Phối hợp liên ngành phòng, chống cúm A/H7N9 và A/H5N1
Ngày 13-4, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát đã đồng chủ trì hội nghị liên ngành triển khai các biện pháp phòng chống dịch cúm. Hội nghị có sự tham gia của đại diện 33 tỉnh trọng điểm và các bộ ngành liên quan.
![]() |
“Trong” H5N1, “ngoài” H7N9
Đối phó với nguy cơ kép H5N1 trong nước và H7N9 ở nước láng giềng có chung hơn 1.300km đường biên giới với Việt Nam chính là nội dung được đề ra tại hội nghị này.
Thông báo về tình hình dịch bệnh trên thế giới, TS Trần Đắc Phu, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết, trong thông báo mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), số người mắc và tử vong vì cúm A/H7N9 ở Trung Quốc tiếp tục gia tăng. Tính đến chiều 12-4, Trung Quốc đã phát hiện 43 trường hợp nhiễm cúm A/H7N9, trong đó có 11 trường hợp tử vong tại 4 tỉnh/thành phố phía Đông Trung Quốc là Thượng Hải, An Huy, Giang Tô và Chiết Giang. Đến ngày 13-4, Cơ quan y tế thành phố Bắc Kinh (Trung Quốc) cũng phát hiện ca nhiễm virut cúm H7N9 đầu tiên tại thủ đô là một em bé 7 tuổi. Trường hợp này đã nâng tổng số người bị nhiễm loại virut chết người H7N9 trên lãnh thổ Trung Quốc lên 44 người. Các trường hợp nhiễm cúm H7N9 ở Trung Quốc đều bị viêm đường hô hấp nặng với các triệu chứng như sốt, ho và khó thở. Thời gian từ khi lây nhiễm đến khi phát bệnh ở người chỉ kéo dài chưa đến 15 ngày cho nên nguy cơ tử vong rất cao.
Trở lại với tình hình dịch bệnh ở trong nước, Bộ Y tế khẳng định đến nay Việt Nam vẫn chưa ghi nhận trường hợp mắc cúm A/H7N9 trên người cũng như ở đàn gia cầm. Tuy nhiên, nguy cơ cúm A/H7N9 xâm nhập, lây lan gây dịch ở nước ta là rất lớn vì chủng virut cúm A/H7N9 mới có nguồn gốc gen từ virut trên gia cầm, dễ biến đổi và có tính thích nghi cao. Bên cạnh đó, Việt Nam là quốc gia có đường biên giới trải dài với Trung Quốc, việc buôn bán, nhập lậu gia cầm và sản phẩm gia cầm khó kiểm soát, giao lưu đi lại qua biên giới của người dân nhiều.
![]() |
Đáng lo ngại hơn, cùng với nguy cơ cúm A/H7N9 xâm nhập, hiện nay dịch cúm gia cầm H5N1 ở trong nước cũng đang rất phức tạp, căng thẳng. Tại Đồng Tháp đã ghi nhận trường hợp tử vong đầu tiên trong năm nay do cúm A/H5N1. Báo cáo của ngành y tế cũng cho thấy, số người mắc cúm A/H1N1 và H3N2 vẫn xuất hiện tại một số địa phương.
Trong khi đó, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát cho biết: Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận nhiều ổ dịch cúm gia cầm H5N1 tại 17 xã, phường của 6 tỉnh là Khánh Hòa, Tây Ninh, Điện Biên, Kiên Giang, Tiền Giang, Ninh Thuận, làm trên 32.000 con gia cầm, chim mắc bệnh, chết hoặc phải tiêu hủy. Nguy hiểm hơn, mới đây cơ quan chức năng đã phát hiện virut cúm A/H5N1 xuất hiện trên đàn chim yến được nuôi ở Ninh Thuận khiến cho việc xử lý ổ dịch và ngăn chặn nguy cơ phát tán cúm gia cầm càng trở nên khó khăn hơn.
Một vấn đề cũng khiến các Bộ ngành chức năng, cùng nhiều chuyên gia dịch tễ đau đầu là virut cúm H7N9 có nguồn lây chưa rõ ràng. Nếu như cúm A/H5N1 được phát hiện lần đầu tiên ở gia cầm sau đó mới phát hiện ở người, thì ngược lại cúm H7N9 phát hiện đầu tiên ở người và chưa biết liệu nó có khả năng lây nhiễm từ người sang người hay không. Đặc biệt, mặc dù cúm H7N9 gây bệnh ở người nhưng Trung Quốc vẫn chưa phát hiện trường hợp gia cầm chết do nhiễm virut cúm H7N9.
Chủ động ngăn chặn, phòng chống từ cơ sở
Trước tình hình trên, để chủ động ngặn chặn cúm A/H7N9 xâm nhập vào nước ta, cũng như phòng chống, hạn chế tối đa thiệt hại do cúm A/H5N1 gây ra, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành từ trung ương đến địa phương tăng cường công tác phòng chống dịch, ngăn chặn vận chuyển và kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép. Tại hội nghị, đại diện các bộ, ngành, các cơ sở y tế từ trung ương đến địa phương, cùng với các địa phương đã thống nhất và cam kết triển khai quyết liệt các kế hoạch phòng, chống dịch cũng như ngăn chặn gia cầm nhập lậu vào Việt Nam. Tuy nhiên việc này không hề đơn giản. Theo đại diện UBND tỉnh Lạng Sơn, với 250km đường biên giới trên bộ với Trung Quốc, 6 cửa khẩu, nhiều đường mòn, lưu lượng khách nhập cảnh và thông thương buôn bán qua cửa khẩu lớn, việc ngăn chặn gia cầm nhập lậu vào nước ta rất khó kiểm soát. Chưa kể các đối tượng buôn lậu ngày càng tinh vi và liều lĩnh, thậm chí dùng cả xe du lịch hạng sang để vận chuyển gia cầm lậu qua biên giới vào ban đêm. Cùng chung lo lắng trên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Hà Thị Nga cũng cho rằng, việc kiểm soát thẩm lậu gia cầm qua các cửa khẩu, lối mở rất khó khăn. Đây cũng là lo lắng chung của hầu hết các địa phương có đường biên giới giáp với Trung Quốc hiện nay.
![]() |
Chia sẻ với những băn khoăn của các địa phương, 2 Bộ trưởng cho biết, sẽ kiến nghị với Chính phủ điều chỉnh chính sách phù hợp tạo điều kiện cho các lực lượng phòng chống dịch tại địa phương thực hiện nhiệm vụ. Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nêu rõ: Công việc quan trọng nhất hiện nay là chia sẻ thông tin kịp thời, phối hợp hành động liên ngành và tăng cường năng lực giám sát, chẩn đoán, đáp ứng, điều trị và truyền thông tới cộng đồng nhằm ngăn ngừa sự lây truyền của virut cúm và bảo vệ người dân không bị nhiễm bệnh. Bên cạnh đó, Bộ Y tế yêu cầu tất cả cơ sở y tế của 63 tỉnh, thành tăng cường giám sát, đảm bảo phát hiện sớm các ổ dịch cúm A/H5N1 cũng như H7N9. Các bệnh viện và nhân viên y tế tăng cường các biện pháp phòng chống nhiễm khuẩn bệnh viện, theo dõi chặt chẽ bệnh nhân bị nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính nặng. Các đơn vị y tế chuẩn bị thuốc, trang thiết bị, khu vực cách ly để sẵn sàng thu dung, điều trị các trường hợp cúm A/H7N9. 2 trung tâm cúm quốc gia được đặt tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị xét nghiệm cần thiết và sẵn sàng tiếp nhận mẫu bệnh phẩm xét nghiệm, chẩn đoán cúm A/H7N9.
![]() |
Về phía Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết đã mua dự phòng 40 triệu liều vaccine cúm gia cầm để tiêm phòng bao vây khẩn cấp khi có dịch xảy ra. Bộ cũng chỉ đạo các tỉnh, thành phố chủ động sử dụng ngân sách dự phòng địa phương mua vaccine hỗ trợ công tác phòng chống dịch. Trong tuần tới, Cục Thú y sẽ thực hiện xét nghiệm xác định virut cúm A/H5N1, H7 và H7N9 trong các mẫu lưu trữ tại Trung tâm Chẩn đoán Thú Y trung ương, các mẫu chim yến ở Ninh Thuận và chim trĩ ở Tiền Giang (chim Yến và chim Trĩ chết tại 2 địa phương này có kết quả dương tính với vi rút cúm A/H5N1). Đồng thời tăng cường lấy mẫu các loại gia cầm, chim nuôi, chim cảnh vận chuyển bất hợp pháp vào Việt Nam tiêu thụ để xét nghiệm cúm H7, H7N9. Cùng với đó, cơ quan thú y giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên gia cầm và gia súc, kịp thời phát hiện các ổ dịch để dập dịch và xử lý triệt để không để lan rộng. Phối hợp với các lực lượng chức năng tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát ngăn chặn tình trạng vận chuyển, nhập lậu gia cầm qua biên giới, ngăn chặn các sản phẩm gia cầm chưa qua kiểm dịch lưu thông trên thị trường. Bộ trưởng Cao Đức Phát nêu rõ, nếu chúng ta làm quyết liệt thì sẽ làm được.
Kết luận tại hội nghị, 2 Bộ trưởng nhấn mạnh, để không có người bệnh thì trước tiên phải không có gia cầm bệnh. Các cơ quan chức năng cần có sự vào cuộc đồng bộ từ giám sát chủ động, thực hiện an toàn sinh học trong chăn nuôi, đặc biệt chấm dứt buôn lậu gia cầm, sản phẩm gia cầm như chúng ta đã làm được trong thời điểm trước Tết nguyên đán vừa rồi.
Giám sát triển khai tiêm vắc xin phòng Sởi tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong
Ngày 7/2/2025, tại TP.Hạ Long, Đoàn công tác của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh do đồng chí Nguyễn Thị Dung, Phó Giám đốc Trung tâm làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra, giám sát hoạt động tiêm chủng vắc xin phòng sởi cho các trường hợp đủ điều kiện tiêm chủng tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong.
Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
Hiện nay, Nhật Bản đang bùng phát dịch cúm mùa (chủ yếu là cúm A, nhưng cúm B vẫn có nguy cơ lan rộng). Theo thống kê từ 2/9/2024 - 26/1/2025, đã ghi nhận 9,5 triệu ca mắc cúm mùa. Trước tình hình này, mọi người cần nâng cao cảnh giác, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mạn tính.
Lễ kết nạp đảng viên mới Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh
Chiều ngày 06/02/2025, Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh (PCBTN-KSTCT-XNVS) đã long trọng tổ chức lễ kết nạp đảng viên mới cho quần chúng ưu tú Nguyễn Minh Phương.
Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản
Bộ Y tế sẽ tiếp tục theo dõi, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh trong nước và trên thế giới để triển khai các biện pháp phù hợp, kịp thời, nhất là trong thời điểm hiện tại với thời tiết thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp lây lan...
Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
Thực hiện Công điện số 07/CĐ-TTg ngày 26/01/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài; công văn số 557/BYT-MT ngày 03/02/2025 về việc tăng cường hướng dẫn các biện pháp bảo vệ sức khỏe người dân trước ảnh hưởng của rét đậm, rét hại; văn bản số 265/UBND-KTTC ngày 28/01/2025 của Ủy ban Nhân dân tỉnh về việc chủ động biện pháp phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài trên địa bàn tỉnh.
CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)
Một mùa Xuân mới đang về, mang theo niềm hân hoan, sức sống mới trên khắp mọi miền của Tổ quốc. Mùa xuân này càng trở nên ý nghĩa hơn khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2025) như một mốc son chói lọi để cả nước bước vào một chặng đường phát triển mới, hướng tới một tương lai rạng ngời.
Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư số 05/2025/TT-BYT ngày 17 tháng 01 năm 2025 quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập. Thông tư này quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập.
Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang đến gần, các mặt hàng thực phẩm phục vụ Tết đã và đang được mua bán nhộn nhịp. Đây cũng là thời điểm nhiều thực phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, thực phẩm giả trà trộn vào thị trường. Chính vì vậy, bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết là vấn đề rất được quan tâm.
Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
Thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, người dân thường tổ chức các buổi hội họp ăn uống, liên hoan, tất niên, gặp mặt đầu xuân, tham gia các lễ hội, do vậy nhu cầu sử dụng rượu bia trong những ngày này gia tăng, số trường hợp phải nhập viện do say rượu, ngộ độc rượu vì thế cũng cao hơn so với các dịp khác trong năm.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Giám sát triển khai tiêm vắc xin phòng Sởi tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong
- CDC QUẢNG NINH: KHUYẾN CÁO CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI
- CÚM MÙA VÀ NGUY CƠ CHUYỂN NẶNG Ở NGƯỜI LỚN TUỔI, NGƯỜI CÓ BỆNH LÝ NỀN
- Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
- Lễ kết nạp đảng viên mới Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh
- Ghi nhận gần 290.000 ca mắc cúm mùa trong năm qua, Bộ Y tế nêu các khuyến cáo phòng chống cúm