4/3/2012 | 7:31:39 PM

Nước ăn chân - căn bệnh mùa ẩm thấp

Nước ăn chân là một chứng bệnh rất thường gặp trong mùa ẩm thấp. Mặc dù bệnh không để lại hậu quả nặng nề, nhưng nước ăn chân thường gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.

Những tưởng căn bệnh này khó chữa, song thực tế nó không “cứng đầu” như bạn tưởng.

1. Nguyên nhân

Bệnh nước ăn chân (còn gọi là nấm kẽ chân hay bàn chân lực sĩ) là bệnh nhiễm khuẩn nấm trên da dẫn đến ngứa ngáy bong da và đau rát vùng da bị ảnh hưởng. 

Nguyên nhân của căn bệnh này là do nấm kí sinh thuộc họ Trichophyton gây ra, chủ yếu lây truyền ở những khu vực ẩm ướt, tại đó mọi người chủ yếu đi chân trần, chẳng hạn như bồn tắm, nhà tắm công cộng hay bùn lầy.

Mặc dù bệnh này chủ yếu ảnh hưởng đến bàn chân, nhưng nó cũng có thể lây lan tới những vùng khác trên cơ thể, chẳng hạn như bẹn. Bệnh nước ăn chân có thể điều trị bằng một số dược phẩm hoặc các phương pháp điều trị khác.

2. Các dấu hiệu và triệu chứng

Bệnh nước ăn chân gây trợt loét, ngứa ngáy và đau rát vùng da bị ảnh hưởng. Ngoài ra, da còn có thể bị phồng rộp hoặc tróc vảy, dẫn tới mô trần tiếp xúc trực tiếp, đau đớn, sưng và viêm. Nhiễm khuẩn thứ cấp có thể đi kèm với nhiễm khuẩn nấm, đôi khi đòi hỏi phải kết hợp với kháng sinh.

Bệnh có thể lây lan đến các vùng khác trên cơ thể, chẳng hạn như háng, vì vậy có thể gọi bằng những tên khác, ví dụ như nấm da thân (tinea corporis) trên thân hoặc chân tay hay nấm bẹn (tinea cruris) khi nhiễm khuẩn ở bẹn. 

Nấm da chân (tinea pedis) thường xuất hiện ở các kẽ ngón chân, kẽ ngón thứ 3 và 4 là nơi hay bị ảnh hưởng nhất.

Một vài người có thể gặp phải dị ứng với nấm gọi là “phản ứng id”, khi đó hiện tượng phồng rộp và mụn nước có thể xuất hiện ở những nơi như bàn tay, ngực và tay.

3. Lây truyền

Từ người này sang người khác

Bệnh nước ăn chân là căn bệnh truyền nhiễm do loại nấm kí sinh thuộc họ Trichophyton gây ra. Nó chủ yếu lây truyền trong môi trường ẩm thấp như phòng tắm, nhà tắm công cộng hay bùn lầy. 

Ngoài ra, nấm còn có thể lây truyền khi bạn dùng chung tất giày dép, dùng chung khăn.

Sang các bộ phận khác trên cơ thể

Nấm kí sinh gây bệnh nước ăn chân có thể gây nhiễm khuẩn trên da hoặc các vùng khác trên cơ thể, phổ biến nhất là dưới móng chân hoặc vùng bẹn (bệnh nấm bẹn).

nuoc_an_chan
Có nhiều nguyên nhân khiến bạn bị nước ăn chân. (ảnh minh hoạ)

Phòng ngừa

Nấm gây bệnh có thể sống trên sàn nhà tắm, khăn tắm ướt và cả giày dép, đồng thời có thể lây truyền từ người sang người khi dùng chung những vật này. Bởi vậy giữ vệ sinh đóng vai trò vô cùng quan trọng để phòng ngừa bệnh này. 

Sau khi tiếp xúc với nước bẩn, bùn, bạn nhớ tắm rửa sạch sẽ, đặc biệt là phải rửa thật sạch và kỳ cọ kẽ các ngón chân. Sau đó lau khô để tránh ẩm ướt. Giữ chân và giày dép, bít tất càng khô càng tốt.

4. Phương pháp điều trị

Phương pháp điều trị thông thường nhất là sử dụng các loại thuốc bôi chống nấm như BSI 2%, ASA, Castellami, Nizoral, Calorem kết hợp với phương pháp vệ sinh đã đề cập như ở trên hàng ngày.

Luôn giữ bàn chân khô và giữ vệ sinh để ngăn ngừa tái nhiễm bệnh. Khi nhiễm khuẩn nấm da nặng hoặc kéo dài cần sử dụng các loại thuốc bôi chống nấm đặc trị như Griseofulvin, Nizoral hoặc Sporal. Có thể sử dụng các loại thuốc mỡ có chứa kẽm ô xít, ngoài ra bột tan (phấn rôm) có thể hút ẩm để chống nhiễm khuẩn.

Ngoài ra chúng tôi mách bạn các bài thuốc dân gian trị nước ăn chân rất hiệu quả như sau:

Tại Việt Nam, một số bài thuốc dân gian cũng rất hiệu quả trong việc trị bệnh nấm. Chẳng hạn như:

-    Rau răm giã nát rồi bôi vào kẽ chân.

-    Lấy lá cây lác (tên khoa học Senna alata) giã nát rồi đắp vào kẽ chân.

-    Rễ cây táo rừng sắc lấy nước đặc bôi vào kẽ chân.

-    Lấy lá trầu không, vò nát, xát vào các kẽ ngón chân, hoặc lấy nước vắt ở lá trầu bôi vào các kẽ ngón chân, các nốt loét ngứa sẽ khỏi nhanh.

-    20g phèn chua, 100g hoàng đằng. Để phèn chua lên một mảnh sắt, đun cho phèn chua chảy ra rồi đợi tới khi trắng khô, đem ra tán thành bột.

Hoàng đằng thái nhỏ, tán thành bột. Trộn lẫn 2 thứ, để vào lọ sạch. Khi bị nước ăn chân, lấy bột này rắc vào các kẽ ngón chân bị ngứa loét.

-    Lá kim ngân (hoặc lá kinh giới) sắc đặc với nước rồi ngâm rửa chân. Nếu có tổn thương bội nhiễm (viêm nhiễm, lở loét chảy nước nhiều) thì thêm khoảng 5 – 10g tô mộc sắc chung. Mỗi ngày làm từ 2 – 3 lần.

Tin tức khác

Đặt lịch hẹn tư vấn!

Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.

  • Nam
    Nữ
Thiết kế 2018. Bản quyền thuộc về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
1900866814