3/9/2013 | 2:35:18 PM

Phòng bệnh da vào mùa mưa

Mưa liên tục, môi trường ẩm ướt, vệ sinh kém là những điều kiện thuận lợi để nấm mốc, vi khuẩn, ký sinh trùng phát triển. Bề mặt da, nơi đầu tiên chịu những tác động từ môi trường sẽ là “mảnh đất màu mỡ” để mầm bệnh tấn công.

Theo TS-BS Lê Ngọc Diệp, Trưởng phòng khám Da liễu Cơ sở 2, ĐH Y Dược TP.HCM, những người có cơ địa dị ứng, chàm sẽ dễ bị tái phát hoặc tăng nặng, viêm ngứa nhiều hơn trong mùa mưa.

 da1

 Nhiễm nấm: tiếp xúc nhiều với nước khiến tế bào sừng bong ra, hàng rào da bị tác động, nấm rất dễ xâm nhập và phát triển trên da. Nơi dễ nhiễm nấm nhất là các kẽ ngón chân, ngón tay. Biểu hiện ban đầu là lớp màng màu trắng và gây ngứa nhiều khiến người bệnh phải gãi liên tục, làm lớp màng trắng bong ra, lộ lớp da màu đỏ, ẩm ướt và tiếp tục gây ngứa. Nếu chậm điều trị, nấm sẽ tấn công gây loét sâu, nhiễm trùng, sưng đau, lở loét và mưng mủ; là môi trường để các loại vi khuẩn, vi trùng khác tấn công.

❍ Chốc lở: khi hàng rào bảo vệ da bị tổn thương do bị ngâm trong nước, thường xuyên ẩm ướt, vệ sinh kém, ăn uống thiếu chất… vi khuẩn thường trú trên da sẽ bùng phát gây nên bệnh chốc lở. Trẻ con dễ bị nhiễm bệnh hơn do da trẻ mỏng và hệ miễn dịch kém. Bệnh biểu hiện toàn thân, ở những vùng tay, chân, đầu, quanh mũi với những mụn mủ, mụn nhọt đỏ gây sưng đau. Những mụn mủ này sẽ vỡ ra, tạo thành những vết loét, tổn thương sâu nếu không điều trị sớm. Khi đó, nếu có chữa lành thì cũng để lại sẹo. Thậm chí, bệnh còn gây biến chứng nguy hiểm như viêm cầu thận.

❍ Viêm nang lông: bệnh này do vi khuẩn gây nên khi điều kiện vệ sinh da kém, da liên tục tiếp xúc với nước, bị ẩm ướt. Tình trạng viêm có thể xuất hiện trên khắp cơ thể, với những nốt sẩn đỏ, nặng hơn là tạo thành mủ ở nang lông. Những khu vực thường xuyên ẩm ướt sẽ dễ bị viêm hơn như: hai cẳng chân, hai đùi, bộ phận sinh dục, nách… Bệnh kéo dài gây ngứa, khó chịu, thậm chí sốt, sưng đau khi có mủ.

 Viêm kẽ: thường gặp ở những người bị béo phì. Nấm, vi khuẩn tấn công vào những vùng nếp gấp (bẹn, lằn vú, cổ…) gây viêm. Những vùng bị viêm sẽ tạo thành mảng da màu đỏ, có ranh giới rõ ràng giữa vùng viêm và không viêm, gây khó chịu cho người bệnh.

❍ Tiêu sừng lõm: còn gọi là bệnh bàn chân rỗ, bàn chân hà. Vi khuẩn tấn công tạo nên những vết lõm, lỗ có đường kính khoảng 1-3mm trên lòng bàn chân. Về lâu dài nó có thể ăn sâu qua lớp sừng của da gây ngứa, đau và nhiễm trùng. Nếu không điều trị sớm, vết nhiễm trùng có thể ăn sâu xuống lớp mỡ đến cơ và xương. Trên thực tế, đã có những trường hợp vì chậm điều trị hoặc uống, đắp thuốc theo dân gian, truyền miệng khiến bàn chân bị hoại tử, thậm chí phải cắt bỏ vùng bị tổn thương.

 Ấu trùng di chuyển: thông thường ấu trùng giun xâm nhập vào cơ thể qua đường ăn uống và sống trong hệ thống tiêu hóa. Khi phải tiếp xúc nhiều trong nước, bùn, hàng rào da bị yếu, tổn thương, ấu trùng có thể chui qua da rồi phát triển thành giun.

Quan trọng hơn cả là phải phòng ngừa để tránh bị mắc bệnh da. Để phòng ngừa, cần thường xuyên vệ sinh thân thể; giữ quần áo, cơ thể luôn được khô thoáng. Nếu phải tiếp xúc với nước liên tục thì nên đi ủng, đeo bao tay.

Khi phát hiện có dấu hiệu mắc bệnh, nên đi khám các cơ sở chuyên khoa da liễu để được điều trị sớm vì đa số bệnh rất dễ bị tái phát.

Nguồn tin: bacsi.com
Tin tức khác

Đặt lịch hẹn tư vấn!

Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.

  • Nam
    Nữ
Thiết kế 2024, bản quyền thuộc về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
1900866814