột quỵ về sau. Do đó, việc thường xuyên đi khám bác sĩ là hết sức quan trọng.
Uống thuốc tránh thai
Việc uống thuốc tránh thai cũng làm gia tăng nguy cơ đột quỵ ở phụ nữ. Đó là lý do các chuyên gia khuyên cần theo dõi huyết áp trước khi bắt đầu dùng thuốc tránh thai đường uống. Và nếu bạn hút thuốc lá thì cần bỏ ngay. Ngay cả phụ nữ trẻ uống thuốc tránh thai và hút thuốc lá cũng bị tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ nhiều tới mức việc kê đơn thuốc tránh thai uống cho phụ nữ hút thuốc lá đều bị xem là sai lầm.
Đau nửa đầu có tiền triệu
Phụ nữ dễ bị đau nửa đầu hơn gấp 4 lần so với nam giới. Đau nửa đầu có tiền triệu là dạng đau nửa đầu điển hình kèm theo rối loạn thị giác, cảm giác như có kiến bò hoặc như bị châm chích ở một bên; hoặc tê, yếu một bên hoặc khó nói, có thể báo trước cơn đau đầu. Hãy nói với bác sĩ về tình trạng đau nửa đầu của bạn, vì có mối liên quan giữa tần số cơn đau và nguy cơ đột quỵ. Tuy chưa có bằng chứng về việc liệu giảm tần số cơn đau có làm giảm nguy cơ đột quỵ hay không, song điều trị bệnh là việc cần làm.
Rung nhĩ
Đây là dạng loạn nhịp tim hay gặp nhất và là yếu tố nguy cơ đột quỵ có thể thay đổi được nhiều nhất. Trên thực tế, rung nhĩ làm nguy cơ đột quỵ tăng 4-5 lần. Khi người phụ nữ già đi, nguy cơ rung nhĩ sẽ tăng lên. Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn thấy tim đập nhanh, không đều hoặc bất kỳ điều gì đó khác thường. Điều trị rung nhĩ sẽ làm giảm nguy cơ đột quỵ.
Huyết áp cao
Mối liên quan giữa cao huyết áp và đột quỵ là một trong những điều được biết rõ nhất trong y học. Nếu giảm được huyết áp thì nguy cơ đột quỵ cũng giảm đi.
Cách tốt nhất để đạt được điều này là lối sống lành mạnh, bao gồm tập luyện và dinh dưỡng tốt. Điều này có nghĩa là hoạt động thể lực thường xuyên, uống rượu ở mức vừa phải (dưới một cốc mỗi ngày đối với phụ nữ), không hút thuốc lá, chế độ ăn giàu trái cây, hoa quả, ngũ cốc, dầu ô liu, và ít chất béo no. Nghiên cứu cho thấy: chế độ ăn đầy đủ các loại thực phẩm sẽ giảm các yếu tố nguy cơ tim mạch nhiều hơn là chế độ ăn chỉ nhằm giảm chất béo. Ngoài ra, tập thể dục cường độ vừa phải, như đi bộ nhanh, có liên quan với giảm 20% nguy cơ đột quỵ so với không vận động.
Theo chia sẻ của ThS.BS Trần Thị Mai Thy, Chuyên Khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Quốc Tế City, khi thấy người thân có một trong các triệu chứng đột quỵ, người nhà cần phải: - Đặt người bệnh nằm lên một mặt phẳng nằm ngang, không đặt người bệnh lên đệm lò xo có độ lún quá sâu sẽ làm thay đổi tư thế đầu. - Đặt đầu người bệnh hơi nghiêng, để nếu dịch trong miệng chảy ra nhiều sẽ chảy ra bên mép mà không để chảy xuống đường thở gây ngạt thở. - Để người bệnh nằm xuống chỗ thoáng, nghiêng qua một bên nếu nôn ói, móc hết đàm nhớt cho bệnh nhân dễ thở. - Sau đó gọi xe đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất. - Không tự ý cho uống hoặc nhỏ thuốc hạ huyết áp hay bất kỳ loại thuốc nào khác. |
Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư số 05/2025/TT-BYT ngày 17 tháng 01 năm 2025 quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập. Thông tư này quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập.
Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh xây dựng Kế hoạch triển khai công tác y tế phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 diễn ra từ ngày 25/01/2025 đến hết ngày 02/02/2025, cụ thể như sau:
DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
Hằng năm, trên thế giới tỉ lệ trẻ sinh ra bị nhiễm hoặc có nguy cơ lây nhiễm HIV, viêm gan B, giang mai từ mẹ khá cao. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, khu vực Tây Thái Bình Dương mỗi năm có khoảng 180.000 trẻ bị nhiễm viêm gan vi rút B, 13.000 trẻ bị nhiễm giang mai và 1.400 trẻ bị nhiễm HIV.
Phòng ngừa những bệnh thường gặp trong mùa đông xuân
Thời tiết đông xuân lạnh ẩm không chỉ tạo điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn phát triển mà còn làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp và tiêu hóa; thời điểm này thường diễn ra nhiều lễ hội, mọi người gia tăng tiếp xúc gần nên có nguy cơ bùng phát dịch bệnh càng cao. Mọi người cần trang bị một số kiến thức cơ bản về dịch bệnh mùa đông xuân như:
Hội nghị Tổng kết công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2024, định hướng hoạt động năm 2025
Chiều ngày 30/12/2024, Sở Y tế Quảng Ninh tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống HIV/AIDS tỉnh năm 2024 và triển khai nhiệm vụ 2025.
Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?
Bệnh sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi, có khả năng bùng phát thành dịch lớn do khả năng lây lan mạnh qua đường hô hấp.
Bộ Y tế khuyến cáo về bệnh sởi: Tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh
Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, dễ lây lan qua đường hô hấp qua các giọt bắn của người mắc bệnh hoặc có thể qua tiếp xúc trực tiếp, qua bàn tay bị nhiễm dịch tiết của người bệnh.
Phường Hà Phong: Truyền thông, phổ biến kiến thức về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Ngày 05/10/2024, Trạm Y tế phường Hà Phong, thành phố Hạ Long phối hợp với các tổ chức hội, đoàn thể tổ chức truyền thông, hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ, kỹ năng phòng bệnh ở người cao tuổi tại các khu phố trên địa bàn.
Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV
Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm với HIV (viết tắt là PEP) là dùng thuốc kháng HIV (thuốc ARV) cho những người bị phơi nhiễm với HIV. Việc điều trị sau phơi nhiễm cần được thực hiện càng sớm cáng tốt tốt nhất trong vòng 24 giờ và không muộn hơn 72 giờ sau phơi nhiễm. Phơi nhiễm có thể xảy ra trong môi trường nghề nghiệp và ngoài môi trường nghề nghiệp.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
- DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
- 8 cách phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh