Những thực phẩm đại kỵ với thịt bò, đừng vô tư nấu chung kẻo rước bệnh vào người
Thịt lợn
Sở dĩ nói thịt lợn là thực phẩm kỵ thịt bò vì thịt lợn có tính hàn, không sinh nhiệt, phù hợp với người có cơ địa nóng, dễ bị mụn nhọt, táo bón. Trong khi đó thịt bò có tính ôn, có tác dụng kích thích quá trình chuyển hóa, phù hợp với người có thể trạng yếu, bị suy giảm chức năng chuyển hóa.
Như vậy thịt lợn và thịt bò đối nghịch nhau. Nếu kết hợp nấu chung hoặc ăn chung hai loại thực phẩm này với nhau sẽ làm triệt tiêu tác dụng của nhau, không mang lại tác dụng cho sức khỏe của con người.
Hải sản
Hải sản cũng là một trong những thực phẩm kỵ thịt bò. Trong thịt bò có chứa rất nhiều photpho còn trong hải sản lại chứa hàm lượng lớn magie và canxi. Do vậy, khi ăn chung hai loại thực phẩm này với nhau sẽ tạo thành phản ứng kết tủa tạo muối, làm giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của con người. Không những thế, việc kết hợp thịt bò với hải sản sẽ khiến người ăn kém ngon miệng hơn, thậm chí gây hại cho sức khỏe người dùng.
Lươn
Các chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra rằng việc ăn chung thịt bò với lươn sẽ khiến người ăn bị đầy bụng, khó tiêu, hấp thu dinh dưỡng kém. Đặc biệt, nếu sử dụng chung hai loại thực phẩm này trong một thời gian dài sẽ làm cơ thể người ăn bị nhiễm độc, gây nguy hại đến tính mạng và sức khỏe.
Thịt bò ăn chung cùng với lươn gây hại cho người ăn, đặc biệt là trẻ nhỏ. Hệ bài tiết, thải độc của cơ thể trẻ còn non nớt, chưa hoàn thiện nếu ăn thịt bò và lươn cùng lúc sẽ cực kỳ nguy hiểm.
Các sản phẩm từ đậu nành
Sở dĩ không nên kết hợp chung thịt bò với đậu nành vì cả thịt bò và đậu nành đều chứa hàm lượng cao purin. Hoạt chất này tồn tại trong cơ thể sẽ gây tình trạng tích tụ acid uric trong máu, là nguyên nhân gây nên bệnh gout cùng một số bệnh lý khác liên quan đến xương khớp rất nguy hiểm.
Các sản phẩm từ đậu nành như đậu phụ, sữa đậu nành không nên ăn với thịt bò bởi chúng chứa nhiều purin là nguyên nhân gây ra sự tích tụ axit uric trong cơ thể, dẫn đến bệnh gút.
Đỗ đen
Thịt bò chứa rất nhiều khoáng chất sắt, có tác dụng trong việc tăng số lượng hồng cầu trong cơ thể, sản sinh ra máu. Trong khi đó, đỗ đen lại chứa nhiều chất xơ, làm trở ngại cho quá trình hấp thụ sắt của cơ thể. Do đó, việc kết hợp thịt bò với đỗ đen là không thích hợp. Bạn nên sử dụng 2 loại thực phẩm này cách nhau tối thiểu 4 giờ đồng hồ để toàn bộ công dụng của chúng.
Hạt dẻ
Thịt bò ngoài tác dụng bổ máu còn chứa hàm lượng đạm cao. Bên cạnh đó hạt dẻ lại giàu vitamin C. Khi ăn cùng lúc thịt bò và hạt dẻ hoặc ăn cách nhau khoảng thời gian ngắn, không kịp để cơ thể hấp thụ dinh dưỡng thì vitamin C trong hạt dẻ sẽ làm biến đổi đạm trong thịt bò, khiến thịt bò mất đi giá trị dinh dưỡng vốn có.
Nước trà
Lượng acid tannic trong trà kết hợp với protein trong thịt bò sẽ gây viêm mạch ruột, làm tích tụ chất độc ở nhu động ruột gây táo bón cho người ăn. Do đó, bạn nên uống trà sau khi ăn thịt bò tối thiểu là 2 giờ đồng hồ.
Không chỉ không nên uống trà sau khi ăn thịt bò mà bạn cũng không nên kết hợp nước trà với các loại thịt đỏ khác nói chung để tránh gặp tình trạng tương tự.
Rượu trắng
Thói quen ăn thịt bò kèm với rượu trắng sẽ gây ra một bất lợi lớn chính là có thể gây ra các bệnh về răng lợi như viêm chân răng. Rượu trắng vốn thuộc tính cực nóng, nhiệt cao vì vậy những người có thể chất nóng nhiệt, trong giai đoạn bốc hỏa lại ăn thêm thịt bò và uống rượu trắng sẽ làm cho cơ thể nóng lên ở mức bốc hỏa.
Như vậy, thịt bò rất bổ dưỡng nhưng phải sử dụng đúng cách. Bạn nên tránh sử dụng chung các loại thực phẩm kỵ thịt bò chung với thịt bò cũng như các loại thịt đỏ khác để giữ nguyên giá trị dinh dưỡng của các loại thực phẩm, đồng thời để bảo vệ sức khỏe của bạn và cả gia đình.
Những người “đại kỵ” với thịt bò
Người bệnh gút không nên ăn thịt bò
Dù trong thịt bò chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng người đang mắc bệnh gút không nên tiêu thụ quá nhiều. Nguyên nhân là do trong thịt bò có chứa rất nhiều lượng đạm, điều này sẽ làm tăng nồng độ axit uric trong máu – đây là nguyên nhân gây ra bệnh gút. Việc ăn quá nhiều thịt bò sẽ khiến bệnh gút thêm trầm trọng.
Dù vậy, bệnh nhân gút cũng không cần kiêng tuyệt đối loại thịt này. Để đảm bảo năng lượng và sức khỏe, người bệnh vẫn có thể ăn thịt bò nhưng với số lượng vừa phải. Tốt nhất là thay thịt đỏ bằng thịt trắng để ngừa bệnh phát triển nặng.
Bệnh nhân sỏi thận không nên ăn thịt bò
Không chỉ thịt bò, bệnh nhân sỏi thận nên hạn chế ăn cả thịt gia cầm và cá. Những thực phẩm này đều giàu protein, khiến lượng oxalate trong nước tiểu tăng lên, hình thành các loại sỏi.
Người bị ngứa da
Những người bị dị ứng da không thích hợp để ăn thịt bò bởi khi ăn vào sẽ khiến cho da có cảm giác nóng và khô hơn. Ăn quá nhiều thịt bò sẽ làm nặng thêm tình trạng ngứa da, cản trở sinh hoạt.
Người có vấn đề về chức năng tiêu hóa
Dù có thích thịt bò đến mấy, bạn cũng không nên ăn loại thịt này thường xuyên, tốt nhất là 1 lần/tuần bởi đây là loại thực phẩm khó tiêu.
Cũng vì thế, người có vấn đề về chức năng tiêu hóa cũng cần cân nhắc trước khi ăn thịt bò. Thịt bò có thể tăng gánh nặng tiêu hóa, dễ dẫn đến tăng nặng các bệnh đường tiêu hóa, và thậm chí gây ra bệnh viêm dạ dày ruột. Bên cạnh đó, trẻ em đang tập ăn cũng không nên ăn loại thịt này.
Bộ Y tế công bố: “Mười lời khuyên dinh dưỡng hợp lý đến năm 2030"
Ăn đủ, cân đối và đa dạng các loại thực phẩm; uống đủ nước hằng ngày; đọc kỹ thông tin dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm trước khi mua, sử dụng; hạn chế sử dụng các loại thức ăn chiên rán, thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ, nhiều muối, đường, đồ uống có đường, có cồn... là những lời khuyên dinh dưỡng hợp lý của Bộ Y tế.
Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em
Tư vấn, chăm sóc sức khỏe cho trẻ em là một trong những giải pháp hữu hiệu giúp trẻ phòng ngừa và xử lý kịp thời các bệnh lý ở trẻ, để trẻ có thể phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần.
10 nguyên tắc phòng ngừa ngộ độc thực phẩm
Mỗi năm trên thế giới có khoảng 420.000 người tử vong do ngộ độc thực phẩm. Đảm bảo thực hiện 10 nguyên tắc an toàn thực phẩm theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới là giải pháp để giảm thiểu nguy cơ ngộ độc thực phẩm, bảo vệ sức khỏe cho cá nhân và gia đình.
Nguy cơ mắc bệnh thận do dùng đồ uống có đường khi tập luyện mùa nóng
Tập thể dục là một thói quen tốt cho sức khoẻ, tuy nhiên nếu luyện tập ở thời tiết nắng nóng sau đó uống bù nước uống chứa đường sẽ gây hại cho thận.
Nên cho mì chính vào món ăn lúc nào?
Mì chính là loại gia vị không thể thiếu trong mỗi ga đình, vậy nên cho mì chính vào lúc nào để món ăn giữ được vị thơm ngon?
7 thực phẩm giúp trẻ thông minh
Trứng, hải sản, rau xanh, thịt bò, sữa chua, các loại đậu và hạt, chứa nhiều dưỡng chất quan trọng đối với sự phát triển não bộ của trẻ.
5 đồ uống buổi sáng tốt cho sức khỏe để bắt đầu ngày mới
Theo trang Boldsky, bắt đầu ngày mới với loại đồ uống phù hợp giúp cải thiện sức khỏe về lâu dài. Trong khi nước lọc là lựa chọn tốt nhất để bắt đầu ngày mới, các loại đồ uống tốt cho sức khỏe khác cũng hữu ích và đảm bảo mức độ hydrat hóa lành mạnh.
11 loại thực phẩm giàu protein giúp giảm cân hiệu quả
Một số thực phẩm giàu protein vừa giúp tăng cường cơ bắp vừa hỗ trợ tốt cho quá trình giảm cân.
6 thực phẩm giúp giảm dị ứng theo mùa
Gừng, nghệ, hành, cam, quýt, các loại cá béo… có đặc tính chống viêm, chứa vitamin C giúp giảm viêm nhiễm, kích ứng, tăng cường sức khỏe cho người thường bị dị ứng.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
- DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.