Phương pháp xoa bóp phòng ngừa thiếu máu cơ tim
Trong y học cổ truyền, căn bệnh này được đề cập trong phạm vi các chứng như “hung tý”, “tâm giải thống”, “trấn tâm thống”... với nhiều phương pháp điều trị khác nhau. Một trong những biện pháp còn ít người biết đến nhưng lại có giá trị điều trị hỗ trợ và dự phòng tái phát hữu hiệu là tiến hành các thao tác tự xoa bóp.
Dưới đây, xin được giới thiệu một quy trình đơn giản để bạn đọc tham khảo và vận dụng khi cần thiết.
Xoa vùng trước tim
Dùng bàn tay phải xoa vùng trước tim theo chiều kim đồng hồ trong 3 phút với một lực vừa phải, không quá mạnh nhưng cũng không quá nhẹ.
Day ấn huyệt ốc ế
Dùng ngón tay giữa bàn tay phải day ấn huyệt ốc ế trong 1 phút. Vị trí huyệt ốc ế: ở điểm giao nhau giữa bờ trên xương sườn 3 và đường thẳng đứng đi qua núm vú, cách đường thẳng giữa trước ngực (mạch nhâm) 4 tấc.
Day ấn huyệt uyên dịch
Dùng ngón giữa bàn tay phải day ấn huyệt uyên dịch trong 1 phút. Vị trí huyệt uyên dịch: ở bờ trên xương sườn 5, phía trước đường nách giữa 1 tấc.
Day ấn huyệt nội quan
Dùng ngón cái bàn tay day ấn huyệt nội quan trong 1 phút. Vị trí huyệt nội quan: từ giữa lằn chỉ cổ tay đo lên 2 tấc, giữa hai gân cơ nổi rõ nhất (cơ gan tay lớn và gan tay bé), gấp bàn tay và hơi nghiêng ra ngoài để thấy rõ khe giữa hai cơ, mỗi bên có một huyệt.
Day ấn huyệt thần môn
Dùng ngón cái bàn tay day ấn huyệt thần môn trong 1 phút. Vị trí huyệt thần môn: sờ phần cuối lằn chỉ cổ tay phía ngón út thấy một xương nhỏ như hạt đậu, huyệt nằm ngay chỗ lõm dưới xương này, mỗi bên có một huyệt.
Xát lưng
Dùng hai bàn tay xát phía sau thắt lưng dọc theo hai khối cơ cạnh cột sống, xát từ trên xuống dưới và ngược lại trong 2 phút.
Day ấn huyệt khí hải
Dùng ngón tay giữa bàn tay phải day ấn huyệt khí hải trong 2 phút sao cho có cảm giác tức nặng là được. Vị trí huyệt khí hải: ở dưới rốn 1,5 tấc trên đường trục giữa.
Day ấn huyệt túc tam lý
Dùng hai ngón tay cái day ấn hai huyệt túc tam lý cùng một lúc trong 2 phút. Vị trí huyệt túc tam lý: sờ bờ trước xương ống chân (xương chày) từ dưới cổ chân lên, đến gần khớp gối ngón tay mắc lại ở đâu thì đó là lồi củ trước xương chày, từ đây đo ngang ra một khoát ngón tay là vị trí của huyệt, khi ấn có cảm giác tê tức lan xuống bàn chân.
Day ấn huyệt tam âm giao
Dùng hai ngón tay cái day ấn hai huyệt tam âm giao cùng một lúc trong 2 phút. Vị trí huyệt tam âm giao: ở phía trên mắt cá chân trong 3 tấc, ngay sau bờ trong xương chày.
Nên chọn nơi yên tĩnh, tinh thần thư thái để thực hiện quy trình tự xoa bóp này. Tốt nhất là vào buổi sáng sớm và buổi tối trước khi đi ngủ. Tiến hành kiên trì và đều đặn luôn luôn là yếu tố rất cần thiết để có thể đạt được hiệu quả như mong muốn.
Bệnh không lây nhiễm đang có xu hướng gia tăng
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, sau đại dịch Covid-9, chúng ta sẽ phải đối mặt với đại dịch nguy hiểm là sự gia tăng các bệnh không lây nhiễm. Do đó, bên cạnh việc phòng các bệnh truyền nhiễm mới nổi, các nước cần tập trung phòng, điều trị bệnh không lây nhiễm như tim mạch, ung thư, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính,… Ngoài ra, còn có chấn thương do tai nạn thương tích.
Ngày Tim mạch Thế giới năm 2024: Dùng trái tim để hành động
Bệnh tim mạch là kẻ giết người số một thế giới, gây ra hơn 20,5 triệu ca tử vong mỗi năm. Đây là một nhóm bệnh ảnh hưởng đến tim hoặc mạch máu. Trong số những trường hợp tử vong vì bệnh tim mạch có 85% trường hợp là do bệnh mạch vành và bệnh mạch máu não (ví dụ như đột quỵ) và hầu hết ảnh hưởng đến các nước có thu nhập thấp và trung bình.
Thói quen ăn sáng tốt nhất cho tim mạch
Bạn chỉ cần thêm 1 quả trứng vào bữa sáng sẽ giúp tăng cường sức khỏe tim mạch.
Các dấu hiệu ở tay cảnh báo tim bất ổn
Ngón tay bị quặp, lòng bàn tay đổi màu đỏ lấm tấm hoặc nổi cục là biểu hiện khác thường mà bạn nên để ý.
Cách kiểm soát bệnh tim mạch mùa lạnh
Nhiều nghiên cứu đã kết luận thời tiết lạnh có thể làm tăng nguy cơ cơn đau tim. Đặc biệt là khi lao động ngoài trời trong mùa đông giá rét càng làm tăng nguy cơ phát triển cơn đau tim cấp tính.
Người có bệnh về tim mạch có thể gặp nhiều biến chứng nếu mắc Covid-19
Covid-19 là một căn bệnh mới với nhiều biểu hiện phức tạp mà các nhà khoa học chưa biết đến.
Hướng dẫn người bị bệnh tim mạch "phòng vệ trái tim" trước COVID-19
COVID-19 không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới hệ hô hấp mà còn gây rối loạn chức năng tim mạch. Nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh nhân nhiễm COVID-19 bị tổn thương tim mạch nghiêm trọng, thậm chí là tử vong do có tiền sử mắc bệnh tim mạch.
Những dấu hiệu cảnh báo tim hoạt động không bình thường
Những triệu chứng này không chỉ xuất hiện ở những người mắc bệnh tim, mà còn là dấu hiệu rất phổ biến cảnh báo căn bệnh này.
Giải pháp phòng và ngăn ngừa biến chứng tim mạch do tăng huyết áp
Theo thống kê, tại Châu Á, cứ 4 người trưởng thành thì có 1 người mắc bệnh tăng huyết áp, đây cũng là tác nhân chính dẫn tới các bệnh lý về tim mạch và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu hiện nay.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025