Ổ mầm bệnh trong nhà
Mọi người thường được cảnh báo về tình trạng ô nhiễm không khí ở các thành phố lớn và khu công nghiệp song thực tế cho thấy môi trường không khí trong nhà cũng rất bẩn. Nhiều vật dụng sử dụng hằng ngày trong chính ngôi nhà của mình được coi là “sát thủ vô hình” đối với sức khỏe.
Báo động ô nhiễm trong nhà
Theo một công bố mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong năm 2012, có khoảng 7 triệu người chết liên quan đến tình trạng ô nhiễm không khí trên toàn cầu. Trong đó, 3,3 triệu ca tử vong bắt nguồn từ ô nhiễm trong nhà, tập trung tại các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình ở Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương. Nghiên cứu này cũng phân tích tỉ lệ phân bố các trường hợp tử vong do ô nhiễm không khí trong nhà, trong đó 34% do đột quỵ, 26% liên quan đến bệnh thiếu máu cục bộ ở tim, 22% liên quan đến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, 12% do nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp tính ở trẻ em và 6% do ung thư phổi. Với kết quả này, nhóm nghiên cứu cho rằng ô nhiễm không khí trong nhà tác động gấp 2-8 lần so với các bệnh có nguyên nhân do ô nhiễm bên ngoài. WHO chỉ ra các chất ô nhiễm thông thường có thể tìm thấy trong nhà, ở văn phòng làm việc là bụi bông, khói thuốc, benzen, formaldehyde, naphthalene, vi sinh vật…
![Nhiều vật dụng trong nhà có thể gây nhiễm độc Ảnh: HOÀNG TRIỀU Nhiều vật dụng trong nhà có thể gây nhiễm độc Ảnh: HOÀNG TRIỀU](http://skds3.vcmedia.vn/2015/1-13-anh-chot-1421589463538-1421633329767.jpg)
Nhiều vật dụng trong nhà có thể gây nhiễm độc Ảnh: HOÀNG TRIỀU
Trước đó, một nghiên cứu trong 4 tòa nhà ở nội thành Hà Nội cho thấy nồng độ formaldehyde, ozone, nồng độ bụi hô hấp, các chỉ tiêu sinh vật như nấm đều vượt tiêu chuẩn cho phép. Nếu tiếp xúc với hóa chất này trong thời gian dài, dù hàm lượng cao hay thấp, cũng gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng cho da và hệ thống hô hấp, gây ung thư nhiều cơ quan trong cơ thể.
GS-TS Phạm Ngọc Đăng, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, cho rằng tình trạng ô nhiễm ngày một trầm trọng, đặc biệt là ô nhiễm môi trường không khí. Đáng lo ngại là ở một số thành phố lớn, môi trường không khí trong nhà thường bị ô nhiễm hơn môi trường không khí bên ngoài bởi không khí trong nhà vừa “dung nạp” không khí bên ngoài vừa gánh chịu tác động của các nguồn khí thải từ việc đun nấu, hóa chất tẩy rửa, hơi xăng dầu từ xe máy, nấm mốc, các hóa chất độc hại phát sinh từ vật liệu nội thất… “Đây được coi là “sát thủ” vô hình đối với sức khỏe con người” - GS Đăng nhận định.
Nhìn đâu cũng thấy “kẻ thù”
PGS-TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế - Bộ Y tế, cho rằng Việt Nam hiện chưa có quy chuẩn về không khí trong nhà. Cách đây hơn 1 năm, Bộ Y tế xây dựng dự thảo tiêu chí môi trường không khí trong nhà nhưng đến nay chưa được ban hành. “Chúng ta vẫn thường cảnh báo người già, trẻ nhỏ nên hạn chế ra đường để tránh các bệnh đường hô hấp, dị ứng... nhưng trớ trêu là họ lại hít phải khí độc hoặc nhiễm độc từ các vật dụng ngay trong nhà” - PGS Nga cảnh báo.
Giới chuyên môn cho biết formaldehyde là một trong các chất gây ô nhiễm không khí trong nhà, trong khi những vật dụng mà con người hay tiếp xúc như vật liệu bằng gỗ, rèm cửa, chăn gối, bọc đệm ghế, thảm, xốp cách điện… thường chứa chất này. Ở nồng độ trên 0,1 mg/kg không khí, việc hít thở phải formaldehyde có thể gây chảy nước mắt, đau đầu, cảm giác nóng trong cổ họng và khó thở. “Nhiều gia đình có thói quen sử dụng những viên long não (hay băng phiến) để đuổi gián và những loài gặm nhấm ra khỏi nhà nhưng thực tế trong long não, loại được tổng hợp từ naphthalene, rất độc hại. Nếu phải “chung sống” với chất độc này trong ngôi nhà của mình thời gian dài có thể gây ra các triệu chứng như mệt mỏi, chán ăn, bồn chồn, buồn nôn, vàng da… rất nguy hiểm cho phụ nữ có thai và trẻ em” - PGS Nga cảnh báo.
Không chỉ những người sống trong không gian chật chội bị nhiễm độc mà ngay cả ở các văn phòng cửa kính hay nhà ở rộng rãi cũng có những vật dụng là “ổ chứa” của nhiều mầm bệnh. Theo PGS Nga, máy điều hòa không khí chính là “thiên đường” của “đội quân” hùng hậu vi khuẩn, virus và nấm mốc… sẵn sàng tấn công sức khỏe của mọi người nếu không biết vệ sinh đúng cách.
Bác sĩ Bùi Văn Khánh, Trung tâm Dị ứng miễn dịch lâm sàng - Bệnh viện Bạch Mai, cho biết những năm gần đây, tỉ lệ người bị dị ứng, hen, viêm đường hô hấp gia tăng đáng kể. Thay đổi thời tiết có thể làm biến đổi thành phần bụi, từ đó các vật dụng như thảm trải nhà, lông động vật, hóa chất… là nguy cơ gây ra các bệnh dị ứng, hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hay các đợt nhiễm trùng hô hấp. Hiện chúng ta chưa có biện pháp hoặc hóa chất nào có thể loại trừ hoàn toàn các “kẻ thù” nói trên.
Trồng cây trong nhà để hút khí bẩn
Theo giới chuyên môn, để giải phóng khí bẩn trong nhà, ta nên lắp quạt thông gió. Ngoài ra, phải thường xuyên mở cửa để tạo sự trao đổi thông thoáng không khí trong và ngoài nhà qua cửa sổ hay hệ thống đường ống thông gió chuyên dụng. Ngoài ra, trồng cây trong nhà cũng là một cách làm giảm ô nhiễm không khí vì cây hấp thụ CO2 rất tốt, hút khí độc do đun nấu hay các chất gây ô nhiễm khác gây ra. PGS Nguyễn Huy Nga cũng khuyên mọi người trước khi ngủ nên tắt điện thoại, tivi để trá
Tổ chức Hội diễn, Hội thao Ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025
Nhân Kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955-27/02/2025) và Chào mừng Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030, Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Công đoàn Ngành y tế tổ chức Hội diễn, Hội thao ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025.
5 sai lầm khi sử dụng thuốc điều trị cúm A
Những ngày này, ‘cúm A’ là một từ khóa về sức khỏe mà ai cũng quan tâm. Đối phó với bệnh cúm như thế nào? Làm sao để mỗi người mắc bệnh biết cách sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, tránh những sai lầm khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn?
Bộ Y tế: Tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm, sởi và các bệnh lây qua đường hô hấp
PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế đã ký ban hành văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường phòng, chống bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
Lịch sử ra đời và ý nghĩa ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/02
Cách đây 70 năm, ngày 27/2/1955 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết thư gửi đến Hội nghị cán bộ y tế toàn quốc, trong thư Bác đã ân cần thăm hỏi, dành sự quan tâm đặc biệt đối với cán bộ y tế, đồng thời Bác đã căn dặn: “phải thương yêu người bệnh; người bệnh phó thác tính mạng của họ với các cô, các chú; Chính phủ phó thác cho các cô các chú việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khoẻ của Đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, cán bộ y tế cần phải thương yêu chăm sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình; coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn; lương y phải như từ mẫu, những lời căn dặn đó vẫn vang vọng, thấm sâu trong tâm trí của những người thầy thuốc Việt Nam.
Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
Hiện nay, Nhật Bản đang bùng phát dịch cúm mùa (chủ yếu là cúm A, nhưng cúm B vẫn có nguy cơ lan rộng). Theo thống kê từ 2/9/2024 - 26/1/2025, đã ghi nhận 9,5 triệu ca mắc cúm mùa. Trước tình hình này, mọi người cần nâng cao cảnh giác, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mạn tính.
Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản
Bộ Y tế sẽ tiếp tục theo dõi, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh trong nước và trên thế giới để triển khai các biện pháp phù hợp, kịp thời, nhất là trong thời điểm hiện tại với thời tiết thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp lây lan...
Hiến tạng cứu người - Gửi lại đời sự sống
Mỗi ngày, có hàng ngàn người bị suy tạng giai đoạn cuối vẫn đang chờ đợi để được ghép tạng, chờ một phép màu đến với họ, đó là có được nguồn tạng từ người hiến tặng sau khi qua đời hoặc chết não. Nhiều người bệnh tưởng chừng chẳng còn hy vọng được sống tiếp nhưng nhờ nhận được tạng hiến, họ kéo dài sự sống thêm hàng chục năm, sống vui với gia đình.
Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
Thực hiện Công điện số 07/CĐ-TTg ngày 26/01/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài; công văn số 557/BYT-MT ngày 03/02/2025 về việc tăng cường hướng dẫn các biện pháp bảo vệ sức khỏe người dân trước ảnh hưởng của rét đậm, rét hại; văn bản số 265/UBND-KTTC ngày 28/01/2025 của Ủy ban Nhân dân tỉnh về việc chủ động biện pháp phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài trên địa bàn tỉnh.
CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)
Một mùa Xuân mới đang về, mang theo niềm hân hoan, sức sống mới trên khắp mọi miền của Tổ quốc. Mùa xuân này càng trở nên ý nghĩa hơn khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2025) như một mốc son chói lọi để cả nước bước vào một chặng đường phát triển mới, hướng tới một tương lai rạng ngời.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.