Phòng và điều trị bệnh rám má trong mùa hè
Rám má là bệnh tăng sắc tố, tổn thương cơ bản là các dát hoặc các mảng màu nâu, nâu đen đối xứng ở vùng tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Vị trí thường gặp là hai má, môi trên, cằm và trán. Về nguyên nhân gây bệnh rám má, bác sĩ Đoàn Thị Hồng Nhung – Khoa Da liễu & Phòng chống mù lòa của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh cho biết: “Bệnh rám má có cả ở hai giới nhưng phụ nữ thường gặp nhiều hơn. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh rám má:
Các mảng tăng sắc tố màu nâu ảnh hưởng đến tâm lý và thẩm mỹ của người bệnh
Yếu tố gen: Thường gặp ở phụ nữ; người da trắng có tỉ lệ bị rám má cao hơn; 30% bệnh nhân có tiền sử gia đình bị rám má.
Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: Sự tiếp xúc với ánh nắng mặt trời làm giải phóng các gốc tự do, các chất này kích thích tế bào sắc tố tăng sản xuất Melanin, gây rám má.
Hormon: Phụ nữ có thai, dùng thuốc tránh thai…làm tăng Estrogen, progesterone kích thích tế bào sắc tố phát triển.
Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác: Do nghề nghiệp phải tiếp xúc với hóa chất, do dùng thuốc điều trị một số bệnh như điều trị ung thư, điều trị bệnh lao”
Vào mùa hè, ánh nắng chói chang chứa rất nhiều tia cực tím ( UVA, UVB) hoạt động rất mạnh gây những tác hại lên da như: Bỏng nắng, sạm da, rối loạn sắc tố da, lão hóa da và nặng nhất là ung thư da. Cho nên những người đã bị rám má thì sẽ trở lên trầm trọng hơn nếu da không được bảo vệ.
Cùng với sự phát triển của khoa học hiện đại, hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị rám má, bác sĩ Đoàn Thị Hồng Nhung cho biết: “Điều trị rám má chủ yếu là điều trị nội khoa: Tại chỗ và toàn thân.
Điều trị tại chỗ: Nếu nhẹ thì sử dụng các sản phẩm bôi như kem hoặc gel có chứa thành phần Hydroquinon, axit azelaic, axit kojic, axit glycolic, axit salicylic và tretinoin kết hợp dùng kem chống nắng chỉ số SPF cao. Trường hợp nặng có thể kết hợp bôi thuốc với sử dụng phương pháp chiếu tia laser hồng ngọc, lột da thẩm mỹ, ứng dụng công nghệ tế bào gốc…
Điều trị toàn thân: Bổ sung các chất chống oxy hóa như vitamin C, Vitamin E, Vitamin PP, L-cystein.”
Hiện nay, mỹ phẩm và các sản phẩm được quảng cáo là trị rám má hiệu quả rất dễ mua trên thị trường. Nhưng nếu bệnh nhân tự ý điều trị mà không được khám và tư vấn của bác sĩ thì hậu quả của việc điều trị không đúng sẽ làm cho tình trạng rám má trở lên nặng nề hơn, khó điều trị và tốn kém về cả thời gian và tiền bạc.
Bác sĩ Đoàn Thị Hồng Nhung chia sẻ: “Trên thực tế tôi đã gặp rất nhiều trường hợp sử dụng các phương pháp dân gian để điều trị rám má như sử dụng lá trầu không hoặc sử dụng kem trộn có chứa Corticoid, lúc đầu làm bong hết lớp da bên ngoài làm cho da trắng sáng nhưng sau một thời gian ngắn tình trạng rám trở lên nặng nề hơn. Hoặc nhiều trường hợp điều trị tại các cơ sở Spa tự phát không hiểu biết về bệnh cũng làm tình trạng rám má nặng hơn và khó điều trị.”
Rám má có nguyên nhân nội sinh và ngoại sinh. Việc phòng bệnh không thể tuyệt đối nhưng có thể làm hạn chế tình trạng bệnh. Do đó, để tránh bệnh phát sinh cần thực hiện các biện pháp như: Bảo vệ da vùng mặt bằng cách đội mũ rộng vành, đeo kính râm, mặc áo chống nắng; bôi kem chống nắng ngay cả khi trời râm mát, vì trời nhiều mây thì cũng có tới 90% tia cực tím vẫn có thể xuyên qua các đám mây và gây hại cho da; hạn chế sử dụng thuốc tránh thai; điều trị các ổ viêm nhiễm; thường xuyên kiểm tra sức khỏe phát hiện các rối loạn nội tiết trong cơ thể để điều chỉnh kịp thời; sinh hoạt điều độ, không thức khuya, không uống nhiều bia rượu, không hút thuốc lá; cần có chế độ sinh hoạt hợp lý, chế độ ăn uống điều độ, ăn nhiều rau, hoa quả, uống nhiều nước, bổ sung các vitamin và khoáng chất.
Bộ Y tế: Tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm, sởi và các bệnh lây qua đường hô hấp
PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế đã ký ban hành văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường phòng, chống bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
Lịch sử ra đời và ý nghĩa ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/02
Cách đây 70 năm, ngày 27/2/1955 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết thư gửi đến Hội nghị cán bộ y tế toàn quốc, trong thư Bác đã ân cần thăm hỏi, dành sự quan tâm đặc biệt đối với cán bộ y tế, đồng thời Bác đã căn dặn: “phải thương yêu người bệnh; người bệnh phó thác tính mạng của họ với các cô, các chú; Chính phủ phó thác cho các cô các chú việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khoẻ của Đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, cán bộ y tế cần phải thương yêu chăm sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình; coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn; lương y phải như từ mẫu, những lời căn dặn đó vẫn vang vọng, thấm sâu trong tâm trí của những người thầy thuốc Việt Nam.
Giám sát triển khai tiêm vắc xin phòng Sởi tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong
Ngày 7/2/2025, tại TP.Hạ Long, Đoàn công tác của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh do đồng chí Nguyễn Thị Dung, Phó Giám đốc Trung tâm làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra, giám sát hoạt động tiêm chủng vắc xin phòng sởi cho các trường hợp đủ điều kiện tiêm chủng tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong.
Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
Hiện nay, Nhật Bản đang bùng phát dịch cúm mùa (chủ yếu là cúm A, nhưng cúm B vẫn có nguy cơ lan rộng). Theo thống kê từ 2/9/2024 - 26/1/2025, đã ghi nhận 9,5 triệu ca mắc cúm mùa. Trước tình hình này, mọi người cần nâng cao cảnh giác, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mạn tính.
Ghi nhận gần 290.000 ca mắc cúm mùa trong năm qua, Bộ Y tế nêu các khuyến cáo phòng chống cúm
Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế trong năm 2024 ghi nhận 289.876 trường hợp mắc cúm mùa, 8 ca tử vong; số mắc giảm 17,9% so với năm 2023 (353.108 ca), số tử vong tăng 5 trường hợp. Chuyên gia khuyến cáo, những người có bệnh nền, cao tuổi, người có hệ miễn dịch suy giảm cần đặc biệt cẩn trọng khi nhiễm cúm.
Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản
Bộ Y tế sẽ tiếp tục theo dõi, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh trong nước và trên thế giới để triển khai các biện pháp phù hợp, kịp thời, nhất là trong thời điểm hiện tại với thời tiết thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp lây lan...
Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
Thực hiện Công điện số 07/CĐ-TTg ngày 26/01/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài; công văn số 557/BYT-MT ngày 03/02/2025 về việc tăng cường hướng dẫn các biện pháp bảo vệ sức khỏe người dân trước ảnh hưởng của rét đậm, rét hại; văn bản số 265/UBND-KTTC ngày 28/01/2025 của Ủy ban Nhân dân tỉnh về việc chủ động biện pháp phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài trên địa bàn tỉnh.
CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)
Một mùa Xuân mới đang về, mang theo niềm hân hoan, sức sống mới trên khắp mọi miền của Tổ quốc. Mùa xuân này càng trở nên ý nghĩa hơn khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2025) như một mốc son chói lọi để cả nước bước vào một chặng đường phát triển mới, hướng tới một tương lai rạng ngời.
Đoàn công tác Công an tỉnh thăm, chúc Tết CDC Quảng Ninh
Nhằm động viên các cán bộ, nhân viên y tế nhân dịp Tết nguyên đán Ất Tỵ, chiều ngày 28/01/2025, đoàn công tác do đồng chí Lê Đức Hiền, Trưởng phòng hậu cần, Công an tỉnh làm trưởng đoàn đã có chuyến thăm, tặng quà cán bộ, nhân viên Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Bộ Y tế: Tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm, sởi và các bệnh lây qua đường hô hấp
- Lịch sử ra đời và ý nghĩa ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/02
- Dấu ấn công tác vận động, hiến tặng mô tạng năm 2024
- Gặp mặt cán bộ làm công tác Y học Lao động qua các thời kỳ
- Giám sát triển khai tiêm vắc xin phòng Sởi tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong
- CDC QUẢNG NINH: KHUYẾN CÁO CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI