Nửa cuối năm nay: mùa của dịch cúm, bệnh tay chân miệng
Thuoc giam can nhanh: http://thegioithuocgiamcan.vn/, http://thegioithuocgiamcan.vn/tags/cach-giam-can-nhanh-nhat.html, ttp://thegioithuocgiamcan.vn/tags/cach-giam-can-hieu-qua.html, ttp://thegioithuocgiamcan.vn/bi-quyet-giam-can-nhanh.html, http://thegioithuocgiamcan.vn/thuc-don-giam-can.html, http://thegioithuocgiamcan.vn/phuong-phap-giam-can.html, http://thegioithuocgiamcan.vn/thuc-pham-chuc-nang.html, http://thegioithuocgiamcan.vn/cach-giam-beo-bung.html, http://thegioithuocgiamcan.vn/tags/thuoc-giam-beo-nhanh.html, http://revitalashvietnam.com/, http://revitalashvietnam.com/thuoc-moc-toc/thuoc-moc-toc-hair-by-revitalash.html, http://revitalashvietnam.com/thong-tin-revitalash/revitalash-gia-bao-nhieu.html, http://bestslimusa.vn/, http://bestslimusa.vn/mua-best-slim-o-dau.html, http://bestslimusa.vn/best-slim-lamchame.html, http://bestslimusa.vn/best-slim-gia-bao-nhieu.html, http://cuacuontot.com/, http://cuacuontot.com/cua-cuon-austdoor.html, http://cuacuontot.com/cua-cuon-eurodoor.html, http://cuacuontot.com/cua-cuon-khe-thoang-dmspc120.html, http://cuacuontot.com/sua-cua-cuon-tai-ha-noi-dmspc125.html
3 tháng đầu năm cả nước đã có gần 300.000 ca nhiễm cúm, mức độ ngày càng nghiêm trọng, trong đó cúm A/H1N1 chiếm 57% với 3 trường hợp tử vong. Hội thảo tháng 4/2013 cũng gióng hồi chuông cảnh tỉnh về bệnh tay chân miệng (TCM).
Cúm A và những con số
Hàng năm trên thế giới ghi nhận khoảng 5.000.000 trường hợp mắc cúm nặng và có từ 250.000 đến 500.000 trường hợp tử vong. Theo nhận định của các chuyên gia quốc tế, vi rút cúm A/H1N1 gây đại dịch năm 2009 sẽ tiếp tục hoành hành dữ dội ở nhiều quốc gia (đặc biệt ở các nước nhiệt đới như Việt Nam).
WHO nhận định, tuy từ tháng 8/2010 dịch cúm A/H1N1 đã qua giai đoạn đại dịch, bước vào hậu đại dịch, nhưng cũng vẫn nguy hiểm để có thể chủ quan. Thực tế, từ tháng 10/2010 đến nay, cúm A/H1N1 tiếp tục lan rộng trên toàn thế giới, và từ đầu năm 2013 đã xuất hiện chủng cúm mới A/H7N9 dễ thâm nhập vào tế bào của người hơn những chủng khác của cúm gia cầm và cũng sinh sôi phát tán dịch nhanh hơn.
Hiện chưa có thống kê chính thức bao nhiêu nước đã nhiễm cúm gia cầm nhưng dịch ngày càng lan rộng tại Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Việt Nam, Băng-la-đét, Tây Ban Nha, Anh, Mỹ, Pháp,…
Kết quả các điểm giám sát cúm toàn cầu chỉ trong vòng 2 tuần từ 31/3-13/4/2013 cho thấy, trong số 5 triệu mẫu xét nghiệm dương tính với cúm, vi rút cúm A /H1N1 chiếm tỷ lệ 13,4%.
Tại Việt Nam, Bộ Y tế cũng đã chính thức phát thông báo về thực trạng cúm A/H1N1: Cụ thể, hàng năm nước ta vẫn ghi nhận khoảng 1,6 triệu đến 1,8 triệu trường hợp mắc cúm mùa. 6 tháng đầu năm cả nước đã có gần 300.000 ca nhiễm cúm, mức độ ngày càng nghiêm trọng, trong đó cúm A/H1N1 chiếm 57% với 3 trường hợp tử vong.
Tiếng chuông cảnh báo về dịch TCM
Về bệnh TCM tại Việt Nam gần đây liên tục là vấn đề nóng của các trang báo sức khoẻ, khiến nhiều tổ chức y tế phải khẩn trương lên phương pháp phòng dịch.
Theo thống kê của Cục Y tế dự phòng, năm 2011 VN có hơn 113.000 trường hợp mắc, tử vong 17 trường hợp (hầu hết là trẻ em trong độ tuổi 1 – 6). Năm 2012 có 157.000 trường hợp mắc bệnh TCM với 45 ca tử vong.
Số ca nhiễm, tử vong do bệnh TCM cao nhất tập trung ở các tỉnh phía Nam. Với con số tử vong này, TCM là bệnh đứng thứ 2 trong số 10 bệnh truyền nhiễm có số người mắc cao nhất tại VN năm 2012.
Đại diện của WHO đã phải phối hợp cùng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Bộ Y tế tổ chức Hội thảo quốc gia về bệnh tay chân miệng tại Hà Nội vào tháng 4 vừa qua đã chính thức gióng hồi chuông cảnh tỉnh để nhắc nhở mọi người không thể lơ là với bệnh TCM.
![]() |
Bổ sung vitamin C mỗi ngày cho trẻ để tăng sức đề kháng của trẻ với dịch bệnh. |
Nhận biết và phòng chống bệnh dịch
Mùa mưa là thời điểm thuận lợi cho virus phát triển, các trung tâm y tế dự kiến số người mắc bệnh sẽ tăng cao vào mùa mưa hiện tại và mùa đông sắp tới. Theo chuyên gia Viện Pasteur TP.HCM, vi-rút cúm A/H1N1 tồn tại khá lâu ngoài môi trường, có thể sống từ 24 – 48 giờ trên các bề mặt như bàn, ghế, tay vịn cầu thang... hay trong quần áo từ 8 – 12 giờ và duy trì được 5 phút trong lòng bàn tay.
Thời kỳ ủ bệnh của cúm A/H1N1 là 2 – 7 ngày và thời gian lây truyền khoảng 1 ngày trước khi có dấu hiệu bệnh và kéo dài đến 7 ngày sau khi phát bệnh. Biểu hiện cúm có thể nhận biết là sốt, ho khan hoặc có đờm, sổ mũi, đau họng, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi và buồn nôn hoặc nôn, kèm theo tiêu chảy.
Những triệu chứng khởi phát tương tự của bệnh TCM cũng gây sốt nhẹ, buồn nôn tiếp theo sẽ chuyển biến sang lở loét ngoài da hay phỏng nước đường kính 2 – 3mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, gây đau miệng, khiến trẻ bỏ ăn (hoặc bỏ bú)… Nguy hiểm hơn, bệnh có thể biến chứng về thần kinh, tim mạch, và hô hấp.
![]() |
Dinh dưỡng đầy đủ và rèn luyện thể chất thường xuyên là cách tốt nhất để có sức khoẻ tốt và chống bệnh tật. |
Để phòng ngừa dịch cúm và bệnh TCM, khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế được ban hành vào tháng 7/2013 nhấn mạnh đến việc tăng cường sức đề kháng để cơ thể luôn duy trì một hệ miễn dịch tốt, chủ động phòng bệnh tốt hơn. Chúng ta có thể tuân thủ chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng, tăng cường đề kháng mỗi ngày theo các phương pháp như sau: • Vệ sinh cá nhân: Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng • Vệ sinh ăn uống: Cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng; ăn chín, uống sôi; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng • Tăng cường sức đề kháng cho cả gia đình (gồm người lớn và trẻ nhỏ) bằng cách ăn uống đủ chất, bổ sung vitamin C hàng ngày (thông qua thực phẩm và dược phẩm an toàn). • Vệ sinh sạch sẽ nơi sinh hoạt và đồ vật gia đình: Thường xuyên lau sạch bề mặt vật dụng thường ngày bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường. • Quản lý phân: Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân, chất thải của trẻ phải được thu gom, xử lý và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh. • Theo dõi phát hiện sớm, đưa ngay đến các cơ sở y tế để điều trị kịp thời và tổ chức cách ly, điều trị các trường hợp mắc bệnh, hạn chế sự lây lan. |
CDC QUẢNG NINH: KHUYẾN CÁO CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI
Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính (nhóm B) do vi rút sởi gây nên. Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng chưa có miễn dịch với bệnh và thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ chưa được tiêm chủng đầy đủ.
Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
Hiện nay, Nhật Bản đang bùng phát dịch cúm mùa (chủ yếu là cúm A, nhưng cúm B vẫn có nguy cơ lan rộng). Theo thống kê từ 2/9/2024 - 26/1/2025, đã ghi nhận 9,5 triệu ca mắc cúm mùa. Trước tình hình này, mọi người cần nâng cao cảnh giác, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mạn tính.
CÚM MÙA VÀ NGUY CƠ CHUYỂN NẶNG Ở NGƯỜI LỚN TUỔI, NGƯỜI CÓ BỆNH LÝ NỀN
Cúm mùa là bệnh lý cấp tính do nhiễm vi rút cúm tuýp A hoặc B, C gây ra. Bệnh dễ lây lan từ người sang người và gây ra các triệu chứng như sốt đột ngột, ho, nhức đầu, đau cơ và khớp, đau họng và chảy nước mũi… Hầu hết các trường hợp mắc cúm mùa có thể hồi phục sau khoảng 1 tuần mà không gặp phải biến chứng nghiêm trọng, nhưng đối với người cao tuổi, đặc biệt là những người có bệnh lý nền, bệnh cúm có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong.
Ghi nhận gần 290.000 ca mắc cúm mùa trong năm qua, Bộ Y tế nêu các khuyến cáo phòng chống cúm
Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế trong năm 2024 ghi nhận 289.876 trường hợp mắc cúm mùa, 8 ca tử vong; số mắc giảm 17,9% so với năm 2023 (353.108 ca), số tử vong tăng 5 trường hợp. Chuyên gia khuyến cáo, những người có bệnh nền, cao tuổi, người có hệ miễn dịch suy giảm cần đặc biệt cẩn trọng khi nhiễm cúm.
Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản
Bộ Y tế sẽ tiếp tục theo dõi, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh trong nước và trên thế giới để triển khai các biện pháp phù hợp, kịp thời, nhất là trong thời điểm hiện tại với thời tiết thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp lây lan...
Những điều cần biết về virus gây viêm phổi ở người HMPV đang lây lan tại Trung Quốc
Trung Quốc đang chứng kiến số ca nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm các trường hợp nhiễm virus metapneumovirus giống cúm ở người (HMPV), gia tăng mạnh mẽ. Các ca nhiễm chú yếu sống tại các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là ở trẻ em dưới 14 tuổi.
Bộ Y tế thông tin virus gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc
Hiện tại, tổ chức WHO chưa có thông tin chính thức về tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc, đồng thời chưa xác minh được độ tin cậy và tính chính thống của thông tin trên các kênh truyền thông báo chí và mạng xã hội về virus gây dịch bệnh này.
Hội nghị Tổng kết công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2024, định hướng hoạt động năm 2025
Chiều ngày 30/12/2024, Sở Y tế Quảng Ninh tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống HIV/AIDS tỉnh năm 2024 và triển khai nhiệm vụ 2025.
Hưởng ứng Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (27/12) năm 2024
Ngày 07/12/2020, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ) đã thông qua Nghị quyết A/RES/75/27 lấy ngày 27/12 hằng năm là Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (International Day of Epidemic Preparedness). Đây là nghị quyết đầu tiên của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc trong lĩnh vực này và là nghị quyết do Việt Nam cùng 05 quốc gia đồng đề xuất.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC QUẢNG NINH: KHUYẾN CÁO CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI
- CÚM MÙA VÀ NGUY CƠ CHUYỂN NẶNG Ở NGƯỜI LỚN TUỔI, NGƯỜI CÓ BỆNH LÝ NỀN
- Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
- Lễ kết nạp đảng viên mới Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh
- Ghi nhận gần 290.000 ca mắc cúm mùa trong năm qua, Bộ Y tế nêu các khuyến cáo phòng chống cúm
- Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản