Phòng tránh mệt mỏi khi đi du lịch
Ảnh minh họa. |
Năm nào vào dịp hè, gia đình anh Bình Chấn (Kiến An, Hải Phòng) cũng đi du lịch. Nơi nào có danh lam thắng cảnh đẹp anh cùng gia đình đều thu xếp đi. Đi chơi thì rất thích nhưng cái anh Chấn lo nhất là cả gia đình có 7 người thì có tới 5 người say tàu xe.
Việc say tàu xe ảnh hưởng rất nhiều đến tâm trạng của các thành viên trong gia đình. Bà thì mệt mỏi, vợ và em gái thì rũ rượi. Khổ nhất là bé Tít 7 tuổi, con anh luôn mồm đòi xuống xe, về nhà không đi nữa. Mỗi lần đến được địa điểm du lịch thì phải sau một ngày cả nhà mới định thần để đi thăm quan hoặc tắm biển. "Tôi cũng tìm hiểu và áp dụng nhiều cách để phòng tránh tàu xe cho mọi người nhưng chưa thành công lắm, không phải lúc nào mọi người cũng tuân thủ đúng các cách đã được đề ra" - anh Chấn chia sẻ. Mẹ anh nhất quyết không uống thuốc chống say mà dùng cao dán. Nhưng vừa lên xe, ngửi thấy mùi xăng xe, hoặc xe đóng kín cửa bật máy điều hòa là bà say ngay lập tức. Vợ anh thì lúc nhớ, lúc quên vì bận sửa soạn cho cả gia đình, chuẩn bị lên xe mới nhớ ra phải uống thuốc. Trong lúc thuốc chưa kịp ngấm thì có bao nhiêu thức ăn, nước ở trong bụng nôn ra hết. Bé Tít nếu mà buồn ngủ thì đỡ, còn thức thì đọc truyện hoặc chơi điện thoại cũng lập tức nôn ngay.
Cách phòng ngừa say xe - Không nên ăn quá no trước khi đi tàu, xe. - Không nên đọc bất cứ thứ gì khi ngồi trên xe, kể cả bản đồ. - Đề nghị mọi người không hút thuốc lá trong xe. - Đối với những người quá nhạy cảm nên xin đổi chỗ ngồi ở khoảng giữa xe, tránh ngồi ở vị trí trục bánh xe và cuối xe. - Trước khi đi tàu xe khoảng 30 phút, uống thuốc chống say tàu xe. Người lớn uống 1 viên; trẻ em 8 - 12 tuổi uống 1/2 - 1 viên; trẻ em 2 - 8 tuổi uống 1/4 - 1/2 viên. Có thể uống lần thứ 2 sau 4 tiếng nếu cần. - Sử dụng miếng dán cổ tay, thuốc an thần theo tư vấn của bác sĩ. |
Không chỉ say tàu xe, các thành viên nhà anh do mỏi mệt, lúc nôn mửa mồ hôi ướt đẫm đầu tóc, quần áo, lúc lên xe, lúc xuống xe nhiệt độ thay đổi đột ngột nên rất hay bị cảm cúm. Anh Chấn nhăn nhó: "Mỗi lần đi nghỉ mát, nhà tôi phải đi từ 1 tuần tới 10 ngày để mọi người thích nghi với việc di chuyển, nghỉ ngơi tránh mệt mỏi. Lần nào về, thằng bé con cũng bảo lần sau con không đi nữa. Đó là chưa kể do ăn uống không hợp khẩu vị, có nơi vệ sinh không đảm bảo, nhà tôi còn phải cuống cuồng vì bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy. Nói chung là mệt, nhưng đi nghỉ vui và bổ ích nên dù mệt cũng vấn thích đi".
Chuẩn bị tốt rất quan trọng
Có rất nhiều người chia sẻ về nỗi lo nỗi khổ khi bị rơi vào tình trạng như gia đình anh Chấn. Triệu chứng say xe thường gặp là khó chịu, chóng mặt, nhức đầu, đổ mồ hôi, xanh tái, buồn nôn. Nhiều người từ chỗ say xe dẫn đến mệt mỏi, cảm cúm khiến chuyến đi kém vui.
Để tránh hiện tượng khó chịu trên, lời khuyên của các chuyên gia y tế là không nên ăn quá no và cũng không được để bụng đói, uống thuốc chống nôn theo chỉ dẫn và dùng cao dán vào rốn. Khi ngồi trên tàu xe nên lựa chọn chỗ ngồi thoáng gió, mắt nhìn thẳng ra xa, nên ngậm một lát gừng tươi hay ô mai gừng tránh ngửi thấy mùi xăng xe gây buồn nôn. Khi xe quay đầu, lượn vòng hoặc đi vào chỗ đường xóc nên ngả người theo xe.
Để phòng tránh bị cảm cúm, bệnh tật trong chuyến đi, nhiều người trang bị khá tốt cho mình kiến thức và chuẩn bị chu đáo thuốc mang theo. Chị Mỹ Anh (quận 1, TP HCM) cho biết, nhà chị rất hay đi du lịch vào tháng 6, tháng 7 hằng năm. Là phụ nữ nên chị Mỹ Anh rất thường hay lo xa. Mỗi lần đi du lịch, trong hành lý du lịch của chị không thể thiếu dầu gió, trà gừng, thuốc giảm đau và kháng sinh thường dùng, cồn y tế, bông, băng... "Nhiều lúc ông xã tôi bảo mang đi cũng chẳng dùng đến nhưng tôi nghĩ những vật dụng đó không bao giờ thừa cả. Cũng nhờ có thuốc chống dị ứng mà hai bố con bé Bông qua được bữa bị dị ứng tôm" - chị Mỹ Anh kể - "Có lần bà dì nhà chồng tôi đi chơi cùng có tiền sử bị bệnh suyễn, may là tôi nhớ ra, mang thuốc đi phòng ngừa. Lần đó, đi du lịch trong rừng mà không có thuốc chắc cả nhà tôi đau tim quá".
Chị Mỹ Anh khuyến cáo: Dù là mùa hè nhưng nếu gia đình bạn đi du lịch ở vùng cao hoặc vào trong hang động nhớ mang theo áo khoác để giữ ấm cho cơ thể, nhất là đối với trẻ em để phòng tránh bệnh về hô hấp.
Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư số 05/2025/TT-BYT ngày 17 tháng 01 năm 2025 quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập. Thông tư này quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập.
Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh xây dựng Kế hoạch triển khai công tác y tế phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 diễn ra từ ngày 25/01/2025 đến hết ngày 02/02/2025, cụ thể như sau:
DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
Hằng năm, trên thế giới tỉ lệ trẻ sinh ra bị nhiễm hoặc có nguy cơ lây nhiễm HIV, viêm gan B, giang mai từ mẹ khá cao. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, khu vực Tây Thái Bình Dương mỗi năm có khoảng 180.000 trẻ bị nhiễm viêm gan vi rút B, 13.000 trẻ bị nhiễm giang mai và 1.400 trẻ bị nhiễm HIV.
Phòng ngừa những bệnh thường gặp trong mùa đông xuân
Thời tiết đông xuân lạnh ẩm không chỉ tạo điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn phát triển mà còn làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp và tiêu hóa; thời điểm này thường diễn ra nhiều lễ hội, mọi người gia tăng tiếp xúc gần nên có nguy cơ bùng phát dịch bệnh càng cao. Mọi người cần trang bị một số kiến thức cơ bản về dịch bệnh mùa đông xuân như:
Hội nghị Tổng kết công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2024, định hướng hoạt động năm 2025
Chiều ngày 30/12/2024, Sở Y tế Quảng Ninh tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống HIV/AIDS tỉnh năm 2024 và triển khai nhiệm vụ 2025.
Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?
Bệnh sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi, có khả năng bùng phát thành dịch lớn do khả năng lây lan mạnh qua đường hô hấp.
Bộ Y tế khuyến cáo về bệnh sởi: Tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh
Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, dễ lây lan qua đường hô hấp qua các giọt bắn của người mắc bệnh hoặc có thể qua tiếp xúc trực tiếp, qua bàn tay bị nhiễm dịch tiết của người bệnh.
Phường Hà Phong: Truyền thông, phổ biến kiến thức về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Ngày 05/10/2024, Trạm Y tế phường Hà Phong, thành phố Hạ Long phối hợp với các tổ chức hội, đoàn thể tổ chức truyền thông, hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ, kỹ năng phòng bệnh ở người cao tuổi tại các khu phố trên địa bàn.
Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV
Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm với HIV (viết tắt là PEP) là dùng thuốc kháng HIV (thuốc ARV) cho những người bị phơi nhiễm với HIV. Việc điều trị sau phơi nhiễm cần được thực hiện càng sớm cáng tốt tốt nhất trong vòng 24 giờ và không muộn hơn 72 giờ sau phơi nhiễm. Phơi nhiễm có thể xảy ra trong môi trường nghề nghiệp và ngoài môi trường nghề nghiệp.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
- DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
- 8 cách phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh