Phòng tránh nước ăn chân mùa mưa, bão
Mùa mưa, bão khổ vì nước ăn chân
Nghe tin cơn bão số 3 (bão WIPHA) sắp đổ bộ vào Quảng Ninh kéo theo mưa giông, Chị Ly, Phường Hồng Hải, TP Hạ Long lại lo lắng bởi chứng bệnh nước ăn chân của chị cứ khi trời mưa lại tái phát. Chị Ly cho biết: “Mỗi lần mưa to, ngõ nhà tôi nước chảy xối xả, muốn đi đâu cũng phải bì bõm lội nước. Cứ bôi thuốc đỡ được một thời gian thì mưa, bão lại bị trở lại”. Còn Anh Tuấn, khu 5 phường Hồng Hải thì sốt ruột mỗi khi mùa mưa bão về vì lo cho đứa con gái 12 tuổi, đi ra đường phải lội nước là con bé lại bị mẩn ngứa ở lòng bàn chân và các ngón chân.
“Nước ăn chân” là bệnh gây ngứa ngáy, khó chịu và rất lâu khỏi nếu người bệnh không xử lý đúng cách (Ảnh- Hải Ninh)
Dấu hiệu của bệnh nước ăn chân
Theo Bác sĩ Nguyễn Thanh Sơn, Khoa Da liễu và Phòng chống mù lòa tại cộng đồng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh, nước ăn chân còn gọi là bệnh nấm kẽ chân, thường xảy ra ở những người thường xuyên phải tiếp xúc với nước hoặc môi trường ẩm ướt. Bệnh có các biểu hiện như: Tróc vảy khô, mụn nước hoặc viêm kẽ ngón chân; thường bị ở các kẽ ngón, nhất là các kẽ hẹp như kẽ của các ngón chân giữa, kẽ ngón chân áp út; màu da khu vực bị bệnh đỏ ướt.
Thậm chí ở lòng bàn chân, gót chân, cạnh ngoài của bàn chân cũng có thể bị mụn nước hoặc có vảy nhỏ mịn, gây ngứa ngáy, khó chịu, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và lao động của người bệnh.
Phòng và điều trị nước ăn chân
Để phòng bệnh nước ăn chân trong mùa mưa, người dân cần giữ chân sạch, sau khi lội nước bẩn phải rửa chân kỹ bằng nước sạch, rồi lau khô bằng khăn sạch, đặc biệt chú ý giữ các kẽ ngón chân không để bẩn và ẩm ướt. Nên rửa tay sau khi chạm vào chân để tránh lây lan ra những vùng da khác trên cơ thể. Không dùng móng tay gãi ngứa vì thế có thể làm xây xước chỗ ngứa, dễ nhiễm khuẩn hơn.
Để chữa trị nước ăn chân có nhiều phương pháp đơn giản, dễ thực hiện. Trước tiên, người bệnh cần phải rửa sạch chân bằng nước muối ấm, sau đó lau khô bằng khăn bông sạch và bôi thuốc chống nấm. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc chống nấm có hoạt chất Ketoconazol hoặc Clotrimazol, …. có thể sử dụng để bôi.
Trường hợp nếu bị nặng như: Các kẽ chân lở loét, nóng, đỏ, có mủ… người bệnh nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám và điều trị. Đặc biệt người dân không dùng thuốc bôi có thành phần Corticoid để điều trị bệnh nấm da nói chung trong đó có bệnh nấm kẽ chân, vì thuốc có thể gây nên nhiều tác dụng phụ có hại ảnh hưởng tới da như: teo da, rạn da, và tạo cơ hội cho nấm phát triển nhiều hơn. Bác sĩ Nguyễn Thanh Sơn, Khoa Da Liễu và Phòng chống mù lòa tại cộng đồng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật khuyến cáo đến người dân.
CDC Quảng Ninh: Khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho thương, bệnh binh và người có công tại phường Hồng Hải
Để tỏ lòng biết ơn, quan tâm đến sức khỏe của các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, gia đình người có công với cách mạng, trong 02 ngày từ 10- 11/4/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh đã phối hợp với UBND phường Hồng Hải tổ chức khám bệnh, kiểm tra sức khỏe, cấp phát thuốc miễn phí cho 210 người là đối tượng chính sách trên địa bàn phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long.
CDC Quảng Ninh tăng cường tập huấn tư vấn xét nghiệm HIV
Nối tiếp nội dung của lớp tập huấn Tư vấn xét nghiệm HIV năm 2025, từ ngày 09-11/04/2025, CDC Quảng Ninh tiếp tục giảng dạy các nội dung về tư vấn xét nghiệm HIV cho hơn 30 cán bộ tham gia công tác tư vấn phòng, chống HIV/AIDS tại các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh.
Hội thảo hợp tác phòng chống lao Quảng Ninh - Quảng Tây: Hướng đến mục tiêu kiểm soát dịch bệnh xuyên biên giới
Nhằm tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác phòng chống bệnh lao, trong 03 ngày từ ngày 21-23/3/2025, đoàn công tác của Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh đã tham dự hoạt động tuyên truyền Ngày Thế giới phòng chống Lao và Hội thảo hợp tác phòng chống lao giữa tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc), diễn ra tại thành phố Đông Hưng, Quảng Tây. Đây là sự kiện quan trọng, thể hiện quyết tâm chung của hai bên trong việc kiểm soát và đẩy lùi bệnh lao tại khu vực biên giới.
Đoàn kiểm tra, giám sát Bộ Y tế chỉ đạo công tác phòng, chống dịch sởi và triển khai chiến dịch tiêm chủng tại Quảng Ninh
Dịch sởi đang diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương trên cả nước, trong đó tỉnh Quảng Ninh là một trong những địa bàn ghi nhận số ca mắc gia tăng nhanh chóng. Nhằm kiểm soát dịch bệnh và tăng cường công tác tiêm chủng, ngày 25/3/2025, đoàn kiểm tra, giám sát của Bộ Y tế đã đến làm việc tại Quảng Ninh để đánh giá công tác thu dung, điều trị bệnh nhân mắc sởi và triển khai chiến dịch tiêm chủng.
Hưởng ứng Ngày Nước thế giới (22/3) năm 2025: Bảo tồn các dòng sông băng
Ngày Nước thế giới (22/3) năm 2025 được Liên hợp quốc phát động ̣với chủ đề “Bảo tồn các dòng sông băng” (Glacier preservation) nhằm nâng cao nhận thức toàn cầu về vai trò quan trọng của sông băng, tuyết và băng trong hệ thống khí hậu và chu trình thủy văn của trái đất.
Dịch sởi bùng phát: Nguyên nhân và giải pháp
Dịch sởi đang lan rộng trên cả nước với số ca nghi nhiễm lên đến 40.000 trường hợp và 5 ca tử vong chỉ trong ba tháng đầu năm 2025.
Ngành Y tế tỉnh Quảng Ninh chủ động tăng cường công tác kiểm soát, phòng, chống bệnh sởi trên địa bàn tỉnh
Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi gây ra, có khả năng lây lan nhanh chóng trong cộng đồng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Trước tình hình này, ngành Y tế đã và đang chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh, hạn chế tối đa nguy cơ lây lan tại địa phương.
CDC Quảng Ninh tổ chức Kỷ niệm 70 năm Ngày thầy thuốc Việt Nam 27/2/1955-27/2/2025
Ngày 27/2 hằng năm được coi là Ngày hội của ngành Y tế Việt Nam. Đây là dịp để tôn vinh các y, bác sĩ và những người đang làm việc trong ngành y tế, những người đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Tấm gương người cán bộ y tế dự phòng tận tâm: Ths. Nguyễn Thị Bích Hường, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025), chúng ta cùng nhìn lại hành trình cống hiến không mệt mỏi của những người thầy thuốc đã và đang ngày đêm bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Trong số đó, Ths. YTCC Nguyễn Thị Bích Hường - Trưởng khoa Ký sinh trùng - Côn trùng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh, là một tấm gương sáng về sự tận tâm, trách nhiệm và lòng yêu nghề.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC Quảng Ninh hợp tác với VNPT xây dựng hệ thống quản lý tập trung, hướng tới chuyển đổi số toàn diện
- CDC Quảng Ninh: Khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho thương, bệnh binh và người có công tại phường Hồng Hải
- Đoàn sinh viên Trường Đại học Thủy lợi tham quan, thực tập môn học tại CDC Quảng Ninh
- CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn tư vấn xét nghiệm HIV năm 2025
- Giám sát tiêm chủng vắc xin phòng Sởi cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt – Không để trẻ nào bị bỏ lại phía sau
- Hội YHDP Quảng Ninh tổ chức tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học năm 2025