Những nguyên nhân chính khiến phụ nữ nhanh già
Thường nhíu mày cau có, tự phiền não
Mỗi ngày “đeo” khuôn mặt đau khổ sẽ khiến tế bào da thiếu chất dinh dưỡng, da mặt bị khô nhăn nhúm, nếp nhăn khắc xuất hiện, và vệt lo lắng giữa lông mày càng hiện rõ. Bạn nên cười nhiều và giữ tinh thần ổn định vì điều này quan trọng đối với việc cân bằng nội tiết cơ thể.
Không thích uống nước
Nước là khởi nguồn sinh mệnh, luôn kịp thời bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể, là điều then chốt để bảo vệ làn da. Tiếp nạp nước không đủ, sẽ dẫn đến việc tiết nhờn bị ảnh hưởng, lúc đó da rất dễ mất nước. Mỗi ngày bạn nên uống lượng nước phù hợp, nhưng không nên uống các đồ uống chứa cafein.
Ngoài việc uống nước, còn phải bổ sung nước cho da từ bên trong, trong mô da có chứa axit hyaluronic chính là nhân tố quan trọng liên quan đến sự lão hóa da. Nếu như hàm lượng axit hyaluronic cao, da sẽ mềm mại và dẻo dai, nếu ngược lại, da sẽ chảy xệ và nhăn nheo, đây là nguyên nhân gây ra khác biệt lớn giữa da trẻ con và da người già. Cách nguyên thủy để bổ sung axit hyaluronic là tiêm axit này, nhưng sẽ để lại di chứng và giá thành quá cao, do đó, giờ đây tiêm axit hyaluronic được thay thế bằng biện pháp dùng trực tiếp để bảo vệ da, cụ thể là sử dụng các sản phẩm dược mỹ phẩm chứa thành phần này.
Phơi nắng quá nhiều
Việc hấp thu quá nhiều tia cực tím gây ra nhiều điều bất lợi, nhẹ thì dẫn đến đen da, nặng thì có thể khiến ung thư da và tất nhiên đó cũng là một thủ phạm khiến da sớm lão hóa. Vì ánh nắng trực tiếp sẽ gây tổn hại sợi đàn hồi và collagen nằm ở tầng sâu của da, dẫn đến da mặt chảy nhão, xuất hiện nếp nhăn. Do đó, bạn nên có thói quen dùng các sản phẩm chống nắng.
Hút thuốc, uống rượu
Chất nicotin có tác dụng làm co các mao mạch dưới da, do đó người hút thuốc xuất hiện nếp nhăn sớm hơn người không hút có thể tới 10 năm. Còn rượu sẽ giảm lượng chất dầu trên da, khiến làn da bị khô.
Thức khuya, lao động quá sức
Thức khuya là kẻ địch của một làn da khỏe mạnh. Khi giấc ngủ không đủ, sẽ khiến các tế bào da phải hoạt động thất thường, ảnh hưởng đến công năng của các tế bào biểu bì. Mỗi ngày phải ngủ ít nhất 8 tiếng, nếu như thấp hơn mức bình thường này, cần tính toán lại chỉ số sức khỏe mới cho bản thân bạn. Giấc ngủ chất lượng hay không được thể hiện trên làn da, đặc biệt là ở phần da quanh mắt. Một giấc ngủ ngon, sẽ đánh tan mọi mệt mỏi của làn da, các tế bào sẽ hoạt động có quy luật và trì hoãn sự lão hóa.
Không ưa thích vận động
Điều này là không tốt, vận động phù hợp khiến tăng tốc độ tuần hoàn máu, làm cho các cơ được thư giãn vừa phải, từ đó khiến làn da nhuận sắc. Vận động cũng giúp cho da tiết ra lượng mồ hôi lớn, giúp cân bằng sức khỏe làn da, giảm sự già nua của làn da. Do vậy, bạn nên tăng cường luyện tập.
Rửa không sạch lớp hóa trang
Đây là sai lầm nhiều phụ nữ mắc phải khi tẩy trang. Nếu chỉ dùng sữa rửa mặt sẽ không rửa sạch triệt để được làn da. Bạn nên định kỳ làm sạch sâu cho da mặt để tránh tình trạng lỗ chân lông bị bụi bẩn bít kín.
Sử dụng mỹ phẩm không phù hợp
Chỉ có hiểu được chính xác đặc tính của làn da, mỗi người mới có thể tự chọn cách chăm sóc da thích hợp. Bạn có thể đến bệnh viện da liễu hoặc các cơ sở thẩm mỹ uy tín để tìm hiểu thêm về loại da của mình.
Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
Thực hiện Công điện số 07/CĐ-TTg ngày 26/01/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài; công văn số 557/BYT-MT ngày 03/02/2025 về việc tăng cường hướng dẫn các biện pháp bảo vệ sức khỏe người dân trước ảnh hưởng của rét đậm, rét hại; văn bản số 265/UBND-KTTC ngày 28/01/2025 của Ủy ban Nhân dân tỉnh về việc chủ động biện pháp phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài trên địa bàn tỉnh.
Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
Thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, người dân thường tổ chức các buổi hội họp ăn uống, liên hoan, tất niên, gặp mặt đầu xuân, tham gia các lễ hội, do vậy nhu cầu sử dụng rượu bia trong những ngày này gia tăng, số trường hợp phải nhập viện do say rượu, ngộ độc rượu vì thế cũng cao hơn so với các dịp khác trong năm.
Phòng ngừa những bệnh thường gặp trong mùa đông xuân
Thời tiết đông xuân lạnh ẩm không chỉ tạo điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn phát triển mà còn làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp và tiêu hóa; thời điểm này thường diễn ra nhiều lễ hội, mọi người gia tăng tiếp xúc gần nên có nguy cơ bùng phát dịch bệnh càng cao. Mọi người cần trang bị một số kiến thức cơ bản về dịch bệnh mùa đông xuân như:
Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?
Bệnh sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi, có khả năng bùng phát thành dịch lớn do khả năng lây lan mạnh qua đường hô hấp.
Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi
Trầm cảm và rối loạn lo âu là hai vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến, đặc biệt đáng chú ý ở nhóm người cao tuổi. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 4-5% người trưởng thành trên toàn cầu đang chịu ảnh hưởng từ những rối loạn này. Đáng báo động, tỷ lệ mắc bệnh gia tăng theo tuổi tác, đặc biệt ở nữ giới. Tuy nhiên, nhiều người cao tuổi thường coi nhẹ những triệu chứng này, cho rằng chúng là biểu hiện tự nhiên của tuổi già. Điều này dẫn đến việc chậm trễ trong thăm khám và điều trị, gây tác động tiêu cực đến sức khỏe tổng thể, làm suy giảm chất lượng cuộc sống, thậm chí rút ngắn tuổi thọ.
Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh
Sa sút trí tuệ là một hội chứng được đặc trưng bởi sự suy giảm nhiều chức năng cao cấp của vỏ não mà không có rối loạn ý thức. Các triệu chứng này gây suy giảm và trở ngại đáng kể cho các hoạt động nghề nghiệp, xã hội và cả các hoạt động sống hàng ngày của người bệnh.
Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không?
Ai cũng biết rằng tập thể dục giúp ích cho cả cơ thể và trí óc, nhưng những bài tập cường độ cao ngắt quãng (HIIT) giúp tăng cường sức khoẻ não bộ lâu dài, tốt hơn hẳn so với những bài tập cường độ thấp ở những người cao tuổi.
3 điều cần biết về bệnh phì đại tuyến tiền liệt
Phì đại tuyến tiền liệt là tình trạng tuyến tiền liệt bị gia tăng kích thước bất thường, gây khó chịu cho bệnh nhân ở khu vực quanh bàng quang, đường tiểu. Đây là bệnh lý thường gặp ở nam giới lớn tuổi, có thể gây ảnh hưởng nhiều tới tâm lý và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Những bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi
Tuổi càng cao thì sức khỏe càng yếu do cơ chế thoái hóa tự nhiên và nhiều chức năng cơ thể suy giảm, trong đó có chức năng đề kháng. Do đó, người cao tuổi rất dễ mắc bệnh và thường trở thành mạn tính, kéo dài và hay tái phát.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025