Phòng virus cúm A/H7N9 bằng cách nào?
7 bệnh nhân nhiễm cúm
Tính đến thời điểm này, tại Trung Quốc đã có 7 người nhiễm virus cúm A/H7N9. Trước đó, Ủy ban kế hoạch hóa gia đình và Y tế quốc gia Trung Quốc xác nhận đã phát hiện 3 người nhiễm virus cúm gia cầm H7N9 tại thành phố Thượng Hải và tỉnh An Huy của Trung Quốc.
Đây là những ca bệnh đầu tiên trên thế giới nhiễm chủng virus cúm mới này và đã có 2 trường hợp tử vong. Sau đó, Bộ Y tế Trung Quốc thông báo thêm 4 người ở tỉnh Giang Tô đã bị nhiễm cúm gia cầm H7N9.
Cả 4 bệnh nhân đang trong tình trạng nguy kịch, phải điều trị nghiêm ngặt. Số ca bệnh trên được xác định là nhiễm H7N9 bởi các chuyên gia y tế tỉnh dựa trên xét nghiệm lâm sàng, xét nghiệm và điều tra dịch tễ học chiều 3/4.
![]() |
Một biện pháp tránh lây lan virus cúm A/H7N9 là chặn gà nhập lậu từ biên giới... |
Qua kiểm tra cho thấy, bốn người gồm một phụ nữ 45 tuổi ở Nam Kinh, một phụ nữ 48 tuổi từ Túc Thiên, một đàn ông 83 tuổi từ Tô Châu và phụ nữ 32 tuổi từ Vô Tích lây bệnh cho nhau. Nhưng những người này vốn tiếp xúc với gia cầm trước đó. Hiện chưa có vắc xin cho virus A/H7N9 tiêm phòng cho đàn gia cầm.
Theo thông tin từ WHO, ở thời điểm này, chưa có bằng chứng nào về sự lây lan từ người sang người trong số các trường hợp được xác nhận, bao gồm cả người có tiếp xúc với bệnh nhân.
Tuy nhiên, điều đáng lo là, virus mới có thể lây lan rộng, thậm chí sang Việt Nam. Để ngăn chặn tình trạng này, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát đã có công điện khẩn yêu cầu các tỉnh, thành tăng cường kiểm soát vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm qua các tỉnh biên giới phía Bắc nhằm ngăn chặn cúm H7N9 lây lan từ Trung Quốc sang Việt Nam.
Tránh mua phải gà lậu
Trước mắt, để chặn virus cúm A/H7N9 từ phía biên giới Việt – Trung, Bộ NN – PTNN yêu cầu các tỉnh, thành nghiêm cấm tất cả các hình thức vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới các tỉnh phía Bắc, bao gồm cả hình thức cho, tặng gia cầm và sản phẩm gia cầm qua biên giới của các tổ chức, cá nhân và cư dân khu vực biên giới.
Các đơn vị liên quan cần giám sát chặt chẽ tại các thôn, bản, khu vực tập kết, buôn bán gia cầm và sản phẩm gia cầm nhằm phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm khắc, triệt để đối với các trường hợp vận chuyển, buôn bán gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu qua biên giới, không rõ nguồn gốc.
Bộ Y tế Việt Nam cũng lưu ý người dân: Bệnh nhân mắc cúm A/H7N9 ghi nhận được đến nay đều có biểu hiện sốt và ho rồi chuyển sang viêm phổi. Do vậy, nếu người dân có triệu chứng trên với diễn biến bệnh nhanh chóng cần đi khám ngay.
Còn WHO khuyến cáo người dân nên vệ sinh sạch sẽ, ăn uống an toàn là biện pháp tiên quyết để ngăn chặn lây nhiễm cúm A/H7N9. Để phòng tránh lây nhiễm bạn nên rửa tay thường xuyên, đặc biệt là trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi tiếp xúc với động vật, khi tiếp xúc với người ốm. Che miệng và mũi bằng khẩu trang khi ho.
Theo ông Nguyễn Quý Thạch chuyên gia về gia cầm: Một biện pháp nữa mà người dân có thể thực hiện được để tránh lây lan cúm là người chăn nuôi gia cầm chọn mua giống từ những cơ sở trong nước có xác nhận của cơ quan thú y.
Với người tiêu dùng nên biết cách chọn gia cầm khỏe, được nuôi tại Việt Nam. Thông thường, gà nhập lậu là gà đã qua đẻ nhiều cần dựa vào những yếu tố sau: Gà càng đẻ nhiều thì càng béo, nhiều thịt nạc, lông rụng, không mượt, cựa dài, hậu môn to. Đặc biệt mào ngả sang bên, chân khô, mốc. Vì gà đẻ hay mổ nhau nên người nuôi thường cắt bớt mỏ. Vì vậy, gà đẻ nhiều có mỏ ngắn, không nhọn, quặp.
Nếu muốn biết gà đó có kháng sinh hay không, nhìn mắt thường khó biết, chỉ có thể lấy máu, lấy mẫu thịt có thể phân tích ra. Để chọn gà ngon, theo ông Thạch, là những con gà nuôi tầm 4 tháng, lông mượt, mọc đều, mào vừa tầm, dựng, chân mượt, cựa nhỏ, không dài, hậu môn chặt.
Khi chọn gà, nên đứng xa rồi mới lại gần. Vì nhìn từ xa, thấy gà mở mắt, mắt sáng thường là gà khỏe. Lại gần, người bán gà khua tay hoặc rung lồng thì gà sẽ mở mắt.
Khi lại gần, sờ diều gà không quá no, quá đói, phân gà như con ốc, mào phải đỏ, dựng, ngực chắc, không có tiếng khò khè. Lông gà càng vàng, càng sáng thì da vàng và là gà ngon. Chị em chú ý, nếu có điều kiện, nên nhốt gà trước khi ăn vài hôm và cho ăn gạo, thóc của gia đình, vì nếu gà đó có cho thuốc kháng sinh thì thuốc sẽ được thải ra ngoài sẽ bớt độc.
CDC Quảng Ninh: cung cấp dịch vụ phun diệt côn trùng an toàn, hiệu quả
Côn trùng là một phần không thể thiếu trong hệ sinh thái, tuy nhiên có không ít loại côn trùng có thể gây hại cho sức khỏe con người và sự phát triển kinh tế – xã hội. Bên cạnh những loại côn trùng chỉ làm tổn thương như: Dị ứng, mẩn ngứa, đau,…còn có một số loài côn trùng truyền bệnh nguy hiểm hiện đang là hiểm họa cho loài người, đặc biệt ở các nước thuộc vùng nhiệt đới, á nhiệt đới, những nước đang phát triển. Việc phun diệt côn trùng cũng đóng một vai trò quan trọng trong phòng chống các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
CDC Quảng Ninh tổ chức Kỷ niệm 70 năm Ngày thầy thuốc Việt Nam 27/2/1955-27/2/2025
Ngày 27/2 hằng năm được coi là Ngày hội của ngành Y tế Việt Nam. Đây là dịp để tôn vinh các y, bác sĩ và những người đang làm việc trong ngành y tế, những người đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Tấm gương người cán bộ y tế dự phòng tận tâm: Ths. Nguyễn Thị Bích Hường, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025), chúng ta cùng nhìn lại hành trình cống hiến không mệt mỏi của những người thầy thuốc đã và đang ngày đêm bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Trong số đó, Ths. YTCC Nguyễn Thị Bích Hường - Trưởng khoa Ký sinh trùng - Côn trùng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh, là một tấm gương sáng về sự tận tâm, trách nhiệm và lòng yêu nghề.
Cảnh báo: Bệnh dại có thể ủ bệnh đến … 2 năm
Ngày 16/2/2025, Trung tâm Y tế huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai xác nhận một trường lên cơn dại và tử vong sau khi bị chó cắn từ…2 năm trước. Thông tin này khiến không ít người dân hoang mang vì khoảng thời gian từ khi bị chó cắn đến khi phát bệnh dài tới 2 năm. Tuy nhiên, về mặt y khoa cũng như thực tiễn, điều này hoàn toàn có thể xảy ra.
5 sai lầm khi sử dụng thuốc điều trị cúm A
Những ngày này, ‘cúm A’ là một từ khóa về sức khỏe mà ai cũng quan tâm. Đối phó với bệnh cúm như thế nào? Làm sao để mỗi người mắc bệnh biết cách sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, tránh những sai lầm khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn?
Bộ Y tế: Tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm, sởi và các bệnh lây qua đường hô hấp
PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế đã ký ban hành văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường phòng, chống bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
Giám sát triển khai tiêm vắc xin phòng Sởi tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong
Ngày 7/2/2025, tại TP.Hạ Long, Đoàn công tác của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh do đồng chí Nguyễn Thị Dung, Phó Giám đốc Trung tâm làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra, giám sát hoạt động tiêm chủng vắc xin phòng sởi cho các trường hợp đủ điều kiện tiêm chủng tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong.
CDC QUẢNG NINH: KHUYẾN CÁO CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI
Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính (nhóm B) do vi rút sởi gây nên. Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng chưa có miễn dịch với bệnh và thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ chưa được tiêm chủng đầy đủ.
Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
Hiện nay, Nhật Bản đang bùng phát dịch cúm mùa (chủ yếu là cúm A, nhưng cúm B vẫn có nguy cơ lan rộng). Theo thống kê từ 2/9/2024 - 26/1/2025, đã ghi nhận 9,5 triệu ca mắc cúm mùa. Trước tình hình này, mọi người cần nâng cao cảnh giác, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mạn tính.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC Quảng Ninh hợp tác với VNPT xây dựng hệ thống quản lý tập trung, hướng tới chuyển đổi số toàn diện
- CDC Quảng Ninh: Khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho thương, bệnh binh và người có công tại phường Hồng Hải
- Đoàn sinh viên Trường Đại học Thủy lợi tham quan, thực tập môn học tại CDC Quảng Ninh
- CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn tư vấn xét nghiệm HIV năm 2025
- Giám sát tiêm chủng vắc xin phòng Sởi cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt – Không để trẻ nào bị bỏ lại phía sau
- Hội YHDP Quảng Ninh tổ chức tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học năm 2025