Những “sát thủ” bất ngờ của hệ miễn dịch
![](http://www.anninhthudo.vn/Uploaded/sonhm/2014_09_19/mien-dich.jpg)
Dụng cụ nhà bếp. Sử dụng một số loại nồi và chảo có chứa chất chống dính dẫn đến khả năng bị viêm xương khớp, một loại bệnh liên quan đến cơ chế tự miễn dịch. Tuy nhiên, không cần quá lo lắng, khi phát hiện nồi, chảo bắt đầu có vết trầy xước, hãy thay mới bằng dụng cụ nhà bếp thủy tinh hoặc inox để tránh chất độc hại nói trên.
Cô đơn. Gần đây, khoa học phát hiện thấy các tế bào miễn dịch quét khắp cơ thể xem chỗ nào bị bệnh, sau đó chia sẻ thông tin giống như đàn ong mật. Tương tự như vậy, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu ít kết nối xã hội, con người sẽ tăng nguy cơ bị bệnh và chết sớm. Không nhất thiết phải tìm kiếm những người bạn mới, sống vị tha với người xung quanh, hoặc làm từ thiện sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch.
Thiếu ngủ. Ngủ kém có thể làm giảm số lượng tế bào cần thiết để chống lại nhiễm trùng. Một nghiên cứu của Đại học Chicago cho biết, những tình nguyện viên chỉ ngủ 4 tiếng đồng hồ một đêm trong một tuần bị giảm một nửa số lượng kháng thể chiến đấu chống bệnh cúm. Vì thế, mục tiêu của mỗi người là ngủ trọn vẹn 7 đến 9 tiếng mỗi đêm, tránh xa màn hình ít nhất 2 tiếng trước giờ đi ngủ vì ánh sáng từ màn hình điện tử có thể ngăn cản bộ não chuyển sang chế độ ngủ.
Thuốc kháng sinh. Uống thuốc kháng sinh có thể giảm hàm lượng cytokine, các hormone truyền dẫn quan trọng của hệ miễn dịch trong thời điểm bệnh tật tấn công. Vì thế, cần nhớ nguyên tắc: Các bệnh nhiễm trùng tai, xoang, cảm lạnh, cúm hầu hết là do virus, nếu uống thuốc kháng sinh sẽ không có tác dụng, thậm chí còn quét sạch vi khuẩn hỗ trợ hệ miễn dịch trong ruột. Khi dùng kháng sinh, hãy tuân thủ đúng liều dùng và thời gian, đồng thời ăn thêm sữa chua và các loại thực phẩm lên men ít đường để phục hồi lại hệ vi khuẩn đường ruột.
Đường. Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Mỹ, tiêu thụ 100 gram đường (tương đương hàm lượng có trong một chai soda, một thanh kẹo) làm giảm đáng kể khả năng tiêu diệt vi khuẩn của các tế bào bạch cầu trong vòng 5 tiếng. Bởi vậy, tránh thức ăn có đường càng nhiều càng tốt, đặc biệt là trong mùa lạnh và khi bị cúm.
Mất nước. Chất lỏng giúp cơ thể loại thải các độc tố gây tổn hại đến hệ miễn dịch đồng thời mang chất dinh dưỡng đến bất kỳ khu vực nào đang bị nhiễm trùng. Đây là điều chúng ta ít để ý khi đề cập đến hệ quả của việc không uống đủ nước hàng ngày, trong khi rất nhiều người rơi vào tình trạng mất nước nhẹ mà biểu hiện là nước tiểu có màu vàng sậm.
Ô nhiễm không khí. Khoa học đã chứng minh, ô nhiễm không khí và sự tổn thương của hệ miễn dịch có liên quan đến nhau. Trong các chất gây ô nhiễm không khí, hóa chất từ ống xả xe hơi, keo nhựa than đá có tác hại nhất đối với hệ miễn dịch.
Thuốc trừ sâu. Sử dụng thuốc trừ sâu độc hại có thể tăng nguy cơ phát triển bệnh tự miễn, theo số liệu vừa được trình bày tại một hội nghị về thấp khớp của Mỹ. Những phụ nữ phun thuốc trừ sâu ít nhất 6 lần một năm sẽ có nguy cơ mắc viêm khớp dạng thấp và bệnh lupus tăng khoảng 2,5 lần. Vì thế, các chuyên gia khuyến cáo, nên sử dụng các biện pháp kiểm soát sâu bệnh không độc hại, chẳng hạn chăm sóc vườn bằng biện pháp hữu cơ, trồng cây cỏ thu hút côn trùng có ích cũng có thể giảm trừ sâu hại.
Tổ chức Hội diễn, Hội thao Ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025
Nhân Kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955-27/02/2025) và Chào mừng Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030, Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Công đoàn Ngành y tế tổ chức Hội diễn, Hội thao ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025.
5 sai lầm khi sử dụng thuốc điều trị cúm A
Những ngày này, ‘cúm A’ là một từ khóa về sức khỏe mà ai cũng quan tâm. Đối phó với bệnh cúm như thế nào? Làm sao để mỗi người mắc bệnh biết cách sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, tránh những sai lầm khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn?
Bộ Y tế: Tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm, sởi và các bệnh lây qua đường hô hấp
PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế đã ký ban hành văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường phòng, chống bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
Lịch sử ra đời và ý nghĩa ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/02
Cách đây 70 năm, ngày 27/2/1955 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết thư gửi đến Hội nghị cán bộ y tế toàn quốc, trong thư Bác đã ân cần thăm hỏi, dành sự quan tâm đặc biệt đối với cán bộ y tế, đồng thời Bác đã căn dặn: “phải thương yêu người bệnh; người bệnh phó thác tính mạng của họ với các cô, các chú; Chính phủ phó thác cho các cô các chú việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khoẻ của Đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, cán bộ y tế cần phải thương yêu chăm sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình; coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn; lương y phải như từ mẫu, những lời căn dặn đó vẫn vang vọng, thấm sâu trong tâm trí của những người thầy thuốc Việt Nam.
Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
Hiện nay, Nhật Bản đang bùng phát dịch cúm mùa (chủ yếu là cúm A, nhưng cúm B vẫn có nguy cơ lan rộng). Theo thống kê từ 2/9/2024 - 26/1/2025, đã ghi nhận 9,5 triệu ca mắc cúm mùa. Trước tình hình này, mọi người cần nâng cao cảnh giác, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mạn tính.
Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản
Bộ Y tế sẽ tiếp tục theo dõi, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh trong nước và trên thế giới để triển khai các biện pháp phù hợp, kịp thời, nhất là trong thời điểm hiện tại với thời tiết thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp lây lan...
Hiến tạng cứu người - Gửi lại đời sự sống
Mỗi ngày, có hàng ngàn người bị suy tạng giai đoạn cuối vẫn đang chờ đợi để được ghép tạng, chờ một phép màu đến với họ, đó là có được nguồn tạng từ người hiến tặng sau khi qua đời hoặc chết não. Nhiều người bệnh tưởng chừng chẳng còn hy vọng được sống tiếp nhưng nhờ nhận được tạng hiến, họ kéo dài sự sống thêm hàng chục năm, sống vui với gia đình.
Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
Thực hiện Công điện số 07/CĐ-TTg ngày 26/01/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài; công văn số 557/BYT-MT ngày 03/02/2025 về việc tăng cường hướng dẫn các biện pháp bảo vệ sức khỏe người dân trước ảnh hưởng của rét đậm, rét hại; văn bản số 265/UBND-KTTC ngày 28/01/2025 của Ủy ban Nhân dân tỉnh về việc chủ động biện pháp phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài trên địa bàn tỉnh.
CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)
Một mùa Xuân mới đang về, mang theo niềm hân hoan, sức sống mới trên khắp mọi miền của Tổ quốc. Mùa xuân này càng trở nên ý nghĩa hơn khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2025) như một mốc son chói lọi để cả nước bước vào một chặng đường phát triển mới, hướng tới một tương lai rạng ngời.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.