Những quan niệm sai lầm về sức khỏe trong mùa đông
Dưới đây là những quan niệm sai lầm về sức khỏe thường gặp trong mùa đông.
Chắc chắn tất cả chúng ta đều không hề xa lạ với cảnh báo rằng ở ngoài trời quá lâu trong tiết trời lạnh giá sẽ khiến chúng ta dễ “bị” cảm lạnh.
Tuy nhiên, Bác sỹ D.J.Verret, chuyên khoa Tai-Mũi-Họng đến từ Dallas (Mỹ) đã khẳng định quan điểm này là hoàn toàn sai lầm: “Thực tế là thời tiết giá lạnh không liên quan gì tới nguy cơ mắc bệnh cảm lạnh. Nguyên nhân gây cảm lạnh là do vi rút hoặc vi khuẩn - thường xuất hiện nhiều hơn vào mùa đông - lây truyền từ người này qua người khác do tiếp xúc gần gũi khi ở trong nhà”.
Chính vì thế, dành nhiều thời gian ở ngoài sẽ giúp chúng ta giảm nguy cơ tiếp xúc với các mầm bệnh khó chịu này hơn.
2. “Nhiều người bị trầm cảm hơn trong mùa đông”
Bầu trời xám xịt và ảm đạm với sự lạnh giá có vẻ như là những nguyên nhân khá hợp lý khiến bệnh trầm cảm có khả năng đạt đỉnh điểm trong những tháng mùa đông. Tuy nhiên, các chuyên gia về sức khỏe thì cho rằng giả thuyết đó chỉ hoàn toàn là….tưởng tượng.
“Trái ngược với những gì mà mọi người vẫn tưởng, mùa đông không phải là thời điểm mà bệnh trầm cảm hoành hành nhiều hơn so với các mùa còn lại”, BS John Sharp, Giáo sư tại Đại học Harvard (Mỹ) cho biết.
Vào mùa đông, có thể một số người hay gặp phải triệu chứng rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD) với những triệu chứng khá giống với trầm cảm như khó chịu, mất ngủ và mất tập trung. Nếu bạn mắc phải chứng bệnh này hoặc thậm chí chỉ là cảm thấy thiếu năng lượng hơn trong giai đoạn này thì hãy thử dùng liệu pháp ánh sáng. Với liệu pháp này, chúng ta có thể tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc ánh sáng nhân tạo với cường độ ánh sáng tối thiểu là 10.000 lux (đơn vị đo ánh sáng) trong thời gian khoảng 20 phút mỗi ngày. Điều đó sẽ giúp chúng ta thấy tinh thần phấn chấn hơn rất nhiều trong mùa đông, kể cả với những người không bị chứng SAD.
Chính vì quan niệm này mà chúng ta thường vô cùng lo lắng mỗi khi ra ngoài trời lạnh mà quên mang mũ, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ.
Tuy nhiên, theo BS Sharp thì “Đây chỉ là chuyện hoang tưởng”. Thực sự là nhiệt lượng của cơ thể sẽ bị mất đi do bất kỳ bộ phận nào của cơ tiếp xúc trực tiếp với khí lạnh mà không được bảo vệ bằng quần áo hoặc khăn ấm. Chính vì thế, nếu bạn có chẳng may quên đội mũ thì nó “cũng không phải là rủi ro quá lớn cho sức khỏe”.
Tóm lại, chắc chắn sẽ an toàn hơn nếu bạn đội mũ khi ra ngoài trời lạnh. Nhưng nếu bạn không may để quên mũ ở nhà thì cũng đừng quá lo lắng nếu bạn vẫn mang đủ quần áo, khăn và giày ấm áp.
4. “Không nên tập thể dục vào mùa đông”
Trời lạnh có thể khiến chúng ta ngại ngần mỗi khi nghĩ đến việc chui ra khỏi chăn ấm để tập thể dục. Ngoài ra, quan niệm “tập thể dục vào mùa đông có thể gây hại cho sức khỏe” mà chúng ta vẫn nghe nhiều người nói từ trước tới nay càng khiến mọi động lực tan biến.
Tuy nhiên, hãy thay đổi quan điểm của bạn về vấn đề này vì “tập thể dục khi trời lạnh hoàn toàn tốt cho sức khỏe”, BS Sharp chia sẻ.
Điều chúng ta cần lưu ý khi tập thể dục trong mùa đông là “cần khởi động để làm ấm cơ thể trước khi bước ra trời lạnh”, ví dụ như đi bộ một lát trước khi bắt đầu chạy nhanh… vì việc gắng sức một cách đột ngột khi trời lạnh có thể nguy hiểm cho tim mạch. Và với những ai có tiền sử bệnh tim thì cần hỏi ý kiến của bác sỹ trước khi bắt đầu chế độ tập luyện cho mùa đông.
Khi mùa đông đến với thời tiết giá lạnh và sự vắng bóng của ánh nắng mặt trời khiến ý tưởng “ngủ đông” nghe thập hấp dẫn. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn nên ngủ nhiều hơn trong mùa đông.
“Mặc dù mong muốn được tận hưởng sự ấm áp và dễ chịu khi nằm trên giường là điều khá tự nhiên nhưng về mặt khoa học thì chúng ta thực sự không cần ngủ nhiều hơn”, BS
Sharp chia sẻ. Thực ra không có gì sai lầm nếu chúng ta đi ngủ sớm hơn, nhưng hãy lưu ý đừng ngủ quá nhiều.
“Một vài người nhận thấy khi họ ngủ nhiều hơn vào ban đêm thì ban ngày họ lại càng buồn ngủ hơn và thậm chí là hơi choáng váng một chút”.
6. “Không cần dùng kem chống nắng vào mùa đông”
Nếu bạn vẫn nghĩ rằng do trời lạnh và đầy mây mù nên việc dùng kem chống nắng hoàn toàn không cần thiết thì bạn đã nhầm.
Bà Debra Jaliman, Bác sỹ chuyên khoa da liễu đến từ New York (Mỹ ) cho biết: “Mặt trời với các tia cực tím UV vẫn luôn hiện diện quanh năm dù chúng ta không nhìn thấy bằng mắt thường. Chính vì thế, dù là trong mùa đông thì chúng ta vẫn nên dùng kem chống nắng với độ chống nắng SPF 30”.
7. “Da khô trong mùa đông chỉ là chút phiền toái nhỏ”
Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư số 05/2025/TT-BYT ngày 17 tháng 01 năm 2025 quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập. Thông tư này quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập.
Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
Thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, người dân thường tổ chức các buổi hội họp ăn uống, liên hoan, tất niên, gặp mặt đầu xuân, tham gia các lễ hội, do vậy nhu cầu sử dụng rượu bia trong những ngày này gia tăng, số trường hợp phải nhập viện do say rượu, ngộ độc rượu vì thế cũng cao hơn so với các dịp khác trong năm.
Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh xây dựng Kế hoạch triển khai công tác y tế phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 diễn ra từ ngày 25/01/2025 đến hết ngày 02/02/2025, cụ thể như sau:
DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
Hằng năm, trên thế giới tỉ lệ trẻ sinh ra bị nhiễm hoặc có nguy cơ lây nhiễm HIV, viêm gan B, giang mai từ mẹ khá cao. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, khu vực Tây Thái Bình Dương mỗi năm có khoảng 180.000 trẻ bị nhiễm viêm gan vi rút B, 13.000 trẻ bị nhiễm giang mai và 1.400 trẻ bị nhiễm HIV.
8 cách phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh
Hiện nay, Miền Bắc đang vào mùa Đông Xuân. Đặc biệt vào 2,3 ngày nay, nhiệt độ xuống rất thấp. Thời tiết lạnh, ẩm là điều kiện thuận lợi cho các loại virus, vi khuẩn, nấm mốc gây bệnh phát triển. Chúng dễ dàng thâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp khi hít thở, đặc biệt đối với trẻ nhỏ, người cao tuổi, mắc bệnh nền hoặc suy giảm miễn dịch (HIV/AIDS, sử dụng corticoid kéo dài), sức đề kháng yếu, dễ mắc bệnh.
Bộ Y tế đề xuất quy định mới về cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH
Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định chi tiết thi hành Luật bảo hiểm xã hội (BHXH) và Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế. Trong đó, Bộ đề xuất quy định về cấp và quản lý giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH.
Chính thức cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển, sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng từ 1.1. 2025
Chính thức cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển, sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng từ 1.1. 2025 Ngày 30/11/2024 Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 173/2024/QH15 về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Bộ Y tế công bố 62 bệnh hiếm, hiểm nghèo không cần giấy chuyển tuyến được hưởng BHYT 100%
Ngay trong ngày đầu tiên của năm 2025, GS.TS Trần Văn Thuấn - Thứ trưởng Bộ Y tế đã ký ban hành Thông tư hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT năm 2024, trong đó có danh mục 62 bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo không cần giấy chuyển viện, người bệnh vẫn được hưởng 100% mức hưởng BHYT.
Ngành Y tế Quảng Ninh tổng kết công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 2024
Chiều ngày 19/12/2024, Sở Y tế Quảng Ninh tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
- DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
- 8 cách phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh