Những nguyên nhân không ngờ khiến cơ thể bị mất nước
Bệnh tiểu đường
Những người bị bệnh tiểu đường, đặc biệt là những người không biết mình bị bệnh sẽ tăng nguy cơ bị mất nước. Khi hàm lượng đường trong máu quá cao, cơ thể phải cố gắng để loại bỏ lượng đường dư thừa thông qua tăng cường tiểu tiện. Do đó cơ thể có thể bị mất nước. Nếu bạn bị tiểu đường và thường xuyên thấy khát và đi tiểu, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về cách cải thiện kiểm soát đường huyết. Và nếu tình trạng này trầm trọng, bạn nên đến khám bác sĩ.
Thời kỳ kinh nguyệt
Vào thời kỳ kinh nguyệt, bạn hãy cố gắng uống nhiều nước. Estrogen và progesterone ảnh hưởng đến mức độ hydrat hóa của cơ thể và khi cả hai hoóc-môn này giảm, biểu hiện là bạn bị đau bụng do hội chứng tiền kinh nguyệt, bạn có thể cần tăng cường uống nước.
Hơn nữa, đối với những phụ nữ có thời gian kinh nguyệt kéo dài, lượng máu mất đi nhiều có thể làm cơ thể mất nước nghiêm trọng. Nếu bạn nghĩ bạn ở trường hợp này, hãy bắt đầu đếm số lượng băng vệ sinh bạn sử dụng. Nếu cứ 2 tiếng phải thay băng một lần, bạn hãy đi khám phụ khoa.
Các thuốc kê đơn
Kiểm tra các tác dụng phụ của thuốc. Nhiều loại thuốc đóng vai trò như thuốc lợi tiểu, khiến bạn đi tiểu nhiều hơn và tăng nguy cơ mất nước. Các thuốc huyết áp là một ví dụ phổ biến. Thêm vào đó, bất kỳ thuốc nào có những tác dụng phụ tiềm ẩn như tiêu chảy hoặc nôn cũng có thể gây mất nước nếu bạn bị những tác dụng phụ này. Nếu thuốc của bạn nằm trong danh sách trên, hãy tăng cường uống nước.
Chế độ ăn ít carb
Carbonhydrat được lưu trữ trong cơ thể bạn cùng với dịch cơ thể. Đó là lý do tại sao bạn giảm gấp đôi lượng nước khi bạn giảm tinh bột. Điều đó có thể tốt cho trọng lượng của bạn nhưng lại không tốt cho lượng nước của cơ thể. Thêm vào đó, vì carb toàn phần như bột yến mạch, mì ống nguyên hạt, gạo nâu, tất cả đều được ngâm trong nước khi chế biến, ăn những loại này có thể làm tăng lượng nước cho cơ thể. Việc cắt giảm chúng trong thực đơn khiến bạn có thể cũng vô tình làm giảm lượng nước hấp thu.
Căng thẳng
Khi bạn bị căng thẳng, tuyến thượng thận sản sinh các hoóc-môn stress. Và nếu bạn liên tục bị căng thẳng, tuyến thượng thận của bạn sẽ phải làm việc quá tải, gây suy thượng thận. Vấn đề là, thượng thận cũng sản xuất hoóc-môn aldosterone, giúp điều tiết hàm lượng chất lỏng và chất điện giải của cơ thể, khi cơ thể giảm sản sinh aldosterone sẽ gây mất nước và mức độ điện giải thấp. Trong khi việc bù dịch có thể có lợi trong thời gian ngắn, hạn chế các biến cố căng thẳng vẫn là giải pháp lâu dài.
Hội chứng ruột kích thích
Các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích (như nôn và tiêu chảy kéo dài) có thể gây mất nước. Hơn nữa, nhiều người bị hội chứng này đã tự đặt ra chế độ ăn loại trừ những loại thực phẩm họ tin là tác nhân gây bệnh. Nếu những thực phẩm này có chứa chất lỏng hoặc nhiều nước, thì việc loại bỏ chúng sẽ góp phần gây mất nước.
Tập luyện
Chúng ta thường nghĩ mất nước sau khi tập luyện là vấn đề của các vận động viên, nhưng bất cứ khi nào bạn đổ mồ hôi, có thể sau cuộc đi bộ kéo dài hàng giờ hoặc chạy bộ quanh nhà, bạn cũng đang bị mất nước. Và ngày này qua ngày khác, nếu bạn ra mồ hôi nhiều hơn nước bạn uống vào, bạn có thể bị mất nước nghiêm trọng. Do vậy hãy bổ sung nước sau khi tập luyện.
Mang thai
Trong khi mang thai, thể tích máu và cung lượng tim tăng, làm gia tăng nhu cầu về dịch. Hơn nữa buồn nôn và nôn do ốm nghén cũng có thể gây mất nước. Nếu bạn đang mang thai, đừng chấp nhận ốm nghén như một chuyện đương nhiên mà hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để giảm bớt các triệu chứng.
Lão hóa
Khi bạn có tuổi, khả năng duy trì nước của cơ thể cũng như khả năng cảm nhận khát nước giảm đi, có nghĩa là rất dễ bị mất nước và khó nhận biết được cơ thể đang mất nước. Nếu bạn thường quên uống nước trong ngày, hãy thử đặt một chai nước ở gần bạn mọi lúc và mỗi ngày cố gắng uống nước đầy đủ.
Độ cao
Khi bạn đi lên cao, cơ thể bạn thích nghi bằng cách tăng nhịp thở cũng như tăng cường tiểu tiện. Trong khi cả hai điều này là cần thiết để thích nghi với độ cao và lượng oxy thì việc tiểu tiện liên tục và thở dốc khiến có thể khiến bạn bị mất nước.
Uống rượu
Uống rượu khiến bạn phải đi vệ sinh thường xuyên và do vậy bạn có thể bị mất nước. Rượu ức chế hoóc-môn chống bài niệu. Thông thường loại hoóc-môn này sẽ chuyển một lượng dịch cơ thể bạn đang tiêu thụ ngược trở lại cơ thể và nhưng khi bạn uống rượu nó lại chuyển xuống bàng quang. Trong khi đó, do nhờ tác dụng lợi tiểu của rượu, các tế bào co lại, đẩy nhiều nước vào bàng quang hơn. Tất cả những điều này làm mất đi lượng nước của cơ thể. Hơn nữa, vì rượu làm suy giảm khả năng nhận biết các dấu hiệu sớm của mất nước – như khát nước và mệt mỏi – nên các dấu hiệu mất nước dễ bị bỏ qua.
Ăn quá ít trái cây và rau xanh
Ăn quá ít trái cây và rau xanh cũng là nguyên nhân khiến cơ thể bị thiếu nước. Do vậy, hãy bổ sung các loại trái cây và rau xanh chứa nhiều nước trong thực đơn hàng ngày để tránh cho cơ thể bị mất nước.
Cho con bú
Cho con bú nghĩa là bên cạnh việc chuyển chất điện giải, protein, khoáng chất và các chất khác mẹ còn chuyển cả nước từ cơ thể mẹ sang con. Vì vậy, tất nhiên nó sẽ làm giảm lượng nước của cơ thể. Nếu bạn bắt đầu cảm thấy khó chịu hãy tăng cường bù dịch và hỏi ý kiến bác sĩ. Đó có thể là dấu hiệu mất nước nghiêm trọng.
5 sai lầm khi sử dụng thuốc điều trị cúm A
Những ngày này, ‘cúm A’ là một từ khóa về sức khỏe mà ai cũng quan tâm. Đối phó với bệnh cúm như thế nào? Làm sao để mỗi người mắc bệnh biết cách sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, tránh những sai lầm khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn?
Bộ Y tế: Tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm, sởi và các bệnh lây qua đường hô hấp
PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế đã ký ban hành văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường phòng, chống bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
Lịch sử ra đời và ý nghĩa ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/02
Cách đây 70 năm, ngày 27/2/1955 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết thư gửi đến Hội nghị cán bộ y tế toàn quốc, trong thư Bác đã ân cần thăm hỏi, dành sự quan tâm đặc biệt đối với cán bộ y tế, đồng thời Bác đã căn dặn: “phải thương yêu người bệnh; người bệnh phó thác tính mạng của họ với các cô, các chú; Chính phủ phó thác cho các cô các chú việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khoẻ của Đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, cán bộ y tế cần phải thương yêu chăm sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình; coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn; lương y phải như từ mẫu, những lời căn dặn đó vẫn vang vọng, thấm sâu trong tâm trí của những người thầy thuốc Việt Nam.
Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
Hiện nay, Nhật Bản đang bùng phát dịch cúm mùa (chủ yếu là cúm A, nhưng cúm B vẫn có nguy cơ lan rộng). Theo thống kê từ 2/9/2024 - 26/1/2025, đã ghi nhận 9,5 triệu ca mắc cúm mùa. Trước tình hình này, mọi người cần nâng cao cảnh giác, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mạn tính.
Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản
Bộ Y tế sẽ tiếp tục theo dõi, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh trong nước và trên thế giới để triển khai các biện pháp phù hợp, kịp thời, nhất là trong thời điểm hiện tại với thời tiết thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp lây lan...
Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
Thực hiện Công điện số 07/CĐ-TTg ngày 26/01/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài; công văn số 557/BYT-MT ngày 03/02/2025 về việc tăng cường hướng dẫn các biện pháp bảo vệ sức khỏe người dân trước ảnh hưởng của rét đậm, rét hại; văn bản số 265/UBND-KTTC ngày 28/01/2025 của Ủy ban Nhân dân tỉnh về việc chủ động biện pháp phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài trên địa bàn tỉnh.
CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)
Một mùa Xuân mới đang về, mang theo niềm hân hoan, sức sống mới trên khắp mọi miền của Tổ quốc. Mùa xuân này càng trở nên ý nghĩa hơn khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2025) như một mốc son chói lọi để cả nước bước vào một chặng đường phát triển mới, hướng tới một tương lai rạng ngời.
Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư số 05/2025/TT-BYT ngày 17 tháng 01 năm 2025 quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập. Thông tư này quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập.
Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
Thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, người dân thường tổ chức các buổi hội họp ăn uống, liên hoan, tất niên, gặp mặt đầu xuân, tham gia các lễ hội, do vậy nhu cầu sử dụng rượu bia trong những ngày này gia tăng, số trường hợp phải nhập viện do say rượu, ngộ độc rượu vì thế cũng cao hơn so với các dịp khác trong năm.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- 5 sai lầm khi sử dụng thuốc điều trị cúm A
- Bộ Y tế: Tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm, sởi và các bệnh lây qua đường hô hấp
- Lịch sử ra đời và ý nghĩa ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/02
- Dấu ấn công tác vận động, hiến tặng mô tạng năm 2024
- Gặp mặt cán bộ làm công tác Y học Lao động qua các thời kỳ
- Giám sát triển khai tiêm vắc xin phòng Sởi tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong