Những thực phẩm có khả năng gây ung thư
Ngày nay, mặc dù bệnh ung thư không còn là căn bệnh “vô phương cứu chữa” nhưng thế giới hiện đại đang chứng kiến sự tàn phá vượt trội của căn bệnh này đối với con người. Số người mắc ung thư ngày càng gia tăng hơn so với trước đây. Tại sao y học càng phát triển, xã hội càng hiện đại, số người bị ung thư càng tăng?... Nguyên nhân chính là do sự phát triển của xã hội, kèm theo nó là ô nhiễm môi trường, lối sống thiếu tích cực và đặc biệt việc sản xuất thực phẩm công nghiệp, sử dụng hóa chất tràn lan là thủ phạm gây ra các loại bệnh ung thư ở người.
Thực phẩm giúp con người duy trì sức khỏe và thể trạng nhưng cũng chính nó đang tàn phá sức khỏe con người. Lý giải cho việc hủy hoại sức khỏe của thực phẩm có nhiều nguyên nhân, trong đó phần lớn có sự tham gia của con người trong chế biến và lựa chọn thực phẩm. Để bảo vệ sức khỏe của mình, chúng ta không chỉ cần trở thành người tiêu dùng thông minh mà cần phải có kiến thức.
Thực phẩm chế biến
Các nhà khoa học đã chứng minh thực phẩm chế biến sẵn cực kỳ có hại cho sức khỏe bởi trong các sản phẩm đó nhà sản xuất đã sử dụng nhiều chất hóa học, chất bảo quản, phẩm màu nhân tạo, muối, đường… để bảo quản cũng như duy trì sự thơm ngon của sản phẩm. Tất cả nhằm phục vụ mục đích thương mại.
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra các loại phụ gia thực phẩm là một trong những hóa chất gây ra các loại bệnh ung thư nhiều nhất, mặc dù nhiều loại phụ gia đã được chứng minh vô hại cho sức khỏe nếu sử dụng đúng liều lượng. Các loại thực phẩm sử dụng phẩm màu nhân tạo hay thực phẩm hun khói cũng nằm trong nhóm này, chúng chứa nhiều chất hóa học độc hại cho cơ thể con người.
Tạp chí Journal of Clinical Nutrition của Mỹ đã công bố một nghiên cứu cho biết, một chế độ ăn nhiều muối làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày thêm 10%, điều này đã được chứng minh ở Nhật Bản. Đây là quốc gia có tuổi thọ cao nhất thế giới nhưng mô hình bệnh tật, đặc biệt là bệnh ung thư dạ dày rất cao bởi người dân ở đây có thói quen ăn mặn, và sử dụng nhiều thực phẩm ngâm, muối.
Thịt đỏ hoặc thịt chế biến
Các nghiên cứu y sinh học đều cho rằng, những người ăn nhiều thịt đỏ và thịt chế biến có nguy cơ bị ung thư dạ dày và đường ruột cao hơn những người khác. Thịt đỏ bao gồm các loại thịt lợn, bò, cừu, bê..., các sản phẩm đã chế biến làm từ thịt như xúc xích, thịt bò khô, patê, thịt hộp các loại... cũng ẩn chứa những nguy cơ đối với sức khỏe. Trong các loại thịt chế biến có hàm lượng cao sodium nitrite và sodium nitrate để giữ màu sắc và kéo dài tuổi thọ cho sản phẩm. Tuy nhiên chính những hợp chất này có thể được chuyển đổi thành nitrosamine, một hợp chất gây ung thư. Các thí nghiệm trên chuột cho thấy, chuột được nuôi bằng các thực phẩm có hàm lượng cao nitrite và nitrate đều dễ dàng mắc các bệnh ung thư.
Cách chế biến thực phẩm chiên, nướng đã tạo ra các chất hóa học gây bệnh ung thư cho con người. Khi nướng thực phẩm ở nhiệt độ cao, sẽ tạo ra các amin dị vòng (HCA) và hydrocarbon thơm đa vòng (PAH) gây ung thư. Theo Trung tâm y khoa Mỹ các chất này đẩy nhanh nguy cơ ung thư tiền tiệt tuyến, tụy và đại tràng. .. Nó là chất độc hại có nhiều trong khói thuốc lá, khói xe....
Đường
Nhiều người cho rằng đường thúc đẩy hình thành và phát triển của ung thư? Điều này có đúng không? Nó không hoàn toàn đúng, bởi tất cả các tế bào trong máu kể cả tế bào ung thư đều được nuôi dưỡng bởi nguồn năng lượng từ thực phẩm chuyển hóa thành đường glucose. Đến nay khoa học không khẳng định đường làm tăng nặng bệnh ung thư mà nó chỉ là nguyên nhân gián tiếp đưa đến bệnh ung thư. Đường gây thừa cân, béo phì, từ đó làm thay đổi nồng độ hormon, insulin của cơ thể sinh ra các bệnh ung thư nguy hiểm như vú, tử cung, đại trực tràng.
Các loại đường có trong hoa quả tự nhiên là một nguồn thực phẩm cực tốt cho con người nhất là bệnh nhân ung thư. Những loại đường tinh chế hoặc từ các sản phẩm có chứa carbohydrate như bánh quy, bánh ngọt, mỳ, đồ hộp cũng rất nhiều đường, nước ngọt và bánh kẹo nói chung đều có nguy cơ gây béo phì. Khi mua thực phẩm, các bà nội trợ nên chú ý các tên gọi khác ghi trên nhãn sản phẩm mà trong thành phần thực chất đều là hợp chất của đường như fructose, lactose, sucrose, maltose, glucose, dextrose.
Trước khi đưa thực phẩm nào vào cơ thể, cần cân nhắc nguy cơ gây bệnh, thể trạng cũng như sức khỏe của mỗi người. Cần lựa chọn các thực phẩm thay thế phù hợp để thực phẩm không là gánh nặng hay gây bệnh cho con người.
Thực phẩm chiên và bim bim
Khoai tây chiên và những đồ ăn sẵn khác như bim bim đều được chế biến ở nhiệt độ cao và sử dụng dầu mỡ, đây là điều kiện lý tưởng tạo ra acrylamide, một chất gây ung thư hình thành khi thực phẩm được nung nóng ở nhiệt độ cao. Acrylamide được tìm thấy khi chế biến thực phẩm ở nhiệt độ cao, trong thời gian dài, bất kể đó là chiên, nướng hay rang. Tuy nhiên cách chế biến luộc, hấp tạo ra ít các chất acrylamide hơn.
Thí nghiệm trên chuột nhắt và chuột cống đều cho thấy, khi tiếp xúc với thời gian dài acmylamide những con chuột này đều mắc các loại bệnh ung thư khác nhau. Do vậy, không nên chế biến thực phẩm ở nhiệt độ cao trong thời gian dài, nên dùng các thực phẩm tươi, chế biến vừa đủ chín.
Trong các đồ chiên rán thường sinh ra các loại chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa (trans fat) gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người, làm tăng cholesterol, tăng triglyceride, tạo ra các mảng bám gây xơ vữa động mạch, đẫn đến nhồi máu cơ tim, đột quỵ... Tuy nhiên cần lưu ý rằng ngay cả quy định nghiêm ngặt của Mỹ về việc ghi thành phần và hàm lượng dinh dưỡng của thực phẩm trên bao bì cũng quy định, nếu hàm lượng trans fat dưới 0,5g trong 1 khẩu phần thì ghi là 0 (zero) trên bao bì. Nên nếu sản phẩm ghi không có trans fat không có nghĩa là sản phẩm không có, chỉ cần 1 lượng nhỏ nhưng tích tụ trong một thời gian dài trong cơ thể chúng sẽ gây bệnh.
Thực phẩm chế biến sẵn như thức ăn nhanh (gà rán, khoai tây chiên…), thức ăn chơi (snack, bánh quy, bánh cake, kẹo…) là các thực phẩm dùng dầu chiên ở nhiệt độ cao, điều này làm cho thực phẩm thơm ngon, bắt mắt hơn và giữ được lâu. Mức độ trans fat trong các loại thực phẩm trên rất cao, lên đến 45% so với chất béo toàn phần.
Uống nhiều rượu
Cơ quan nghiên cứu ung thư Anh đã đưa ra cảnh báo rượu là nguyên nhân gây ra một số bệnh ung thư như ung thư miệng, ung thư gan, ung thư vú, ung thư ruột kết và ung thư vòm họng. Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học lại chứng minh rằng rượu vang đỏ có khả năng phòng chống ung thư, điều này có mâu thuẫn? Xin thưa là hoàn toàn không, bí quyết ở đây là sự điều độ và liều lượng sử dụng. Nếu rượu vang đỏ được sử dụng quá nhiều cũng có thể dẫn bạn tới những bệnh ung thư, giống như bạn sử dụng bất cứ một loại rượu nào khác.
Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang đến gần, các mặt hàng thực phẩm phục vụ Tết đã và đang được mua bán nhộn nhịp. Đây cũng là thời điểm nhiều thực phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, thực phẩm giả trà trộn vào thị trường. Chính vì vậy, bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết là vấn đề rất được quan tâm.
Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
Thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, người dân thường tổ chức các buổi hội họp ăn uống, liên hoan, tất niên, gặp mặt đầu xuân, tham gia các lễ hội, do vậy nhu cầu sử dụng rượu bia trong những ngày này gia tăng, số trường hợp phải nhập viện do say rượu, ngộ độc rượu vì thế cũng cao hơn so với các dịp khác trong năm.
Bổ sung kẽm cho người cao tuổi
Kẽm là một nguyên tố vi lượng quan trọng, là thành phần không thể thiếu trong cơ thể, có vai trò lớn với sức khỏe của người cao tuổi. Bổ sung kẽm cho người lớn là điều cần thiết.
Rửa rau bằng nước muối có giúp loại bỏ hoá chất, diệt giun sán?
Nhiều bà nội trợ có thói quen ngâm rau trong nước muối để loại bỏ hoá chất, vi khuẩn, các loại giun sán trong rau.
8 thực phẩm giàu men vi sinh có thể giúp giải quyết các vấn đề về dạ dày
Ngày nay, ngày càng có nhiều người gặp phải các vấn đề về dạ dày. Để giải quyết chúng, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tầm quan trọng của hệ vi sinh đối với sức khỏe đường ruột.
Nắng nóng, làm sao chọn được thịt lợn an toàn?
Thời tiết nắng nóng thực phẩm dễ ôi thiu hơn trong khi đó nhiều gian thương cố tình bán thịt không đảm bảo an toàn thực phẩm, "hô biến" các loại thịt chất lượng kém đưa ra bán.
Tác hại của cà pháo ít người biết
Cà pháo là món ăn khoái khẩu được nhiều người yêu thích nhưng những tác hại của nó cũng khiến người mê món này phải giật mình.
Nguyên tắc chế biến, bảo quản thực phẩm ngừa ngộ độc
Chế biến, bảo quản đồ ăn sai cách có thể làm lây lan vi khuẩn gây hại, tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
6 loại thực phẩm ăn không hết cũng tuyệt đối không để qua đêm
Một số thực phẩm để qua đêm rất dễ gây ngộ độc đường tiêu hóa, thậm chí gây tổn thương nhất định cho gan và thận, gây nguy hiểm lớn cho sức khỏe.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025