15/10/2012 | 11:49:27 AM

Phát hiện và điều trị suy giãn tĩnh mạch chân hiệu quả

Suy giãn tĩnh mạch chân, suy van tĩnh mạch nông (sâu) chi dưới, là một bệnh lý khá phổ biến, tỉ lệ người mắc bệnh này ngày càng tăng cao, tuy nhiên nhiều người không biết mình mắc bệnh, không điều trị kịp thời nên bệnh tiến triển nặng rất khó chữa, thậm chí biến chứng nặng không đi lại được.

Bệnh thường xảy ra ở những người làm công việc hay nghề nghiệp đòi hỏi ngồi nhiều, đứng lâu, ít vận động như nhân viên văn phòng, tài xế, giáo viên, nhân viên bán hàng, cảnh sát giao thông, phụ nữ sau sanh, người béo phì, người cao tuổi...

1. Mắc bệnh nhưng không biết

Suy giãn tĩnh mạch là do những van tĩnh mạch ở chân bị suy, giãn, tổn thương mất dần chức năng đưa máu về tim, gây ứ trệ máu trong lòng tĩnh mạch. Suy tĩnh mạch chân tuy phổ biến nhưng đa số người bệnh không biết mình bị bệnhvì triệu chứng không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với chứng viêm khớp, đau khớp, viêm thần kinh tọa… Khi bị đau chân, nặng chân, người bệnh thường nghĩ rằng mình bị bệnh về khớp và thường tìm đến bác sĩ khớp, cũng như khi bị vọp bẻ (chuột rút) ở chân, hầu như mọi người đều nghĩ mình bị thiếu calci. Không phát hiện sớm để điều trị kịp thời hoặc điều trị không đúng bệnh sẽ làm bệnh tiến triển nặng, khó chữa.

Tĩnh mạch nông ở chân bị suy giãn có thể nhìn thấy được

2. Biểu hiện bệnh Suy Giãn Tĩnh Mạch

Theo các bác sĩ chuyên khoa, ở giai đoạn sớm, người bệnh thường bị đau chân, nặng chân, nhức mỏi chân khi đứng lâu hoặc ngồi nhiều. Ban đêm, thường bị chuột rút (vọp bẻ), cảm giác tê chân, châm chích, như có kiến bò vùng cẳng chân…

Khi bệnh tiến triển, đứng lâu, ngồi nhiều liên tục chân sẽ bị phù, thường thấy vào buổi chiều sau một ngày làm việc. Phù ở vùng mắt cá chân, bàn chân, mang giày dép thấy chật hơn so với bình thường. Thấy tĩnh mạch nổi li ti nhất là vùng cổ chân và bàn chân.

3. Biến chứng nặng nếu không điều trị kịp thời

Người bệnh thường không biết mình mắc bệnh, không đi khám và điều trị kịp thời. Các triệu chứng bệnh sẽ nặng dần. Vùng cẳng chân xuất hiện chàm da, thay đổi màu sắc da; các tĩnh mạch nông dưới da giãn to ngoằn ngoèo. Đi lại rất khó khăn, có thể không đi lại được.

Các giai đoạn biến chứng nặng dần của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân

Giai đoạn cuối có thể diễn tiến đến tình trạng giãn to toàn bộ hệ tĩnh mạch, ứ trệ tuần hoàn và rối loạn dinh dưỡng của da chân phía dưới gây viêm loét, nhiễm trùng rất khó điều trị.

Nguy hiểm nhất là có thể xuất hiện cục máu đông trong tĩnh mạch, trôi về tim và gây tắc mạch máu phổi. Đây là một biến chứng rất nặng có thể dẫn đến tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.

4. Chẩn đoán, phát hiện bệnh sớm

Nếu bạn có các triệu chứng đau nhức ở chân như trên thì rất có thể bạn đang bị suy giãn tĩnh mạch chân.

Thông thường, người bệnh có thể nhìn thấy những đoạn tĩnh mạch bị giãn, ngoằn ngoèo, chân bị phù nề, ngứa ngáy, căng nặng, da đổi màu, rối loạn dinh dưỡng, loét và sự xuất hiện của các u máu.

Nổi nhiều gân xanh khi bị suy tĩnh mạch nông, chân bị sưng phù, vết thương lâu lành

Siêu âm Doppler màu mạch máu 2 chi dưới là một phương pháp chẩn đoán an toàn, cho kết quả ngay với mức độ chính xác từ 95-99%. Siêu âm Doppler màu tĩnh mạch cho phép thấy hình ảnh đoạn tĩnh mạch bị dãn, các van tĩnh mạch bị suy mất chức năng và thấy được có cục máu đông hình thành trong lòng tĩnh mạch hay không. Các bệnh viện lớn, bệnh viện thành phố, bệnh viện quận đều có thực hiện siêu âm này.

5. Điều trị hiệu quả như thế nào?

Không giống như bệnh cảm sốt, nhức đầu thông thường có thể khỏi sau vài ngày điều trị. Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh lý mãn tính, là một dạng lão hóa của cơ thể, việc điều trị bệnh đòi hỏi sự kiên trì, kết hợp giữa việc dùng thuốc, mang vớ ép và kiêng cữ trong hoạt động hàng ngày. Người bệnh cần lựa chọn và kiên trì theo đuổi một quy trình điều trị để có kết quả tốt nhất.

Tin tức khác

Đặt lịch hẹn tư vấn!

Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.

  • Nam
    Nữ
Thiết kế 2018. Bản quyền thuộc về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
1900866814