Phải làm gì để ngăn ngừa đột quỵ, đặc biệt là ở người trẻ?
Nữ diễn viên Hollywood Sharon Stone từng bị đốn ngã bởi cơn đột quỵ đến bất ngờ vào thời điểm sung sức nhất trong sự nghiệp. Và cũng đâu ai biết trước được mình có thể là nạn nhân kế tiếp hay không.
Đừng bao giờ sai lầm cho rằng đột quỵ chỉ xảy ra ở người già. Trên thực tế, có đến 10% nạn nhân của chứng đột quỵ là người trẻ (dưới 45 tuổi). Đột quỵ cũng tấn công ngay cả trẻ em. Đây thực sự là một thách thức lớn đối với việc chẩn đoán và điều trị.
Các thể đột quỵ
Đột quỵ là tình trạng xảy ra khi máu cung cấp cho một vùng não nào đó bị ngừng hoàn toàn hoặc giảm đến mức quá thấp. Tế bào thần kinh ở vùng não đó không được cung cấp ôxy và chất dinh dưỡng cần thiết.
Tế bào não là những tế bào “quý tộc” nhất trong cơ thể nên chỉ trong vòng vài phút không được “tưới” máu, chúng sẽ bắt đầu chết thực sự.
Đột quỵ là một cấp cứu y khoa. Việc điều trị nhanh chóng và thích hợp đóng vai trò tiên quyết trong việc cứu sống bệnh nhân, làm giảm mức độ tổn thương não cũng như hạn chế những biến chứng và di chứng vốn thường rất trầm trọng.
Thường người ta chia đột quỵ thành hai thể. Thể thứ nhất là xuất huyết não do vỡ một mạch máu gây chảy máu vào trong não. Chính xác thì Sharon Stone bị xuất huyết não trong lúc đang tập luyện chuẩn bị cho buổi chạy từ thiện.
Thể thứ hai là thiếu máu cục bộ. Đây là loại đột quỵ thường gặp nhất, chiếm 80-90% tất cả các trường hợp đột quỵ được ghi nhận. Nguyên nhân của thiếu máu não cục bộ thông thường do một cục máu hoặc mảng xơ vữa trong động mạch gây tắc nghẽn dòng máu nuôi tổ chức não.
Các yếu tố nguy cơ là do tuổi cao, tăng huyết áp, bệnh tim mạch, đái tháo đường, hút thuốc và tăng mỡ máu. Ngoài ra, còn có thể kể đến cơn thiếu máu não thoáng qua. Biểu hiện của nó giống như thiếu máu cục bộ nhưng triệu chứng sau đó biến mất hoàn toàn.
Hầu hết cơn thiếu máu não thoáng qua chỉ kéo dài năm đến mười phút. Vì không gây đau nên biểu hiện này hay bị xem nhẹ và bỏ qua. Tuy nhiên, đây là dấu hiệu cảnh báo một cơn thiếu máu não cục bộ thực sự sẽ đến trong vòng vài ngày đến vài tuần sau đó.
Những triệu chứng cảnh báo đột quỵ
Cho dù còn rất trẻ, nhưng nếu gặp phải những triệu chứng này, hãy cẩn thận vì có nguy cơ cao bạn sẽ bị đột quỵ. Đặc điểm chung của các biểu hiện này là rất đột ngột, có thể xảy ra ngay khi bạn đang ngồi họp, uống càphê, lái xe hay chơi thể thao.
Các biểu hiện bao gồm cảm giác tê rần (dị giác), yếu liệt một bộ phận nào đó, lẫn lộn trong suy nghĩ, nói khó, mờ mắt, chóng mặt, lảo đảo, đột ngột nhức đầu dữ dội. Ngay khi có những biểu hiện này, cần nói rõ cho người thân, đồng nghiệp, bạn bè, người đồng hành về khả năng đột quỵ. Không nên cố gắng trì hoãn việc tư vấn y khoa vì bất cứ lý do gì.
Điều trị đột quỵ cách nào?
Có thể nói đột quỵ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn phế. Mặc dù người trẻ ít gặp hơn người già nhưng hậu quả thì rất tàn khốc. Một điều may mắn là nếu được chẩn đoán sớm và can thiệp kịp thời thì kết quả rất khả quan, giúp giảm tỷ lệ tử vong lẫn hạn chế di chứng tàn tật.
Điều trị có thể sử dụng thuốc làm tan cục máu gây tắc nghẽn mạch máu, can thiệp dùng dụng cụ lấy cục huyết khối hoặc bít tắc chỗ chảy máu do vỡ dị dạng mạch máu, phẫu thuật giải áp khi chảy máu chèn ép.
Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp điều trị thành công một cách ngoạn mục, bệnh nhân hầu như không có di chứng về tâm thần vận động. Ngược lại, cũng có nhiều trường hợp vì chủ quan bỏ qua các biểu hiện cảnh báo mà phải lãnh nhận những hậu quả đau lòng.
Sharon Stone từng bị đột quỵ nặng vào năm 2001 lúc mới 43 tuổi. Khi ấy, bà đã bị xuất huyết não, giành giật mạng sống trong tình trạng nguy kịch suốt chín ngày trong bệnh viện. Cuối cùng nữ diễn viên đã vượt ải tử thần và quay trở lại với cuộc sống một cách kỳ diệu. Năm 2019, bà được tạp chí GQ Germany bình chọn là “Người phụ nữ của năm."
Thường xuyên tập luyện thể thao, ăn nhiều rau, cá,… giúp ngăn ngừa đột quỵ
Trước tiên, bạn cần nhận biết những yếu tố nguy cơ của đột quỵ, bao gồm hút thuốc lá, béo phì, tăng huyết áp, tăng mỡ máu, đái tháo đường, bệnh tim mạch, ít vận động. Từ đó, các biện pháp phòng ngừa đột quỵ cần thiết làngưng thuốc lá, thường xuyên tập luyện thể thao, ăn cá, rau, giảm cân, điều trị tăng mỡ máu, đái tháo đường và bệnh tim mạch nếu có.
Nhóm đối tượng đi bộ hoặc vận động nhẹ nhàng như làm vườn trong khoảng thời gian từ 10 phút đến 1 giờ mỗi tuần có tỷ lệ mắc bệnh giảm 18%. Tỷ lệ này ở nhóm đối tượng có thời gian vận động từ 2,5 giờ đến 5 giờ/tuần và ít nhất 25 giờ/tuần lần lượt là 31% và 50%.
Vận động dù ít hay nhiều với cường độ cao hay thấp đều là cách thức củng cố sức khỏe và bảo vệ cơ thể trước nguy cơ bệnh tật. Trong báo cáo được công bố trên Tạp chí Y học Thể thao của Anh, các nhà nghiên cứu phát hiện số thời gian con người vận động tỷ lệ nghịch với phần trăm nguy cơ mắc bệnh.
Cũng trong báo cáo này, các nghiên cứu khẳng định các hoạt động tăng nhịp tim như đạp xe, chạy và các bộ môn thể thao có tính đua tranh càng có hiệu quả hơn so với các phương thức vận động nhẹ nhàng nói trên.
Trong khi đó, các nhà nghiên cứu ước tính rằng khoảng một trong bảy trường hợp tử vong do tim mạch có thể là do ăn ít trái cây và khoảng 1 trong 12 trường hợp tử vong do tim mạch là vì ăn ít rau.
Trái cây và rau quả là nguồn cung cấp chất xơ, kali, magiê, chất chống ôxy hóa, có thể làm giảm huyết áp và cholesterol, và cải thiện sức khỏe và sự đa dạng của vi khuẩn tốt trong đường tiêu hóa. Các nhà nghiên cứu khuyến cáo mỗi ngày nên ăn 300g trái cây, tương đương với khoảng hai quả táo nhỏ và 400g rau mỗi ngày.
Những biện pháp này không chỉ phòng ngừa đột quỵ cho tuổi trẻ mà cho cả cuộc đời. Quan trọng là khi có những dấu hiệu cảnh báo như đã nói ở trên thì cần ngay lập tức đến cơ sở y tế chuyên khoa gần nhất để được khám, chẩn đoán và điều trị thích hợp nhằm tránh những hậu quả tàn khốc của đột quỵ./.
Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
Thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 11/12/2024 của Ban Bí thư và Chỉ thị số 45/CT-TTg ngày 18/12/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm; Chỉ thị số 01/CT-BYT ngày 06/01/2025 của Bộ Y tế về việc tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025; Chỉ thị số 43-CT/TU ngày 25/12/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025; Công văn số 3721/UBND-VHXH ngày 27/12/2024 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 45/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 43-CT/TU ngày 25/12/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025; Kế hoạch số 169/KH-BCĐLNATTP ngày 31/12/2024 của Ban chỉ đạo liên ngành về ATTP tỉnh triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Ất Tỵ và mùa Lễ hội Xuân 2025; Kế hoạch số 300/KH-UBND ngày 26/12/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc Tổ chức các hoạt động Tết Ất Tỵ năm 2025.
DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
Hằng năm, trên thế giới tỉ lệ trẻ sinh ra bị nhiễm hoặc có nguy cơ lây nhiễm HIV, viêm gan B, giang mai từ mẹ khá cao. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, khu vực Tây Thái Bình Dương mỗi năm có khoảng 180.000 trẻ bị nhiễm viêm gan vi rút B, 13.000 trẻ bị nhiễm giang mai và 1.400 trẻ bị nhiễm HIV.
8 cách phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh
Hiện nay, Miền Bắc đang vào mùa Đông Xuân. Đặc biệt vào 2,3 ngày nay, nhiệt độ xuống rất thấp. Thời tiết lạnh, ẩm là điều kiện thuận lợi cho các loại virus, vi khuẩn, nấm mốc gây bệnh phát triển. Chúng dễ dàng thâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp khi hít thở, đặc biệt đối với trẻ nhỏ, người cao tuổi, mắc bệnh nền hoặc suy giảm miễn dịch (HIV/AIDS, sử dụng corticoid kéo dài), sức đề kháng yếu, dễ mắc bệnh.
Bộ Y tế đề xuất quy định mới về cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH
Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định chi tiết thi hành Luật bảo hiểm xã hội (BHXH) và Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế. Trong đó, Bộ đề xuất quy định về cấp và quản lý giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH.
Chính thức cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển, sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng từ 1.1. 2025
Chính thức cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển, sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng từ 1.1. 2025 Ngày 30/11/2024 Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 173/2024/QH15 về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Bộ Y tế công bố 62 bệnh hiếm, hiểm nghèo không cần giấy chuyển tuyến được hưởng BHYT 100%
Ngay trong ngày đầu tiên của năm 2025, GS.TS Trần Văn Thuấn - Thứ trưởng Bộ Y tế đã ký ban hành Thông tư hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT năm 2024, trong đó có danh mục 62 bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo không cần giấy chuyển viện, người bệnh vẫn được hưởng 100% mức hưởng BHYT.
Ngành Y tế Quảng Ninh tổng kết công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 2024
Chiều ngày 19/12/2024, Sở Y tế Quảng Ninh tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.
Phòng, chống bệnh tay chân miệng, ngăn ngừa ca mắc mới
Hiện nay, bệnh tay chân miệng (TCM) đang gia tăng ở nhiều địa phương. Đây là một bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trẻ nhỏ và có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Trước tình hình này, việc nâng cao nhận thức và thực hiện các biện pháp phòng chống hiệu quả là vô cùng cấp thiết, nhằm bảo vệ sức khỏe của trẻ em và kiểm soát dịch bệnh.
Tầm soát, chẩn đoán và điều trị lao tiềm ẩn như thế nào?
Người bệnh đã nhiễm vi khuẩn lao, nếu không điều trị thì vi khuẩn lao trong cơ thể có thể nhân lên và gây bệnh lao khi cơ thể yếu đi. Khi đó, người bệnh trở thành nguồn lây nhiễm lao cho những người xung quanh. Hoàn thành điều trị lao tiềm ẩn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh lao tới 90%.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
- DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
- 8 cách phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh
- Đại hội Đảng bộ bộ phận Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh lần thứ II, nhiệm kỳ 2025 – 2030
- Bộ Y tế đề xuất quy định mới về cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH
- Khoa TTGDSK (CDC Quảng Ninh) giành 2 Giải Báo chí toàn quốc ‘Vì sức khỏe nhân dân’ lần thứ II năm 2024