Phòng, chống bệnh nghề nghiệp
“KẺ TÀN PHÁ” SỨC KHỎE THẦM LẶNG
![]() |
Bác sĩ Nguyễn Thành Định (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) kiểm tra sức khỏe cho anh Nguyễn Ngọc Tân, công nhân Công ty Than Hòn Gai, đang điều trị tại Bệnh viện. |
Tại Khoa Hô hấp và Bệnh nghề nghiệp (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) chúng tôi gặp không ít bệnh nhân đang điều trị BNN để cố loại bỏ “kẻ tàn phá” sức khỏe ra khỏi cơ thể. Ông Phạm Văn Đoan (85 tuổi) là một bệnh nhân quen thuộc hơn 40 năm nay của Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Bệnh bụi phổi silic hành hạ khiến ông ăn không ngon, ngủ không yên. Ông ho, khó thở liên tục tăng dần, tức ngực sau xương ức lan ra sau lưng, ở nhà dùng thuốc không đỡ phải nhập viện. Có tháng ông phải vào viện đến 3 lần, lần nào nhập viện cũng trong tình trạng phải thở ôxy gấp. Ông Đoan cho hay: “Tôi có gần 40 năm làm công nhân mỏ than Hà Lầm. Do ảnh hưởng môi trường làm việc nên tôi mắc bệnh bụi phổi từ khi 42 tuổi...”.
Ngay cạnh phòng ông Đoan, chúng tôi gặp anh Nguyễn Ngọc Tân (thợ mìn, Phân xưởng Khai thác 3, Công trường Than Thành Công, Công ty Than Hòn Gai - TKV), dù mới 47 tuổi nhưng anh nhìn già hơn nhiều so với tuổi của mình. 19 năm làm thợ mỏ, anh có tiền sử mắc bệnh bụi phổi silic. Theo kết luận của bác sĩ, anh Tân suy giảm 25% sức khỏe do BNN. Đợt này anh ho nhiều, sức khỏe giảm sút, nên phải nhập viện điều trị. Anh Tân cho biết: "Trước đây tôi làm thợ đào lò, từ ngày mắc BNN tôi phải chuyển sang làm công việc nhẹ hơn. Điều đó đồng nghĩa với thu nhập bị giảm sút. Ở nhà tôi cũng không giúp đỡ được vợ con do sức khỏe không đảm bảo”.
![]() |
Bác sĩ Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh đo chức năng hô hấp cho công nhân. |
Bác Sĩ Nguyễn Thành Định, Trưởng khoa Hô hấp và Bệnh nghề nghiệp (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) cho biết: Những năm gần đây, mỗi năm có khoảng gần 200 bệnh nhân nhập viện điều trị BNN. Nhiều bệnh nhân vào viện trong tình trạng bệnh đã nặng. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến sức khỏe suy giảm nhanh chóng, thậm chí sẽ không làm chủ được sinh hoạt của bản thân. Để bệnh càng nặng, chi phí điều trị càng tốn kém, sức khỏe cũng khó hồi phục.
Thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, giai đoạn từ 2013-2018 đã tổ chức khám BNN cho tổng số 56.068 người lao động; qua đó, đã phát hiện 2.363 người mắc BNN. Trong đó 2.266 người bị bệnh bụi phổi silic, tập trung chủ yếu là công nhân khai thác, chế biến than trong ngành khai thác khoáng sản; 40 người bị bệnh lao; 38 người bị bệnh sạm da; 19 người bị bệnh điếc nghề nghiệp.
CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC
Y sĩ Công ty Than Dương Huy - TKV kiểm tra huyết áp cho thợ lò ở mức -100m. |
Trước thực trạng BNN tàn phá sức khỏe của NLĐ, công tác quản lý và chăm sóc sức khỏe NLĐ đã được các cơ quan chức năng, doanh nghiệp quan tâm thực hiện. Tiến sĩ, bác sĩ Vũ Quyết Thắng, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, cho biết: Công tác quản lý, phòng chống BNN luôn được tỉnh quan tâm chỉ đạo thực hiện. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác chăm sóc sức khoẻ, khám và giám định BNN được đầu tư đồng bộ, hiệu quả; nhiều trang thiết bị hiện đại, tiên tiến giúp cho công tác khám và chẩn đoán giám định BNN được nâng cao. Các trang thiết bị phục vụ quan trắc, lấy mẫu, đo kiểm tra môi trường lao động được đầu tư đầy đủ, đáp ứng yêu cầu quản lý giám sát môi trường lao động, đảm bảo công tác vệ sinh lao động, phòng chống BNN.
Thợ lò thường xuyên phải làm việc trong môi trường độc hại nên dễ bị mắc các BNN. Trong ảnh: Khai thác tại Công ty Than Dương Huy - TKV. |
Công tác khám sức khỏe tuyển dụng, khám sức khỏe định kỳ, khám BNN, chế độ nghỉ dưỡng, phục hồi chức năng lao động, trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động... đã được các doanh nghiệp quan tâm thực hiện. Các đơn vị đã bố trí cán bộ làm công tác y tế, thành lập trạm y tế; những đơn vị quy mô nhỏ, hoạt động phân tán thì hợp đồng với cơ sở y tế địa phương để quản lý vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe NLĐ, thường trực cấp cứu. Người sử dụng lao động tại những đơn vị có nguy cơ cao mắc BNN đã chấp hành tương đối nghiêm túc quy định về việc khám phát hiện BNN cho NLĐ, số lượng người được khám phát hiện BNN ngày một cao. Theo báo cáo của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trong 3 năm 2016-2018 đã tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho 463.782 lượt người.
Nhiều công nhân thường xuyên phải làm việc trong môi trường nóng bức, độc hại. Trong ảnh: Sản xuất nến tại Công ty TNHH MTV Nến nghệ thuật cao cấp AIDI Việt Nam (Khu Công nghiệp Cái Lân). |
Sau khi có kết quả khám, phân loại sức khỏe NLĐ, các đơn vị đã tổ chức rà soát, phân công, bố trí công việc phù hợp. Thông qua khám sức khỏe định kỳ, khám BNN đã sớm phát hiện và đưa đi điều trị kịp thời những bệnh nhân mắc các bệnh cấp tính; 100% công nhân mắc bệnh mãn tính, bụi phổi được y tế đơn vị theo dõi thường xuyên, chăm sóc và điều trị, phục hồi chức năng hiệu quả.
Với hàng loạt các biện pháp, số người mắc BNN có xu hướng giảm. Tuy nhiên thực tế, việc phòng chống BNN còn nhiều khó khăn, khi quan trắc môi trường tại các doanh nghiệp 3 năm qua cho thấy tỷ lệ số mẫu không đạt vẫn khá cao từ 9 đến hơn 10%. Bác sĩ Vũ Quyết Thắng khuyến cáo: Các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa cần tập trung cải thiện môi trường làm việc, đầu tư trang thiết bị sản xuất hiện đại, cấp phát đầy đủ bảo hộ cho NLĐ, chăm sóc cho công nhân từ đời sống vật chất đến tinh thần. Đặc biệt, để bảo vệ sức khỏe, NLĐ phải chấp hành nghiêm quy định về trang phục bảo hộ lao động.
CDC Quảng Ninh: Khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho thương, bệnh binh và người có công tại phường Hồng Hải
Để tỏ lòng biết ơn, quan tâm đến sức khỏe của các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, gia đình người có công với cách mạng, trong 02 ngày từ 10- 11/4/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh đã phối hợp với UBND phường Hồng Hải tổ chức khám bệnh, kiểm tra sức khỏe, cấp phát thuốc miễn phí cho 210 người là đối tượng chính sách trên địa bàn phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long.
CDC Quảng Ninh tăng cường tập huấn tư vấn xét nghiệm HIV
Nối tiếp nội dung của lớp tập huấn Tư vấn xét nghiệm HIV năm 2025, từ ngày 09-11/04/2025, CDC Quảng Ninh tiếp tục giảng dạy các nội dung về tư vấn xét nghiệm HIV cho hơn 30 cán bộ tham gia công tác tư vấn phòng, chống HIV/AIDS tại các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh.
Hội thảo hợp tác phòng chống lao Quảng Ninh - Quảng Tây: Hướng đến mục tiêu kiểm soát dịch bệnh xuyên biên giới
Nhằm tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác phòng chống bệnh lao, trong 03 ngày từ ngày 21-23/3/2025, đoàn công tác của Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh đã tham dự hoạt động tuyên truyền Ngày Thế giới phòng chống Lao và Hội thảo hợp tác phòng chống lao giữa tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc), diễn ra tại thành phố Đông Hưng, Quảng Tây. Đây là sự kiện quan trọng, thể hiện quyết tâm chung của hai bên trong việc kiểm soát và đẩy lùi bệnh lao tại khu vực biên giới.
Đoàn kiểm tra, giám sát Bộ Y tế chỉ đạo công tác phòng, chống dịch sởi và triển khai chiến dịch tiêm chủng tại Quảng Ninh
Dịch sởi đang diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương trên cả nước, trong đó tỉnh Quảng Ninh là một trong những địa bàn ghi nhận số ca mắc gia tăng nhanh chóng. Nhằm kiểm soát dịch bệnh và tăng cường công tác tiêm chủng, ngày 25/3/2025, đoàn kiểm tra, giám sát của Bộ Y tế đã đến làm việc tại Quảng Ninh để đánh giá công tác thu dung, điều trị bệnh nhân mắc sởi và triển khai chiến dịch tiêm chủng.
Hưởng ứng Ngày Nước thế giới (22/3) năm 2025: Bảo tồn các dòng sông băng
Ngày Nước thế giới (22/3) năm 2025 được Liên hợp quốc phát động ̣với chủ đề “Bảo tồn các dòng sông băng” (Glacier preservation) nhằm nâng cao nhận thức toàn cầu về vai trò quan trọng của sông băng, tuyết và băng trong hệ thống khí hậu và chu trình thủy văn của trái đất.
Dịch sởi bùng phát: Nguyên nhân và giải pháp
Dịch sởi đang lan rộng trên cả nước với số ca nghi nhiễm lên đến 40.000 trường hợp và 5 ca tử vong chỉ trong ba tháng đầu năm 2025.
Ngành Y tế tỉnh Quảng Ninh chủ động tăng cường công tác kiểm soát, phòng, chống bệnh sởi trên địa bàn tỉnh
Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi gây ra, có khả năng lây lan nhanh chóng trong cộng đồng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Trước tình hình này, ngành Y tế đã và đang chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh, hạn chế tối đa nguy cơ lây lan tại địa phương.
CDC Quảng Ninh tổ chức Kỷ niệm 70 năm Ngày thầy thuốc Việt Nam 27/2/1955-27/2/2025
Ngày 27/2 hằng năm được coi là Ngày hội của ngành Y tế Việt Nam. Đây là dịp để tôn vinh các y, bác sĩ và những người đang làm việc trong ngành y tế, những người đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Tấm gương người cán bộ y tế dự phòng tận tâm: Ths. Nguyễn Thị Bích Hường, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025), chúng ta cùng nhìn lại hành trình cống hiến không mệt mỏi của những người thầy thuốc đã và đang ngày đêm bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Trong số đó, Ths. YTCC Nguyễn Thị Bích Hường - Trưởng khoa Ký sinh trùng - Côn trùng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh, là một tấm gương sáng về sự tận tâm, trách nhiệm và lòng yêu nghề.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC Quảng Ninh hợp tác với VNPT xây dựng hệ thống quản lý tập trung, hướng tới chuyển đổi số toàn diện
- CDC Quảng Ninh: Khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho thương, bệnh binh và người có công tại phường Hồng Hải
- Đoàn sinh viên Trường Đại học Thủy lợi tham quan, thực tập môn học tại CDC Quảng Ninh
- CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn tư vấn xét nghiệm HIV năm 2025
- Giám sát tiêm chủng vắc xin phòng Sởi cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt – Không để trẻ nào bị bỏ lại phía sau
- Hội YHDP Quảng Ninh tổ chức tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học năm 2025