Phòng ngừa đột quỵ trong mùa đông: Những điều quan trọng ai cũng cần biết
Ngày nay, chúng ta không thể coi thường đột quỵ (hay bệnh tai biến mạch máu não). Là bệnh có liên quan trực tiếp đến lưu lượng máu chảy qua não, bệnh đột quỵ được coi là nguyên nhân tử vong hàng thứ hai trên thế giới sau ung thư và đứng hàng đầu về tàn phế ở người trưởng thành.
Ở Việt nam, tỷ lệ mắc bệnh đột quỵ não đang gia tăng ở mức đáng lo ngại ở cả hai giới và các lứa tuổi. Vào mùa đông, nguy cơ mắc bệnh cao hơn các thời điểm còn lại trong năm.
Nguyên nhân nhiều người dễ bị đột quỵ trong mùa đông
Theo một nghiên cứu thực hiện tại Bệnh viện Đại học Jena ở Thuringia, miền trung nước Đức, thời tiết lạnh có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ lên đến 30%. Nguy cơ này xuất hiện tại tất cả các quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, trong những tháng mùa đông vừa rồi, bác sĩ tại khoa Cấp cứu, bệnh viện Bạch Mai cho biết, riêng tại phòng cấp cứu 1, số lượng bệnh nhân đột quỵ tăng 10-15% so với ngày thường. Nhiều trường hợp đột quỵ, nhồi máu não do thay đổi nhiệt độ đột ngột.
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do sự thay đổi nhiệt độ đột ngột (ví dụ như từ trong nhà hoặc trong chăn ấm ra ngoài lạnh) khiến cho cơ thể không kịp thích nghi, các mạch máu bị co lại, dẫn đến huyết áp tăng nhanh và bị đột quỵ.
Không những thế, nhiệt độ lạnh cũng làm tăng số lượng tiểu cầu, hồng cầu và độ nhớt của máu. Khi đó lượng enzyme tiêu hủy sợi huyết giảm, lòng mạch bị thu hẹp, máu hay bị vón cục và lưu lượng máu qua não giảm, dẫn đến tai biến. Nhiệt độ quá lạnh cũng dễ làm tăng tiết các catecholamine - chất trung gian cho nhiều hoạt động sinh lý và chuyển hóa. Khi chúng tăng lên có thể dẫn đến co mạch ngoại biên, giãn mạch thụ động ở những nơi ít chịu ảnh hưởng như mạch não, mạch phổi, từ đó, dẫn đến biến chứng đứt mạch não.
Cách khắc phục nguy cơ đột quỵ vào mùa đông
Giữ cho cơ thể đủ ấm, tránh những đợt gió lạnh bất thường, không bước ra ngoài gió ngay khi thức dậy tránh để cơ thể bị thay đổi nhiệt độ đột ngột... là những điều ai cũng phải làm để phòng ngừa bệnh vào mùa đông.
Ngoài ra, để ngừa đột quỵ vào mùa đông mọi người cần lưu ý các vấn đề sau:
- Hạn chế uống rượu: Nhiều người cho rằng uống rượu vào thời gian này sẽ ấm bụng tuy nhiên mùa đông, khi uống rượu chất cồn lưu lại trong máu lâu do khả năng bài tiết qua đường mồ hôi giảm, dẫn tới tăng huyết áp, nhịp tim, tăng lưu lượng máu và làm giảm độ kết dính của máu.
- Điều trị tốt các bệnh lý cao huyết áp, bệnh đái tháo đường, máu nhiễm mỡ: Người bị nhóm bệnh này đặc biệt có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn hẳn những người khác. Huyết áp cao làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông, gây tắc nghẽn mạch máu dẫn, đồng thời là nguyên nhân trực tiếp của những bệnh tim mạch nguy hiểm như: huyết áp cao, động mạch vành, nhồi máu cơ tim, nhồi máu não, suy tim, đột quỵ... Nhóm bệnh nhân bị huyết áp cao thường rơi vào những người mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường, xơ vữa động mạch, rối loạn mỡ máu...
- Ăn nhiều rau củ quả, hạn chế muối để tránh nguy cơ cao huyết áp - một trong những nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ: Một chế độ ăn không quá nhiều muối, hạn chế thịt sữa, tránh xa thực phẩm chứa nhiều cholesterol, ăn thực phẩm giàu chất xơ, uống nhiều nước, tránh hút thuốc lá và và rượu bia... sẽ có tác dụng giúp bạn phòng bệnh.
- Thay đổi nếp sống: Hãy cố gắng duy trì đời sống tình cảm tâm lý ổn định, tránh những xúc động hay chấn thương quá mức. Việc làm này không những giúp cơ thể khỏe mạnh, lưu thông, tuần hoàn tốt mà còn giảm hẳn stress và các bệnh về tâm lý nên cũng giảm tải áp lực cho não.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ: Bạn nên đi khám ít nhất 1-2 lần 1 năm để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những nguy cơ gây đột quỵ.
- Luyện tập thể dục đều đặn: Một chương trình tập thể dục toàn diện, bao gồm cả bài tập sức mạnh, bài tập cốt lõi, kéo giãn cơ thể cũng như cường độ cao... sẽ giúp tuần hoàn máu trong cơ thể thuận lợi hơn, nhịp tim ổn định, nhờ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch dẫn đến đột quỵ.
Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư số 05/2025/TT-BYT ngày 17 tháng 01 năm 2025 quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập. Thông tư này quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập.
Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh xây dựng Kế hoạch triển khai công tác y tế phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 diễn ra từ ngày 25/01/2025 đến hết ngày 02/02/2025, cụ thể như sau:
DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
Hằng năm, trên thế giới tỉ lệ trẻ sinh ra bị nhiễm hoặc có nguy cơ lây nhiễm HIV, viêm gan B, giang mai từ mẹ khá cao. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, khu vực Tây Thái Bình Dương mỗi năm có khoảng 180.000 trẻ bị nhiễm viêm gan vi rút B, 13.000 trẻ bị nhiễm giang mai và 1.400 trẻ bị nhiễm HIV.
Phòng ngừa những bệnh thường gặp trong mùa đông xuân
Thời tiết đông xuân lạnh ẩm không chỉ tạo điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn phát triển mà còn làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp và tiêu hóa; thời điểm này thường diễn ra nhiều lễ hội, mọi người gia tăng tiếp xúc gần nên có nguy cơ bùng phát dịch bệnh càng cao. Mọi người cần trang bị một số kiến thức cơ bản về dịch bệnh mùa đông xuân như:
Hội nghị Tổng kết công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2024, định hướng hoạt động năm 2025
Chiều ngày 30/12/2024, Sở Y tế Quảng Ninh tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống HIV/AIDS tỉnh năm 2024 và triển khai nhiệm vụ 2025.
Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?
Bệnh sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi, có khả năng bùng phát thành dịch lớn do khả năng lây lan mạnh qua đường hô hấp.
Bộ Y tế khuyến cáo về bệnh sởi: Tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh
Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, dễ lây lan qua đường hô hấp qua các giọt bắn của người mắc bệnh hoặc có thể qua tiếp xúc trực tiếp, qua bàn tay bị nhiễm dịch tiết của người bệnh.
Phường Hà Phong: Truyền thông, phổ biến kiến thức về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Ngày 05/10/2024, Trạm Y tế phường Hà Phong, thành phố Hạ Long phối hợp với các tổ chức hội, đoàn thể tổ chức truyền thông, hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ, kỹ năng phòng bệnh ở người cao tuổi tại các khu phố trên địa bàn.
Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV
Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm với HIV (viết tắt là PEP) là dùng thuốc kháng HIV (thuốc ARV) cho những người bị phơi nhiễm với HIV. Việc điều trị sau phơi nhiễm cần được thực hiện càng sớm cáng tốt tốt nhất trong vòng 24 giờ và không muộn hơn 72 giờ sau phơi nhiễm. Phơi nhiễm có thể xảy ra trong môi trường nghề nghiệp và ngoài môi trường nghề nghiệp.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
- DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
- 8 cách phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh