Những thực phẩm ăn nhiều có thể gây ngộ độc hoặc tử vong
Cá ngừ
Những người mê món sushi của Nhật Bản hãy cảnh giác: ăn quá nhiều cá ngừ sống có thể làm tăng hàm lượng thủy ngân trong máu. Những loài cá lớn nằm hàng đầu trong chuỗi thức ăn, giống như cá ngừ vây xanh, có thể tích tụ lượng thủy ngân lớn trong cơ thể vì chúng ăn nhiều cá nhỏ trong suốt đời sống. Cần lưu ý là cá ngừ làm sushi trong các nhà hàng có khuynh hướng ngậm thủy ngân cao hơn cá trong siêu thị, theo nghiên cứu được công bố trên chuyên san Biology Letters vào năm 2010. Do thủy ngân có thể gây những vấn đề nghiêm trọng về thần kinh, nên thai phụ và trẻ nhỏ được khuyên tránh ăn quá nhiều cá ngừ, theo Cơ quan Dược và thực phẩm Mỹ và Cơ quan Bảo vệ môi trường. Những người này có thể ăn đến 170 gr mỗi tuần và không hơn.
Nhục đậu khấu
Nếu ăn lượng bình thường nhục đậu khấu thì chẳng có vấn đề gì. Tuy nhiên, cơn ác mộng sẽ ập đến ngay lập tức nếu loại gia vị này được dùng làm thuốc tạo ảo giác giá rẻ. Các triệu chứng ngộ độc nhục đậu khấu thường diễn ra sau 3 đến 8 giờ, bao gồm hốt hoảng, sợ hãi. Theo một trường hợp đăng trên chuyên san Emergency Medicine Journal, một số người còn có thể trải qua các cơn loạn thần kinh, bị tách rời khỏi thực tế và ảo giác thị lực. Đã có trường hợp tử vong do ngộ độc nhục đậu khấu trong lịch sử y khoa. Ca đầu tiên vào năm 1908, khi một bệnh nhân 8 tuổi ăn khoảng 14 gr hạt. Trường hợp thứ hai xảy ra vào năm 2001, liên quan đến một người 55 tuổi, theo chuyên san Forensic Science International.
Trà nấm thủy sâm
Trà nấm thủy sâm, hay Kombucha, là loại trà đen, ngọt, được lên men bởi một loại nấm gọi là thủy sâm. Dân gian cho rằng thức uống dạng này có công dụng tăng cường hệ miễn dịch và những lợi ích khác. Tuy nhiên, Hiệp hội Ung thư Mỹ cảnh báo nên cẩn thận với trà nấm thủy sâm, vì có thể nhiễm khuẩn hoặc mốc gây ra bệnh. Đã có một số trường hợp bị phản tác dụng khi uống trà. Trong báo cáo gần đây đăng trên chuyên san Intensive Care Medicine, các bác sĩ thuộc Trung tâm y khoa Cedars-Sinai ở Los Angeles (Mỹ) ghi nhận một thanh niên 22 tuổi vừa bị chẩn đoán có HIV đã ngã bệnh trong vòng 12 giờ kể từ khi uống trà. Bệnh nhân thở gấp, thân nhiệt tăng vọt đến 39,4 độ C, sau đó trở nên thích gây gổ và hành vi lộn xộn. Bác sĩ phải cho thuốc an thần và đặt ống khí quản.
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh dịch chỉ ra rằng trà nấm thủy sâm nếu uống khoảng 113 gr/ngày có thể không gây phản ứng phụ ở người khỏe mạnh. Tuy nhiên, những người đang mang bệnh hoặc uống quá nhiều trà cần phải chú ý.
Cà phê
Theo các chuyên gia, bạn không nên uống hơn 500 đến 600 mg caffeine mỗi ngày. Trung bình một ly cà phê rang 226 gr chứa khoảng 200 mg caffeine, một ly espresso chứa 75 mg, và một ly trà đen 226 gr cũng mang theo 120 mg caffeine.
Nếu hấp thu hơn 600 đến 900 mg caffeine mỗi ngày, một người có thể bị những vấn đề sau: mất ngủ, bồn chồn, loạn nhịp tim, rung cơ, bất ổn và nhức đầu.
Khế
Ngộ độc quả khế được ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1980 tại Malaysia, khi đó loại trái cây này được phát hiện làm suy nhược hệ thần kinh trung ương. Khế rất ít gây nguy hiểm cho người đang khỏe mạnh và ăn với số lượng bình thường. Tuy nhiên, người có tiền sử bệnh thận có thể bị suy thận cấp tính, như một trường hợp vào năm 2006 được đăng tải trên chuyên san Nephrology. Theo đó, cơ thể của một bệnh nhân bị bệnh thận mạn tính đã phản ứng dữ dội sau khi người này ăn khế, dẫn đến tình trạng suy thận cấp tốc và thương tổn vĩnh viễn vùng thận. Trong một ca tương tự trên chuyên san Hong Kong Medical Journal vào năm 2009, một bà cụ 76 tuổi bị thận mạn tính đã phải nhập viện trong tình trạng tâm thần có vấn đề và tim đập nhanh sau khi ăn 2 trái khế.
Những triệu chứng thường xảy ra khi ngộ độc bao gồm nấc cụt, ói mửa, cơ thể lả đi, mất ngủ, thần trí không còn tỉnh táo, bị co giật và giảm huyết áp. Người có tiền sử bệnh thận nên tránh ăn khế, nhất là khi bụng đang đói.
Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang đến gần, các mặt hàng thực phẩm phục vụ Tết đã và đang được mua bán nhộn nhịp. Đây cũng là thời điểm nhiều thực phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, thực phẩm giả trà trộn vào thị trường. Chính vì vậy, bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết là vấn đề rất được quan tâm.
Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
Thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, người dân thường tổ chức các buổi hội họp ăn uống, liên hoan, tất niên, gặp mặt đầu xuân, tham gia các lễ hội, do vậy nhu cầu sử dụng rượu bia trong những ngày này gia tăng, số trường hợp phải nhập viện do say rượu, ngộ độc rượu vì thế cũng cao hơn so với các dịp khác trong năm.
Bổ sung kẽm cho người cao tuổi
Kẽm là một nguyên tố vi lượng quan trọng, là thành phần không thể thiếu trong cơ thể, có vai trò lớn với sức khỏe của người cao tuổi. Bổ sung kẽm cho người lớn là điều cần thiết.
Rửa rau bằng nước muối có giúp loại bỏ hoá chất, diệt giun sán?
Nhiều bà nội trợ có thói quen ngâm rau trong nước muối để loại bỏ hoá chất, vi khuẩn, các loại giun sán trong rau.
8 thực phẩm giàu men vi sinh có thể giúp giải quyết các vấn đề về dạ dày
Ngày nay, ngày càng có nhiều người gặp phải các vấn đề về dạ dày. Để giải quyết chúng, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tầm quan trọng của hệ vi sinh đối với sức khỏe đường ruột.
Nắng nóng, làm sao chọn được thịt lợn an toàn?
Thời tiết nắng nóng thực phẩm dễ ôi thiu hơn trong khi đó nhiều gian thương cố tình bán thịt không đảm bảo an toàn thực phẩm, "hô biến" các loại thịt chất lượng kém đưa ra bán.
Tác hại của cà pháo ít người biết
Cà pháo là món ăn khoái khẩu được nhiều người yêu thích nhưng những tác hại của nó cũng khiến người mê món này phải giật mình.
Nguyên tắc chế biến, bảo quản thực phẩm ngừa ngộ độc
Chế biến, bảo quản đồ ăn sai cách có thể làm lây lan vi khuẩn gây hại, tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
6 loại thực phẩm ăn không hết cũng tuyệt đối không để qua đêm
Một số thực phẩm để qua đêm rất dễ gây ngộ độc đường tiêu hóa, thậm chí gây tổn thương nhất định cho gan và thận, gây nguy hiểm lớn cho sức khỏe.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
- Lễ kết nạp đảng viên mới Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh
- Ghi nhận gần 290.000 ca mắc cúm mùa trong năm qua, Bộ Y tế nêu các khuyến cáo phòng chống cúm
- Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản
- Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)