Những nguy cơ ít được chú ý khi dùng kháng sinh kéo dài
Ngoài tác dụng phụ phổ biến gây tiêu chảy, những nguy cơ sau có thể xảy ra mà người dùng còn chưa chú ý nhiều...
Gây các vấn đề tiêu hóa
Thống kê cho thấy cứ 10 bệnh nhân dùng kháng sinh thì có một người gặp phải các vấn đề về tiêu hóa như nôn, buồn nôn, khó tiêu, tiêu chảy, đầy hơi... Một số bệnh nhân còn gặp cảm giác thèm ăn. Đau bụng là một tác dụng phụ thường gặp của kháng sinh. Trong hầu hết các trường hợp, những phản ứng này không nghiêm trọng, có thể ổn định sau khi ngưng dùng kháng sinh mà không cần điều trị gì. Nếu vấn đề tiêu hóa vẫn tồn tại ngay cả sau khi dừng hẳn kháng sinh cần đi khám bác sĩ.
Kháng sinh làm thay đổi hệ vi khuẩn đường ruột gây nhiều tác dụng phụ.
Giảm khả năng miễn dịch, gây rối loạn chuyển hóa
Hệ thống miễn dịch có thể bị ảnh hưởng bởi thuốc kháng sinh trực tiếp ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột. Khi số lượng vi khuẩn lành mạnh trong ruột giảm xuống, sẽ có tác động tiêu cực đến hệ miễn dịch. Bình thường tỷ lệ phần trăm các vi khuẩn lành mạnh trong ruột cao hơn vi khuẩn gây bệnh, nhưng thuốc kháng sinh có thể giết chết những vi khuẩn tốt, làm các vi khuẩn gây bệnh có cơ hội xâm nhập đường tiêu hóa và làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng.
Sử dụng kháng sinh lâu dài cũng có thể làm tăng nguy cơ rối loạn chuyển hóa. Sự thay đổi hệ vi sinh đường ruột gây ra bởi kháng sinh làm tăng nguy cơ rối loạn tự miễn dịch và các rối loạn viêm, thậm chí dẫn đến rối loạn chuyển hóa, như đái tháo đường, béo phì và hội chứng chuyển hóa. Viêm mạn tính có thể gây ra sự tích tụ chất béo và dẫn đến bệnh béo phì, gan nhiễm mỡ, đái tháo đường týp 2 và bệnh tim mạch.
Nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường týp 1
Kháng sinh cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường týp 1 ở phụ nữ. Một số nghiên cứu đã xác định được mối liên quan giữa sử dụng kháng sinh và bệnh đái tháo đường týp 1. Tuy nhiên, các nghiên cứu cũng nhận thấy rằng một đợt kháng sinh duy nhất có thể không làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường typ 1, nhưng nguy cơ gia tăng đáng kể sau 4-5 đợt dùng kháng sinh. Nguy cơ cao hơn khi sử dụng kéo dài các kháng sinh nhóm macrolide, quinolone, penicillin và cephalosporin.
Nhiễm nấm
Sử dụng kháng sinh kéo dài có thể dẫn đến tăng đáng kể nguy cơ nhiễm nấm âm đạo. Sự thay đổi hệ vi sinh đường ruột có thể làm các loài nấm như Candida albicans phát triển theo cấp số nhân. Có thể làm giảm nguy cơ nhiễm nấm âm đạo bằng việc dùng viên nén lactobacillus acidophilus, tăng cường lượng sữa chua và probiotic cũng có thể giúp ích trong việc phòng ngừa nhiễm nấm.
Các vết loét miệng và đổi màu răng
Bằng cách tác động đến hệ vi sinh đường ruột, kháng sinh có thể gây ra một số vấn đề bệnh lý răng miệng, đặc biệt chứng loét miệng, bệnh nhiễm nấm Candida albicans ở miệng. Nghiên cứu cho thấy nguy cơ phát triển các vết loét miệng cao hơn đáng kể với các loại kháng sinh như amoxicillin.
Một trong nhiều phản ứng phụ của kháng sinh là đổi màu răng. Điều này đặc biệt đúng đối với kháng sinh nhóm beta-lactam và tetracyclin. Tetracyclin dẫn đến sự đổi màu vĩnh viễn khi cho trẻ dưới 8 tuổi sử dụng. Điều quan trọng là phải tránh dùng tetracyclin trong thời gian mang thai bởi vì nó có thể ảnh hưởng đến thai nhi, đặc biệt nếu bạn dùng kháng sinh trong 3 tháng giữa thai kỳ. Ở người lớn, các hiệu ứng đổi màu răng do kháng sinh ít xảy ra.
Gia tăng chứng trầm cảm
Stress có thể ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch, làm cho bạn dễ bị nhiễm khuẩn và khi đó bạn phải dùng kháng sinh để chống nhiễm khuẩn. Vấn đề là lạm dụng thuốc kháng sinh có thể gây trầm cảm. Các bác sĩ kê đơn kháng sinh để điều trị các loại nhiễm khuẩn khác nhau. Thuốc không chỉ ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn mà còn loại bỏ chúng khỏi cơ thể. Nhiều chuyên gia cho rằng mặc dù kháng sinh không gây trầm cảm, nhưng chắc chắn kháng sinh có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm và lo lắng. Lý do là kháng sinh có thể ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột của bạn và giảm số lượng vi khuẩn lành mạnh trong đường tiêu hóa. Sự thay đổi trong hệ vi sinh đường ruột khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và chán nản. Điều đáng nói là những triệu chứng này không phải phổ biến và hầu hết mọi người không gặp vấn đề nghiêm trọng nào trong khi dùng kháng sinh. Trong trường hợp bạn đang gặp một số triệu chứng nhẹ liên quan đến tâm thần kinh, hãy nói chuyện với bác sĩ ngay lập tức và bắt đầu dùng probiotic giúp tăng số lượng vi khuẩn lành mạnh trong đường ruột của bạn.
Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư số 05/2025/TT-BYT ngày 17 tháng 01 năm 2025 quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập. Thông tư này quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập.
Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
Thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, người dân thường tổ chức các buổi hội họp ăn uống, liên hoan, tất niên, gặp mặt đầu xuân, tham gia các lễ hội, do vậy nhu cầu sử dụng rượu bia trong những ngày này gia tăng, số trường hợp phải nhập viện do say rượu, ngộ độc rượu vì thế cũng cao hơn so với các dịp khác trong năm.
Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh xây dựng Kế hoạch triển khai công tác y tế phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 diễn ra từ ngày 25/01/2025 đến hết ngày 02/02/2025, cụ thể như sau:
DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
Hằng năm, trên thế giới tỉ lệ trẻ sinh ra bị nhiễm hoặc có nguy cơ lây nhiễm HIV, viêm gan B, giang mai từ mẹ khá cao. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, khu vực Tây Thái Bình Dương mỗi năm có khoảng 180.000 trẻ bị nhiễm viêm gan vi rút B, 13.000 trẻ bị nhiễm giang mai và 1.400 trẻ bị nhiễm HIV.
8 cách phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh
Hiện nay, Miền Bắc đang vào mùa Đông Xuân. Đặc biệt vào 2,3 ngày nay, nhiệt độ xuống rất thấp. Thời tiết lạnh, ẩm là điều kiện thuận lợi cho các loại virus, vi khuẩn, nấm mốc gây bệnh phát triển. Chúng dễ dàng thâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp khi hít thở, đặc biệt đối với trẻ nhỏ, người cao tuổi, mắc bệnh nền hoặc suy giảm miễn dịch (HIV/AIDS, sử dụng corticoid kéo dài), sức đề kháng yếu, dễ mắc bệnh.
Bộ Y tế đề xuất quy định mới về cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH
Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định chi tiết thi hành Luật bảo hiểm xã hội (BHXH) và Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế. Trong đó, Bộ đề xuất quy định về cấp và quản lý giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH.
Chính thức cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển, sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng từ 1.1. 2025
Chính thức cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển, sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng từ 1.1. 2025 Ngày 30/11/2024 Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 173/2024/QH15 về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Bộ Y tế công bố 62 bệnh hiếm, hiểm nghèo không cần giấy chuyển tuyến được hưởng BHYT 100%
Ngay trong ngày đầu tiên của năm 2025, GS.TS Trần Văn Thuấn - Thứ trưởng Bộ Y tế đã ký ban hành Thông tư hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT năm 2024, trong đó có danh mục 62 bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo không cần giấy chuyển viện, người bệnh vẫn được hưởng 100% mức hưởng BHYT.
Ngành Y tế Quảng Ninh tổng kết công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 2024
Chiều ngày 19/12/2024, Sở Y tế Quảng Ninh tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
- DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
- 8 cách phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh