Phòng chống sốt xuất huyết: Cần sự chủ động của người dân
Không chủ quan với dịch sốt xuất huyết
Chúng tôi đến Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, vào một ngày cuối tháng 10. Lúc này, Khoa đang có 7 bệnh nhân sốt xuất huyết nằm điều trị. Bà N.T.C ở phường Hồng Hà, TP Hạ Long, cho biết: “Tôi vào đây điều trị gần 1 tuần, đến nay đã khỏi và sắp được ra viện. Gia đình tôi ngủ không có thói quen dùng màn. Cứ nghĩ chỉ bị một, hai nốt muỗi đốt không sao. Ai ngờ thấy người sốt cao, dùng thuốc hạ sốt mà cũng không hạ, đầu thì đau... nên đi khám. Khi xét nghiệm mới biết mình bị sốt xuất huyết”. Không chỉ bà C, mà qua tìm hiểu, hầu hết bệnh nhân sốt xuất huyết điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh là người dân ở TP Hạ Long, phần lớn trong số họ bị muỗi đốt do không nằm màn.
![]() |
Bệnh nhân sốt xuất huyết điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. |
Theo bác sĩ Lương Xuân Kiên, Trưởng Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, thì từ đầu hè đến nay, lượng bệnh nhân sốt xuất huyết xuất hiện khá đông. Ngoài bệnh nhân là người sinh sống trên địa bàn tỉnh còn cả khách vãng lai từ các tỉnh, thành khác đến.
Qua trò chuyện với các bệnh nhân cũng như đến một số khu dân cư cho thấy, nhiều người còn khá chủ quan trong phòng chống bệnh sốt xuất huyết. Trung gian truyền bệnh này là muỗi aedes hay còn gọi là muỗi vằn. Muỗi vằn sau khi đốt hút máu người bệnh sốt xuất huyết hoặc người bệnh mang vi rút Dengue nhưng không biểu hiện triệu chứng (người lành mang bệnh), rồi sau đó đốt người khỏe mạnh sẽ đưa vi rút vào cơ thể người khỏe mạnh qua vết đốt đó. Tuy nhiên, ý thức diệt trừ muỗi của người dân chưa cao. Ở một số khu dân cư vẫn tồn tại nhiều dụng cụ như: Lọ, bình vỡ chứa nước vứt xung quanh; nhiều nhà có bể cá ngoài trời hoặc chậu trồng cây cảnh chứa nước, hòn non bộ... nhưng không khơi thông dòng chảy hay nuôi cá... dẫn đến muỗi vằn dễ dàng đẻ trứng. Một số khu dân cư còn có nhiều bụi cây rậm rạp, ẩm thấp quanh nhà...
Cần sự vào cuộc của người dân
Theo số liệu thống kê của Trung tâm Phòng chống bệnh tật tỉnh, trong tuần qua, toàn tỉnh ghi nhận 25 ca mắc sốt xuất huyết mới, trong đó TP Hạ Long có 19 ca, còn lại rải rác ở các địa phương: Cẩm Phả, Đông Triều, Vân Đồn, Móng Cái, Quảng Yên. Như vậy, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh có 280 ca sốt xuất huyết, trong khi đó cả năm 2018 chỉ có 122 ca.
Đáng lo ngại là một số tỉnh lân cận với Quảng Ninh, số bệnh nhân sốt xuất huyết tăng cao. Điển hình là Hà Nội, trong tháng 9, mỗi tuần có hơn 400 ca sốt xuất huyết. Trong khi đó, số người từ Quảng Ninh đến Hà Nội và ngược lại hàng ngày cũng rất đông nên người mang vi rút về địa bàn tỉnh không ít. Điển hình trong tuần qua có tới 6 bệnh nhân ngoại lai (mắc bệnh từ các tỉnh, thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bắc Ninh di chuyển về Quảng Ninh). Cùng với đó, ở Quảng Ninh vẫn có vi rút dengue (vi rút gây bệnh sốt xuất huyết) lưu hành. Đây là mối lo ngại lớn về nguy cơ bùng phát sốt xuất huyết nếu không có biện pháp phòng chống hữu hiệu.
Vết xuất huyết dưới da khi người bệnh mắc sốt xuất huyết. |
Theo Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Ninh Văn Chủ, điều đáng mừng là công tác phòng chống sốt xuất huyết được tỉnh và ngành Y tế chỉ đạo mạnh mẽ. Không chỉ có kế hoạch phòng chống dịch bệnh ngay từ đầu năm mà vào các đợt nguy cơ bùng phát dịch, tỉnh lại có các văn bản chỉ đạo các địa phương thực hiện công tác vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng/bọ gậy phòng chống sốt xuất huyết. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã chỉ đạo triển khai việc giám sát thường kỳ, giám sát chủ động phát hiện ca bệnh và khoanh vùng xử lý ổ dịch nhằm ngăn chặn dịch lây lan.
Mặc dù vậy, cho đến nay, sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh. Biện pháp hữu hiệu nhất để phòng chống sốt xuất huyết chính là sự vào cuộc của người dân. Để phòng bệnh, người dân cần tích cực tham gia diệt muỗi, lăng quăng bằng cách phun diệt; thu vén nhà cửa luôn thoáng mát, sạch sẽ; dọn dẹp vệ sinh môi trường, không để các dụng cụ chứa nước hoặc nếu có phải đậy nắp và thường xuyên thay rửa, loại bỏ các ổ nước đọng; khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm quanh nhà... Tránh muỗi đốt bằng cách ngủ màn, không để trẻ chơi ở chỗ tối, thoa kem chống muỗi.
Qua thực tế ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho thấy, bệnh nhân sốt xuất huyết thường có biểu hiện sốt cao đột ngột, liên tục 39-40 độ C, khó hạ sốt. Một số bệnh nhân có biểu hiện đau đầu dữ dội ở vùng trán, nhức hai hố mắt, có thể có nổi mẩn, phát ban, da xung huyết; chán ăn, buồn nôn; đau cơ, đau khớp. Khi có một trong các biểu hiện trên, người dân cần đi khám, xét nghiệm để được phát hiện, điều trị sớm, hạn chế các biến chứng; đồng thời có các biện pháp để tránh lây lan ra cộng đồng.
CDC Quảng Ninh: Khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho thương, bệnh binh và người có công tại phường Hồng Hải
Để tỏ lòng biết ơn, quan tâm đến sức khỏe của các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, gia đình người có công với cách mạng, trong 02 ngày từ 10- 11/4/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh đã phối hợp với UBND phường Hồng Hải tổ chức khám bệnh, kiểm tra sức khỏe, cấp phát thuốc miễn phí cho 210 người là đối tượng chính sách trên địa bàn phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long.
CDC Quảng Ninh tăng cường tập huấn tư vấn xét nghiệm HIV
Nối tiếp nội dung của lớp tập huấn Tư vấn xét nghiệm HIV năm 2025, từ ngày 09-11/04/2025, CDC Quảng Ninh tiếp tục giảng dạy các nội dung về tư vấn xét nghiệm HIV cho hơn 30 cán bộ tham gia công tác tư vấn phòng, chống HIV/AIDS tại các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh.
Hội thảo hợp tác phòng chống lao Quảng Ninh - Quảng Tây: Hướng đến mục tiêu kiểm soát dịch bệnh xuyên biên giới
Nhằm tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác phòng chống bệnh lao, trong 03 ngày từ ngày 21-23/3/2025, đoàn công tác của Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh đã tham dự hoạt động tuyên truyền Ngày Thế giới phòng chống Lao và Hội thảo hợp tác phòng chống lao giữa tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc), diễn ra tại thành phố Đông Hưng, Quảng Tây. Đây là sự kiện quan trọng, thể hiện quyết tâm chung của hai bên trong việc kiểm soát và đẩy lùi bệnh lao tại khu vực biên giới.
Đoàn kiểm tra, giám sát Bộ Y tế chỉ đạo công tác phòng, chống dịch sởi và triển khai chiến dịch tiêm chủng tại Quảng Ninh
Dịch sởi đang diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương trên cả nước, trong đó tỉnh Quảng Ninh là một trong những địa bàn ghi nhận số ca mắc gia tăng nhanh chóng. Nhằm kiểm soát dịch bệnh và tăng cường công tác tiêm chủng, ngày 25/3/2025, đoàn kiểm tra, giám sát của Bộ Y tế đã đến làm việc tại Quảng Ninh để đánh giá công tác thu dung, điều trị bệnh nhân mắc sởi và triển khai chiến dịch tiêm chủng.
Hưởng ứng Ngày Nước thế giới (22/3) năm 2025: Bảo tồn các dòng sông băng
Ngày Nước thế giới (22/3) năm 2025 được Liên hợp quốc phát động ̣với chủ đề “Bảo tồn các dòng sông băng” (Glacier preservation) nhằm nâng cao nhận thức toàn cầu về vai trò quan trọng của sông băng, tuyết và băng trong hệ thống khí hậu và chu trình thủy văn của trái đất.
Dịch sởi bùng phát: Nguyên nhân và giải pháp
Dịch sởi đang lan rộng trên cả nước với số ca nghi nhiễm lên đến 40.000 trường hợp và 5 ca tử vong chỉ trong ba tháng đầu năm 2025.
Ngành Y tế tỉnh Quảng Ninh chủ động tăng cường công tác kiểm soát, phòng, chống bệnh sởi trên địa bàn tỉnh
Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi gây ra, có khả năng lây lan nhanh chóng trong cộng đồng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Trước tình hình này, ngành Y tế đã và đang chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh, hạn chế tối đa nguy cơ lây lan tại địa phương.
CDC Quảng Ninh tổ chức Kỷ niệm 70 năm Ngày thầy thuốc Việt Nam 27/2/1955-27/2/2025
Ngày 27/2 hằng năm được coi là Ngày hội của ngành Y tế Việt Nam. Đây là dịp để tôn vinh các y, bác sĩ và những người đang làm việc trong ngành y tế, những người đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Tấm gương người cán bộ y tế dự phòng tận tâm: Ths. Nguyễn Thị Bích Hường, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025), chúng ta cùng nhìn lại hành trình cống hiến không mệt mỏi của những người thầy thuốc đã và đang ngày đêm bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Trong số đó, Ths. YTCC Nguyễn Thị Bích Hường - Trưởng khoa Ký sinh trùng - Côn trùng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh, là một tấm gương sáng về sự tận tâm, trách nhiệm và lòng yêu nghề.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC Quảng Ninh hợp tác với VNPT xây dựng hệ thống quản lý tập trung, hướng tới chuyển đổi số toàn diện
- CDC Quảng Ninh: Khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho thương, bệnh binh và người có công tại phường Hồng Hải
- Đoàn sinh viên Trường Đại học Thủy lợi tham quan, thực tập môn học tại CDC Quảng Ninh
- CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn tư vấn xét nghiệm HIV năm 2025
- Giám sát tiêm chủng vắc xin phòng Sởi cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt – Không để trẻ nào bị bỏ lại phía sau
- Hội YHDP Quảng Ninh tổ chức tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học năm 2025