Phòng tránh tai nạn đuối nước ngày hè
Tai nạn đuối nước xảy ra quanh năm và gia tăng vào mùa hè
Phóng viên: Từ đầu năm 2019 đến nay, nhiều địa phương trên cả nước đã xảy ra các vụ đuối nước gây tử vong cho trẻ em. Vậy nguyên nhân dẫn đến tai nạn đuối nước là gì, thưa bác sĩ?
Bác sĩ CKI Đoàn Thị Hạnh: Nguyên nhân dẫn đến tai nạn đuối nước thì có nhiều nguyên nhân, được chia thành các nhóm sau:
Đuối nước do sự bất cẩn của người lớn
Nhiều cha mẹ chưa giám sát các con chặt chẽ, hoặc chủ quan khi cho con chơi tại các khu vực có nước mà không canh chừng.
Trẻ em dưới 5 tuổi có thể gặp tai nạn ngay trong xô, chậu, vại, bể chứa hoặc nguy hiểm hơn như ao, giếng của gia đình làm mặt bị úp vào nước không tự thoát ra được.
Vào những dịp nghỉ hè, những trẻ em ở khu vực nông thôn thường phụ giúp gia đình ra đồng, sông suối mò cua.. cũng dễ có nguy cơ bị đuối nước.
Đuối nước do môi trường sống quanh trẻ không an toàn
Ở nhiều vùng nông thôn, trẻ em phải đi học bằng ghe, thuyền hoặc lội sông suối nhưng không hề có phao hoặc được người lớn đưa đi kèm.
Nhiều bãi tắm tự phát, ao, hồ, sông, suối, … nguy hiểm nhưng lại không có rào chắn hoặc biển cảnh báo hoặc biển cấm.
Do thiên tai, lũ lụt.
Đuối nước do trẻ không biết bơi, chưa được rèn các kỹ năng
Trẻ không biết bơi, không có kỹ năng xử lý các tình huống xảy ra trong khi bơi như chuột rút, không có kỹ năng tự xoay xở trong tình huống đuối nước.
Nhiều trường hợp trẻ không biết bơi hoặc không hề có kỹ năng cứu đuối nhưng vẫn nhảy xuống nước cứu bạn hoặc thậm chí khi trẻ đã biết bơi mà không có kỹ năng cứu đuối thì cũng sẽ rất dễ bị đuối nước theo.
Sơ cứu nạn nhân đuối nước
Phóng viên: Khi phát hiện người bị đuối nước cần thực hiện những biện pháp gì, thưa bác sĩ?
Bác sĩ CKI Đoàn Thị Hạnh: Khi phát hiện thấy người bị ngã xuống nước, cần hô hoán, kêu gọi mọi người đến ứng cứu, giúp đỡ ngay từ khi nhìn thấy nạn nhân. Đồng thời, cần nhanh chóng quan sát, tìm xung quanh những vật dụng như cây sào, phao...để cho những người bị đuối nước bám. Nếu mình không biết bơi và không biết cách cứu đuối thì không được nhảy theo cứu nạn nhân vì bản thân mình cũng có thể bị đuối nước.
Sau khi đưa người bị đuối nước vào bờ, lập tức kiểm tra đường thở, nếu trong miệng, mũi có dị vật cần móc ra ngay, rồi nghiêng người nạn nhân để lưu thông đường thở
Nếu nạn nhân ngừng thở, ngừng tim, cần thổi ngạt và ép tim ngoài lồng ngực bằng cách: Đặt nạn nhân nằm ngửa trên nền cứng, đầu và cổ ở tư thế ưỡn tối đa, thổi ngạt bằng cách lấy 1 tay bịt mũi nạn nhân 1 tay nâng cằm nạn nhân lên trên ra trước, hít một hơi thật sâu rồi ngậm kín miệng nạn nhân thổi một hơi dài rồi buông ra. Tiếp tục lặp lại động tác như trên lần thứ 2. Sau đó tiến hành ép tim ngoài lồng ngực bằng cách đặt 1 tay lên chính giữa ½ dưới xương ức của nạn nhân, bàn tay kia đặt lên trên bàn tay trước các ngón tay đan xen vào nhau cùng chiều ép vuông góc xuống lồng ngực nạn nhân sao cho xương ức lún xuống từ 4-5cm, sau đó nhấc tay lên tiếp tục lần ép thứ 2. Thực hiện ép tim 30 lần liên tục. Luân phiên hai lần thổi ngạt - 30 lần ép tim như vậy cho đến khi có nhân viên y tế hoặc người đưa đi cấp cứu ở các cơ sở y tế.
Phóng viên: Cách xử trí đuối nước ở trẻ em có lưu ý gì khác so với người lớn, thưa bác sĩ?
Bác sĩ CKI Đoàn Thị Hạnh: Ở trẻ em khi ép tim nên chú ý có thể chỉ cần dùng 1 bàn tay đặt lên ½ dưới xương ức để ép và lực ép cũng vừa phải để không tổn thương gãy xương sườn trong quá trình cấp cứu.
Phóng viên: Mùa hè là thời điểm rất đông người đi tắm biển, nhiều người còn tìm đến những nơi như sông, suối, ao, hồ … để bơi lội giải tỏa cơn nóng nực, vậy bác sĩ có khuyến cáo gì đến người dân để phòng tránh tai nạn đuối nước ?
Bác sĩ CKI Đoàn Thị Hạnh: Để phòng tránh tai nạn đuối nước, người dân cần chú ý:
Cần đảm bảo sức khỏe để có thể tham gia hoạt động bơi lội. Một số người mắc các bệnh về hô hấp như hen phế quản; bệnh đường hô hấp mạn tính như viêm mũi dị ứng, viêm mũi xuất tiết, viêm xoang mạn; bệnh viêm da dị ứng…khi xuống nước có thể làm bệnh nghiêm trọng hơn, dẫn tới những tai nạn không mong muốn khi bơi.
Cần trang bị kỹ năng đảm bảo an toàn, xử lý tình huống khi bơi cho các em nhỏ như: cần phải khởi động kỹ trước khi xuống nước, xử lý sao khi bị chuột rút, khi gặp vùng nước xoáy, cách sơ cứu khi gặp người bị đuối nước phù hợp với lứa tuổi...
Các nơi có nguy cơ cao gây đuối nước như các bãi tắm tự phát, sông, suối, ao, hồ, những vùng nước sâu thì không nên tắm và cần có biển báo, rào chắn, bảo vệ tại các khu vực này.
Khi trẻ đi bơi, người lớn cần phải luôn bên cạnh, trông chừng và theo dõi trẻ, chỉ lên tắm gần bờ nếu đi tắm biển. Cần đảm bảo trẻ luôn mang theo phao khi đi bơi và đi tàu thuyền.
Ở nhà có trẻ nhỏ tốt nhất không nên để những lu nước, thùng nước, nếu bắt buộc phải có nên đậy thật chặt để trẻ em không mở nắp được.
Hãy tạo môi trường sống an toàn cho trẻ.
Phóng viên: Xin cảm ơn bác sĩ đã chia sẻ những thông tin hữu ích!
CDC Quảng Ninh: Khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho thương, bệnh binh và người có công tại phường Hồng Hải
Để tỏ lòng biết ơn, quan tâm đến sức khỏe của các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, gia đình người có công với cách mạng, trong 02 ngày từ 10- 11/4/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh đã phối hợp với UBND phường Hồng Hải tổ chức khám bệnh, kiểm tra sức khỏe, cấp phát thuốc miễn phí cho 210 người là đối tượng chính sách trên địa bàn phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long.
CDC Quảng Ninh tăng cường tập huấn tư vấn xét nghiệm HIV
Nối tiếp nội dung của lớp tập huấn Tư vấn xét nghiệm HIV năm 2025, từ ngày 09-11/04/2025, CDC Quảng Ninh tiếp tục giảng dạy các nội dung về tư vấn xét nghiệm HIV cho hơn 30 cán bộ tham gia công tác tư vấn phòng, chống HIV/AIDS tại các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh.
Hội thảo hợp tác phòng chống lao Quảng Ninh - Quảng Tây: Hướng đến mục tiêu kiểm soát dịch bệnh xuyên biên giới
Nhằm tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác phòng chống bệnh lao, trong 03 ngày từ ngày 21-23/3/2025, đoàn công tác của Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh đã tham dự hoạt động tuyên truyền Ngày Thế giới phòng chống Lao và Hội thảo hợp tác phòng chống lao giữa tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc), diễn ra tại thành phố Đông Hưng, Quảng Tây. Đây là sự kiện quan trọng, thể hiện quyết tâm chung của hai bên trong việc kiểm soát và đẩy lùi bệnh lao tại khu vực biên giới.
Đoàn kiểm tra, giám sát Bộ Y tế chỉ đạo công tác phòng, chống dịch sởi và triển khai chiến dịch tiêm chủng tại Quảng Ninh
Dịch sởi đang diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương trên cả nước, trong đó tỉnh Quảng Ninh là một trong những địa bàn ghi nhận số ca mắc gia tăng nhanh chóng. Nhằm kiểm soát dịch bệnh và tăng cường công tác tiêm chủng, ngày 25/3/2025, đoàn kiểm tra, giám sát của Bộ Y tế đã đến làm việc tại Quảng Ninh để đánh giá công tác thu dung, điều trị bệnh nhân mắc sởi và triển khai chiến dịch tiêm chủng.
Hưởng ứng Ngày Nước thế giới (22/3) năm 2025: Bảo tồn các dòng sông băng
Ngày Nước thế giới (22/3) năm 2025 được Liên hợp quốc phát động ̣với chủ đề “Bảo tồn các dòng sông băng” (Glacier preservation) nhằm nâng cao nhận thức toàn cầu về vai trò quan trọng của sông băng, tuyết và băng trong hệ thống khí hậu và chu trình thủy văn của trái đất.
Dịch sởi bùng phát: Nguyên nhân và giải pháp
Dịch sởi đang lan rộng trên cả nước với số ca nghi nhiễm lên đến 40.000 trường hợp và 5 ca tử vong chỉ trong ba tháng đầu năm 2025.
Ngành Y tế tỉnh Quảng Ninh chủ động tăng cường công tác kiểm soát, phòng, chống bệnh sởi trên địa bàn tỉnh
Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi gây ra, có khả năng lây lan nhanh chóng trong cộng đồng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Trước tình hình này, ngành Y tế đã và đang chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh, hạn chế tối đa nguy cơ lây lan tại địa phương.
CDC Quảng Ninh tổ chức Kỷ niệm 70 năm Ngày thầy thuốc Việt Nam 27/2/1955-27/2/2025
Ngày 27/2 hằng năm được coi là Ngày hội của ngành Y tế Việt Nam. Đây là dịp để tôn vinh các y, bác sĩ và những người đang làm việc trong ngành y tế, những người đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Tấm gương người cán bộ y tế dự phòng tận tâm: Ths. Nguyễn Thị Bích Hường, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025), chúng ta cùng nhìn lại hành trình cống hiến không mệt mỏi của những người thầy thuốc đã và đang ngày đêm bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Trong số đó, Ths. YTCC Nguyễn Thị Bích Hường - Trưởng khoa Ký sinh trùng - Côn trùng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh, là một tấm gương sáng về sự tận tâm, trách nhiệm và lòng yêu nghề.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC Quảng Ninh hợp tác với VNPT xây dựng hệ thống quản lý tập trung, hướng tới chuyển đổi số toàn diện
- CDC Quảng Ninh: Khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho thương, bệnh binh và người có công tại phường Hồng Hải
- Đoàn sinh viên Trường Đại học Thủy lợi tham quan, thực tập môn học tại CDC Quảng Ninh
- CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn tư vấn xét nghiệm HIV năm 2025
- Giám sát tiêm chủng vắc xin phòng Sởi cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt – Không để trẻ nào bị bỏ lại phía sau
- Hội YHDP Quảng Ninh tổ chức tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học năm 2025