Những thực phẩm không nên để tủ lạnh
Quả bơ
Khi cho bơ chưa chín vào tủ lạnh, chúng sẽ nhanh chóng hấp thu độ ẩm ở vỏ và trở nên mềm. Tốt nhất nên để bơ ở nhiệt độ phòng.
Khoai tây
Giữ khoai tây ở nhiệt độ dưới 7°С sẽ làm mất đi hương vị thơm ngọt của khoai tây. Thay vì cho khoai tây vào tủ lạnh, hãy giữ trong túi giữ lạnh (nhưng không lạnh).
Sô cô la
Khi gặp lạnh, các tinh thể đường glucose trong sô cô la sẽ tạo thành lớp phấn trắng trên bề mặt. Vì vậy sản phẩm sẽ mất đi hương vị tự nhiên.
Hoa quả nhiệt đới
Hoa quả nhiệt đới nhanh chín và hỏng khi để trong tủ lạnh. Nên bọc giấy và để trong chỗ tối.
Húng quế
Tủ lạnh không phải là nơi lý tưởng để húng quế. Nó sẽ rất nhanh hỏng và hấp thụ các mùi xung quanh. Hãy để nó vào 1 cốc nước sạch, giống như cắm hoa.
Đỗ que
Cho đỗ que vào tủ lạnh sẽ làm mất đi các đặc tính của đỗ. Tốt nhất đông lạnh đỗ để có thể ăn cả năm.
Hành tây
Hơi ẩm trong tủ lạnh sẽ làm cho hành tây bị nhũn, không thể ăn nổi. Thêm nữa độ ẩm quá mức sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc.
Cà phê
Đừng bao giờ để cà phê vào tủ lạnh. Mùi của nó sẽ lẫn sang các thực phẩm khác và hương vị không còn thơm ngon.
Cách bảo quản tốt nhất là để vào chỗ mát và tối. Tuy nhiên, nếu có quá nhiều thì nên để đông lạnh.
Dầu ôliu
Dầu ôliu được khuyến nghị nên bảo quản ở nhiệt độ 12 - 16°C. Dưới nhiệt độ này sẽ khiến nó bị đông lại.
Mật ong
Lạnh và hơi ẩm sẽ làm mật ong dễ kết tinh. Hậu quả là sẽ bị ảnh hưởng tới mùi vị và những lợi ích tốt cho sức khỏe vốn có trong mật ong.
Cách bảo quản thực phẩm giàu dinh dưỡng này rất đơn giản, chỉ cần cho vào 1 lọ kín và để ở nhiệt độ phòng.
Cà chua
Tủ lạnh không phải là nơi tốt nhất để bảo quản cà chua vì nhiệt độ lạnh sẽ làm quá trình chín của cà chua ngưng lại. Nhiệt độ lạnh cũng ảnh hưởng đến hương vị và kết cấu của cà chua, làm cho chúng bị nhũn.
Bánh mỳ
Một số người nghĩ rằng cho bánh mỳ vào tủ lạnh là cách tốt nhất để giữ bánh mỳ mềm ngon. Trên thực tế, không gì làm bánh mỳ bị khô và mất mùi nhanh như tủ lạnh.
Nếu muốn để dành bánh mỳ, bạn nên nướng giòn bánh.
Cà tím
Cà tím rất nhạy với nhiệt độ trong tủ lạnh. Chúng sẽ bị mềm và xốp. Do đó tốt nhất nên để cà tím ở nhiệt độ phòng.
Chuối
Khi đặt trong tủ lạnh, chuối sẽ nhanh bị đen và trông không hấp dẫn. Đây cũng là bí quyết khi chọn mua chuối. Những đốm đen trên vỏ chuối, không có nghĩa là chuối chín, mà chính là tín hiệu "tố cáo" chúng không được bảo quản đúng cách.
Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang đến gần, các mặt hàng thực phẩm phục vụ Tết đã và đang được mua bán nhộn nhịp. Đây cũng là thời điểm nhiều thực phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, thực phẩm giả trà trộn vào thị trường. Chính vì vậy, bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết là vấn đề rất được quan tâm.
Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
Thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, người dân thường tổ chức các buổi hội họp ăn uống, liên hoan, tất niên, gặp mặt đầu xuân, tham gia các lễ hội, do vậy nhu cầu sử dụng rượu bia trong những ngày này gia tăng, số trường hợp phải nhập viện do say rượu, ngộ độc rượu vì thế cũng cao hơn so với các dịp khác trong năm.
Bổ sung kẽm cho người cao tuổi
Kẽm là một nguyên tố vi lượng quan trọng, là thành phần không thể thiếu trong cơ thể, có vai trò lớn với sức khỏe của người cao tuổi. Bổ sung kẽm cho người lớn là điều cần thiết.
Rửa rau bằng nước muối có giúp loại bỏ hoá chất, diệt giun sán?
Nhiều bà nội trợ có thói quen ngâm rau trong nước muối để loại bỏ hoá chất, vi khuẩn, các loại giun sán trong rau.
8 thực phẩm giàu men vi sinh có thể giúp giải quyết các vấn đề về dạ dày
Ngày nay, ngày càng có nhiều người gặp phải các vấn đề về dạ dày. Để giải quyết chúng, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tầm quan trọng của hệ vi sinh đối với sức khỏe đường ruột.
Nắng nóng, làm sao chọn được thịt lợn an toàn?
Thời tiết nắng nóng thực phẩm dễ ôi thiu hơn trong khi đó nhiều gian thương cố tình bán thịt không đảm bảo an toàn thực phẩm, "hô biến" các loại thịt chất lượng kém đưa ra bán.
Tác hại của cà pháo ít người biết
Cà pháo là món ăn khoái khẩu được nhiều người yêu thích nhưng những tác hại của nó cũng khiến người mê món này phải giật mình.
Nguyên tắc chế biến, bảo quản thực phẩm ngừa ngộ độc
Chế biến, bảo quản đồ ăn sai cách có thể làm lây lan vi khuẩn gây hại, tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
6 loại thực phẩm ăn không hết cũng tuyệt đối không để qua đêm
Một số thực phẩm để qua đêm rất dễ gây ngộ độc đường tiêu hóa, thậm chí gây tổn thương nhất định cho gan và thận, gây nguy hiểm lớn cho sức khỏe.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
- DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
- 8 cách phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh