Phòng ngừa hôn mê do bệnh tiểu đường
Ông Hà, một cán bộ về hưu tại TP HCM kể lại lần ông suýt ngất xỉu khi tự chạy xe máy từ Biên Hòa về TP HCM. Lúc đó trời nắng gắt, chạy xe tới gần đoạn cầu Đồng Nai thì ông có dấu hiệu choáng váng, vã mồ hôi, khó thở phải tấp vào quán ven đường uống nước ngọt, ăn bánh ngọt nghỉ ngơi lấy sức rồi mới đi tiếp được.
"May mà tôi dừng lại bổ sung đường kịp thời chứ không chẳng biết chuyện gì xảy ra. Sau lần đó con cái không dám để tôi đi đâu một mình. Bác sĩ điều trị bệnh tiểu đường khuyên tôi đi đâu nên bỏ theo ít bánh kẹo trong túi, đề phòng trường hợp tụt đường huyết khẩn cấp", ông Hà chia sẻ.
Bố mất vì tiểu đường, mẹ cũng đang mang bệnh này nên anh Kha, quận 11, TP HCM, hết sức lo lắng cho sức khỏe của mẹ. Ngặt nỗi cụ bà mắc thêm bệnh đãng trí, uống thuốc khi nhớ khi quên. Sau lần mẹ phải nhập viện cấp cứu vì tăng đường huyết đột ngột do không tuân thủ điều trị, anh Kha thường dặn dò mọi người nhắc nhở lịch uống thuốc của mẹ cẩn thận.
Hôn mê do tiểu đường là một biến chứng nguy hiểm. Ảnh minh họa.
Thạc sĩ, BS Vũ Đình Thắng, Trưởng Khoa Hồi sức Tích cực và Chống độc BV Nhân dân 115 cho biết, hôn mê do tiểu đường là một biến chứng nguy hiểm, dễ dẫn đến tử vong nếu không được xử trí kịp thời.
Theo BS Thắng, trong cơ thể đường được chuyển hóa bằng hormon insulin, khiinsulin có vấn đề (giảm bài tiết hoặc cơ thể kháng insulin), quá trình chuyển hóa bị rối loạn sẽ dẫn đến bệnh đái tháo đường. Có 2 thể bệnh chính là tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2.
Tiểu đường tuýp 1 là cơ thể người bệnh khi sinh ra đã thiếu hụt insulin, thường gặp ở người trẻtuổi. Tiểu đường tuýp 2 là người sinh ra có hormon insulin bình thường, vì một số lý do nào đó trong lối sống, chế độ ăn uống, bệnh tật… mà insulin bị trục trặc, do đó thể bệnh này thường gặp ở người trưởng thành, người lớn tuổi hơn.
Thường có 3 trường hợp dẫn đến hôn mê:
- Hôn mê do nhiễm toan ceton. Đây làmột biến chứng nặng, tỷ lệ tử vong rất cao nếu không được xử trí kịp thời, phần lớn gặp ở tiểu đường tuýp 1.
- Hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu, do đường máu cao, thường hay gặp ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2.
- Hôn mê do hạ đường huyết đột ngột.
Triệu chứng chung là người bệnh thường là mệt đột ngột, vã mồ hôi, khó thở, nhịp tim nhanh, chóng mặt, nhìn mờ, kiệt sức, lả đi rồi ngất, đi vào hôn mê. Với hôn mê do nhiễm toan ceton và tăng áp lực thẩm thấu, bệnh nhân có thể có triệu chứng buồn nôn hoặc nôn, tiêu chảy, mất nước nặng do tiểu nhiều, khát nhiều, da nhăn nheo, mắt trũng, có thể dẫn đến máu cô đặc gây tắc mạch.
Một số nguyên nhân dẫn đến hôn mê
- Thiếu insulin, bệnh nhân bị đái tháo đường nhưng không được điều trị hoặc bệnh nhân không biết mình bị đái tháo đường.
- Sai lầm trong điều trị, điều trị không đúng liều, không điều chỉnh liều kịp thời hoặc đang điều trị tự động ngừng thuốc đột ngột.
- Không tuân thủ chế độ ăn uống, vận động dành riêng cho bệnh nhân đái tháo đường.
- Bị một số bệnh lý kèm theo như nhiễm trùng, tai biến mạch máu não, mất ý thức, suy thận, mất nước, tiêu chảy… hoặc do phẫu thuật, chấn thương, mang thai, sinh nở… Bệnh nhân tiểu đường mắc các bệnh lý mất ý thức, rối loạn thần kinh thường uống nước nhiều nhưng không có ý thức đi tiểu, tuân thủ điều trị kém, không nhớ thời gian uống thuốc… nên rất dễ khiến nồng độ đường bị cô đặc, tăng áp lực thẩm thấu, dẫn đến hôn mê.
- Do sử dụng các thuốc có tác dụng làm tăng đường máu như corticoid, thuốc lợi tiểu…
Bác sĩ Thắng lưu ý, bệnh nhân hôn mê cần nhanh chóng đưa vào bệnh viện, cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Với những bệnh nhân tuân thủ điều trị tốt, ăn uống, vận động tốt nhưng có dấu hiệu hạ đường huyết như mệt mỏi, hoa mắt, vã mồ hôi, lạnh, ý thức suy giảm… thì phải nhanh chóng bổ sung đường bằng cách ăn bánh kẹo, uống nước đường, sau đó đo đường huyết để kiểm tra.
Bệnh nhân hôn mê sẽ được các bác sĩ nhanh chóng dùng các biện pháp điều trị đảm bảo chức năng sống như đặt nội khí quản, cho thở máy…, bổ sung dịch, truyền insulin, điều chỉnh điện giải, chống huyết khối tĩnh mạch…
Phòng ngừa hôn mê do đái tháo đường
Cần phải kiểm tra đường huyết định kỳ để phát hiện sớm tiểu đường và điều trị kịp thời. Đặc biệt những người có các triệu chứng như ăn nhiều, khát và uống nhiều, tiểu nhiều, nước tiểu kiến bu, gầy sút cân nhanh, cũng có khi chán ăn, buồn nôn, nôn… cần nhanh chóng đi khám.
Bệnh nhân đã được chẩn đoán bệnh thì cần kiểm soát đường huyết chặt chẽ, tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, dùng thuốc đúng liều, đúng giờ. Không nên vì quá nóng vội mà dùng thuốc quá liều hoặc tự ý đổi liều, sử dụng thuốc không theo chỉ dẫn, ngưng điều trị đột ngột.
Cần có chế độ ăn uống, vận động phù hợp. Nênăn đúng giờ, đúng tiêu chuẩn hợp với chế độ dinh dưỡng dành riêng cho người tiểu đường. Không nên hoạt động thể lực quá mức.
Nâng cao năng lực kiểm soát bệnh không lây nhiễm cho cán bộ y tế tại Quảng Ninh
Trong 02 ngày từ 5 – 6/12/2024, tại TP.Hạ Long, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Trường Đại học Y Dược Hải Phòng tổ chức lớp tập huấn, hướng dẫn dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán điều trị và quản lý bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường cho 50 học viên là cán bộ chuyên trách, cán bộ lâm sàng về quản lý, điều trị bệnh không lây nhiễm tại các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh.
Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm
Nâng cao năng lực cho hệ thống y tế cơ sở trong phát hiện, chẩn đoán và điều trị các bệnh không lây nhiễm tại cộng đồng là giải pháp chiến lược đang được ngành y tế tỉnh Quảng Ninh hướng đến.
Hưởng ứng Ngày Đái tháo đường thế giới 14/11 – Nâng cao nhận thức toàn cầu về bệnh đái tháo đường
Ngày Đái tháo đường thế giới 14/11 được thiết lập bởi Hiệp hội Đái tháo đường thế giới (IDF) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vào năm 1991 và đã trở thành một ngày chính thức của Liên hợp quốc vào năm 2006. Đây là dịp để nhắc nhở và nâng cao nhận thức của cộng đồng toàn cầu về sự nguy hiểm của căn bệnh này, tạo ra một môi trường hỗ trợ toàn diện cho người bệnh – không chỉ về mặt y tế mà còn về tinh thần và xã hội.
Người trẻ tuổi ngày càng dễ mắc đái tháo đường type 2
Đái tháo đường là bệnh lý rối loạn chuyển hóa với đặc điểm tăng đường huyết mạn tính, do cơ thể không sản xuất đủ insulin, sử dụng insulin không hiệu quả, hoặc cả hai. Hậu quả lâu dài của bệnh có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến tim, mạch máu, thận, mắt và hệ thần kinh.
Ba thói quen tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Các nhà khoa học xác định ba yếu tố ăn uống tăng nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 gồm: ăn ít ngũ cốc, ăn nhiều gạo và thịt chế biến sẵn.
Những thói quen ăn sáng tốt nhất để giảm lượng đường trong máu
Cách bạn bắt đầu ngày mới có thể ảnh hưởng lâu dài đến lượng đường trong máu của bạn.
Đi bộ sau bữa ăn giúp ích gì cho người bệnh tiểu đường?
Theo một số nghiên cứu gần đây, việc đi bộ sau khi ăn sẽ mang lại lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là người bệnh tiểu đường.
Tìm ra thủ phạm số 1 gây bệnh tiểu đường
Theo Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Mỹ (CDC), 37,3 triệu người ở Mỹ mắc bệnh tiểu đường (11,3% dân số) và 96 triệu người bị tiền tiểu đường (38,0% dân số trưởng thành).
Mức đường huyết bình thường ở người bệnh tiểu đường
Những người mắc bệnh đái tháo đường nên kiểm soát lượng đường trong máu 80-130 mg/dL khi đói và dưới 180 mg/dL khoảng 1-2 giờ sau ăn.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025