Phòng ngừa chứng rụng tóc
Mặc dù chứng rụng tóc có thể do di truyền gen từ bố hoặc mẹ, tuy nhiên vẫn có một số nguyên nhân mà chúng ta có thể phòng ngừa được bao gồm thiếu dinh dưỡng, nhiễm trùng, sản phẩm hóa học dùng cho tóc, hay thậm chí là áp lực tinh thần.
Ảnh minh họa
Dưới đây là một số cách giúp bạn vượt qua nỗi lo rụng tóc:
Ăn nhiều cá
Cá không chỉ chứa nhiều protein và khoáng chất mà còn là nguồn omega-3 và vitamin D dồi dào. Cả hai loại chất dinh dưỡng này đều có tác dụng ngăn ngừa rụng tóc ở các bệnh nhân đang điều trị hóa trị.
Những loại chất dinh dưỡng này thật sự mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, do vậy không nên dừng cung cấp món cá trong thực đơn bữa ăn của gia đình bạn.
Giữ mức sắt trong cơ thể kiểm soát được
Bệnh thiếu máu do thiếu sắt phổ biến ở nữ giới được biết đến như nguyên nhân gây ra rụng tóc. Tuy nhiên nếu bạn chú ý đến lượng sắt có trong cơ thể sẽ giảm được nguy cơ này.
Bổ sung một số loại thực phẩm giàu chất sắt vào chế độ ăn hàng ngày của bạn như hạt bí ngô, cây diêm mạch hay đậu phụ có thể giúp bạn cải thiện được tình trạng này.
Điều này thực sự quan trọng đối với những người đang trong chế độ ăn kiêng mà muốn ngăn ngừa rụng tóc. Bởi vì họ rất khó để đáp ứng đủ lượng sắt cho cơ thể vì phải kiêng thịt đỏ và trứng.
Đừng bỏ qua vitamin B
Các loại vitamin B, axit folic, B2, B12 rất quan trọng cho tóc phát triển.
Kiểm soát stress
Ở bất kỳ thời điểm nào, khoảng 85% số lượng tóc ở trên đầu bạn ở trong giai đoạn phát triển, trong khi số còn lại là trong giai đoạn lão hóa. Điều kỳ lạ là những công việc có áp lực cao có thể gây sốc cho hệ thống này và làm thay đổi chu kỳ tự nhiên của tóc khiến con số tóc chết tăng từ 15% lên 30% đến 40%. Tìm cách để kiểm soát stress là ưu tiên hàng đầu đối với những người muốn ngăn ngừa rụng tóc.
Chú ý đến đơn thuốc của bạn
Chúng ta đều biết rằng hóa trị sẽ gây ra rụng tóc, tuy nhiên hầu hết đều không nhận thức được rằng các loại thuốc được kê uống cũng có thế gây ra chứng rụng tóc này.
Thuốc chống đông máu, viêm khớp và tâm thần như lithium là những ví dụ cho các loại thuốc có thể gây ra rụng tóc. Do vậy cần đọc kỹ nhãn mác của các loại thuốc trước khi uống.
Giữ vệ sinh cá nhân
Mặc dù chưa có bằng chứng cụ thể lý giải mối liên hệ giữa vệ sinh cá nhân và rụng tóc, tuy nhiên việc thiếu vệ sinh cá nhân có thể dẫn đến nhiễm trùng da đầu như nấm và khiến rụng tóc.
Giữ da đầu và tóc sạch sẽ bằng việc gội đầu thường xuyên sẽ ngăn ngừa được các loại viêm nhiễm do nấm gây ra và giảm nguy cơ đầu bị hói. Tuy nhiên đừng quá lạm dụng bằng cách ngày nào cũng gội đầu, không tốt cho da đầu của bạn.
Đừng do dự đến gặp bác sỹ
Có thể bác sỹ sẽ không trả lời hết được tất cả những câu hỏi của bạn nhưng họ sẽ hướng dẫn cho bạn cách kiểm tra xem bạn có bị thiếu dinh dưỡng hay không và đưa ra những lời khuyên hữu ích cho chế độ ăn bổ sung thích hợp. Do vậy, đừng xấu hổ khi đề cập đến vấn đề này.
Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục thường xuyên giúp bạn giải tỏa căng thẳng và tăng lưu lượng tuần hoàn máu đến da của bạn. Đồng thời, mồ hôi sẽ giúp da bạn loại bỏ các tạp chất bẩn trên bề mặt.
CDC Quảng Ninh: cung cấp dịch vụ phun diệt côn trùng an toàn, hiệu quả
Côn trùng là một phần không thể thiếu trong hệ sinh thái, tuy nhiên có không ít loại côn trùng có thể gây hại cho sức khỏe con người và sự phát triển kinh tế – xã hội. Bên cạnh những loại côn trùng chỉ làm tổn thương như: Dị ứng, mẩn ngứa, đau,…còn có một số loài côn trùng truyền bệnh nguy hiểm hiện đang là hiểm họa cho loài người, đặc biệt ở các nước thuộc vùng nhiệt đới, á nhiệt đới, những nước đang phát triển. Việc phun diệt côn trùng cũng đóng một vai trò quan trọng trong phòng chống các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
CDC Quảng Ninh tổ chức Kỷ niệm 70 năm Ngày thầy thuốc Việt Nam 27/2/1955-27/2/2025
Ngày 27/2 hằng năm được coi là Ngày hội của ngành Y tế Việt Nam. Đây là dịp để tôn vinh các y, bác sĩ và những người đang làm việc trong ngành y tế, những người đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Tấm gương người cán bộ y tế dự phòng tận tâm: Ths. Nguyễn Thị Bích Hường, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025), chúng ta cùng nhìn lại hành trình cống hiến không mệt mỏi của những người thầy thuốc đã và đang ngày đêm bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Trong số đó, Ths. YTCC Nguyễn Thị Bích Hường - Trưởng khoa Ký sinh trùng - Côn trùng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh, là một tấm gương sáng về sự tận tâm, trách nhiệm và lòng yêu nghề.
Cảnh báo: Bệnh dại có thể ủ bệnh đến … 2 năm
Ngày 16/2/2025, Trung tâm Y tế huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai xác nhận một trường lên cơn dại và tử vong sau khi bị chó cắn từ…2 năm trước. Thông tin này khiến không ít người dân hoang mang vì khoảng thời gian từ khi bị chó cắn đến khi phát bệnh dài tới 2 năm. Tuy nhiên, về mặt y khoa cũng như thực tiễn, điều này hoàn toàn có thể xảy ra.
5 sai lầm khi sử dụng thuốc điều trị cúm A
Những ngày này, ‘cúm A’ là một từ khóa về sức khỏe mà ai cũng quan tâm. Đối phó với bệnh cúm như thế nào? Làm sao để mỗi người mắc bệnh biết cách sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, tránh những sai lầm khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn?
Bộ Y tế: Tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm, sởi và các bệnh lây qua đường hô hấp
PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế đã ký ban hành văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường phòng, chống bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
Giám sát triển khai tiêm vắc xin phòng Sởi tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong
Ngày 7/2/2025, tại TP.Hạ Long, Đoàn công tác của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh do đồng chí Nguyễn Thị Dung, Phó Giám đốc Trung tâm làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra, giám sát hoạt động tiêm chủng vắc xin phòng sởi cho các trường hợp đủ điều kiện tiêm chủng tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong.
CDC QUẢNG NINH: KHUYẾN CÁO CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI
Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính (nhóm B) do vi rút sởi gây nên. Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng chưa có miễn dịch với bệnh và thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ chưa được tiêm chủng đầy đủ.
Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
Hiện nay, Nhật Bản đang bùng phát dịch cúm mùa (chủ yếu là cúm A, nhưng cúm B vẫn có nguy cơ lan rộng). Theo thống kê từ 2/9/2024 - 26/1/2025, đã ghi nhận 9,5 triệu ca mắc cúm mùa. Trước tình hình này, mọi người cần nâng cao cảnh giác, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mạn tính.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC Quảng Ninh hợp tác với VNPT xây dựng hệ thống quản lý tập trung, hướng tới chuyển đổi số toàn diện
- CDC Quảng Ninh: Khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho thương, bệnh binh và người có công tại phường Hồng Hải
- Đoàn sinh viên Trường Đại học Thủy lợi tham quan, thực tập môn học tại CDC Quảng Ninh
- CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn tư vấn xét nghiệm HIV năm 2025
- Giám sát tiêm chủng vắc xin phòng Sởi cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt – Không để trẻ nào bị bỏ lại phía sau
- Hội YHDP Quảng Ninh tổ chức tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học năm 2025