Quan điểm mới điều trị u tuyến tiền liệt lành tính
Việc điều trị sớm và liệu pháp tự nhiên có thể giúp ngăn chặn sự phát triển của bệnh, đồng thời cải thiện sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống.
U tuyến tiền liệt lành tính xảy ra như thế nào?
Tuyến tiền liệt là một cơ quan thuộc hệ sinh dục ở nam giới có chức năng tiết ra chất dịch góp phần tạo ra tinh dịch, chất tiết này nuôi dưỡng tinh trùng và bảo vệ tinh trùng bằng cách trung hòa môi trường acid trong cơ quan sinh sản của cả hai phái. U tuyến tiền liệt là sự tăng kích thước của tuyến tiền liệt ở tuổi trung niên và cao niên. Trong u tuyến tiền liệt, do tăng kích thước nên ép vào niệu đạo và bàng quang, gây khó khăn cho tiểu tiện. Do vậy, gây nên triệu chứng tiểu ngập ngừng, tiểu nhiều lần, tăng nguy cơ nhiễm trùng tiết niệu và tiểu khó.

Hiện nay, về nguyên nhân và cơ chế gây bệnh còn nan giải. Theo tác giả Sanda (1994), có yếu tố di truyền thể trội trên nhiễm sắc thể thường ở thế hệ thứ nhất trong các gia đình của những bệnh nhân nam có rối loạn tiểu tiện nặng và phải phẫu thuật sớm lúc còn trẻ. Ngoài ra, sự tăng kích thước tuyến tiền liệt tác động của nội tiết tố androgen và tuổi già.
Các xác định u tuyến tiền liệt lành tính
Các dấu hiệu điển hình của bệnh là do sự chèn ép vào niệu đạo của u tuyến tiền liệt. Triệu chứng bao gồm: tiểu yếu, dòng tia của nước tiểu không mạnh, không thành vòi tia. Tiểu khó phải rặn lâu mới tiểu được, đứng lâu mới tiểu hết. Tiểu tắc: đang tiểu bị tắc giữa dòng và tiểu đêm, cảm giác muốn đi tiểu nhiều lần. Lâu ngày có thể bí tiểu hoàn toàn, hay tiểu đục, tiểu buốt khi có nhiễm khuẩn. Thăm trực tràng (sờ tuyến tiền liệt qua trực tràng) có thể phát hiện tuyến tiền liệt khi đã to đáng kể. Siêu âm là phương pháp chẩn đoán tốt nhất và nhanh nhất, cho phép xác định khối u, kích thước khối u. Ngoài ra, siêu âm kiểm tra được vùng bàng quang, túi thừa, u bàng quang, nước tiểu tồn đọng sau khi đi tiểu. Đồng thời siêu âm kiểm tra được hai thận và niệu quản. Xét nghiệm máu được dùng để loại trừ ung thư tuyến tiền liệt: bằng xét nghiệm PSA (Prostate specific antigen - kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt). Khi PSA tăng khả năng ung thư tuyến tiền liệt, cần làm sinh thiết u nếu nghi ngờ là ung thư.
Quan điểm điều trị u tuyến tiền liệt lành tính
Hiện nay, nhận thấy rằng có hai yếu tố gây rối loạn tiểu tiện trong u tuyến tiền liệt lành tính. Thứ nhất do bản thân tăng sinh phì đại tuyến, thứ hai là do trương lực các cơ trơn ở cổ bàng quang và tuyến tiền liệt. Các cơ trơn chịu ảnh hưởng của hệ thần kinh giao cảm thông qua các thụ thể alpha 1 adenergic. Vì vậy, để tác động hai yếu tố trên ta dùng các thuốc thuộc nhóm ức chế alpha 1, có tác dụng làm giãn cơ trơn thành mạch, tuyến tiền liệt và cổ bàng quang giúp làm giảm bớt tình trạng tắc nghẽn niệu đạo do phì đại tuyến tiền liệt, ví dụ alfuzosin (xatral), terazosin (hytrin), doxazosin, prazosin và tamsulosin. Các thuốc ức chế alpha 1 không làm “tiêu” khối u mà chỉ giúp cho tiểu tiện dễ dàng do cổ bàng quang và niệu đạo dễ mở rộng khi đi tiểu. Còn một số thuốc khác như: các thuốc kháng androgen như ức chế men 5-alpha-reductase, finasteride (proscar) và dutasteride thường được dùng phối hợp với thuốc trên để làm giảm triệu chứng. Do thuốc tác động lên mô tuyến hạn chế và làm nhỏ tuyến sau nhiều tháng. Nhưng tác dụng phụ của thuốc bao gồm giảm ham muốn tình dục, các vấn đề về cương dương hay phóng tinh. Ngoài ra, có thể sử dụng một số loại dược thảo trong nước đã được nghiên cứu có tác dụng chữa u tuyến tiền liệt lành tính, trong số đó, loại lá cây được sử dụng phổ biến nhất là lá cây trinh nữ hoàng cung (có thể dùng lá sắc uống nước trà hàng ngày hoặc sử dụng viên nén đã được bào chế sẵn).
Việc điều trị ngoại khoa được đặt ra khi bệnh nhân có dấu hiệu bế tắc nặng, nước tiểu tồn lưu trên 50ml. Có 2 phương pháp:
Phẫu thuật cắt đốt u qua nội soi: khi u có kích thước nhỏ, người già có các bệnh lý nội khoa kèm theo thì đây là phương pháp rất tốt; bệnh nhân không có vết mổ, ngày điều trị ngắn (4 - 5 ngày); áp dụng tốt với bệnh nhân không mổ hở được. Cắt, đốt nội soi không phải truyền máu, thủ thuật nhẹ nhàng có thể làm được nhiều lần.
Phẫu thuật mổ hở: áp dụng cho khối u lớn, có kích thước trên 60g. Có 2 phương pháp mổ hở hay được áp dụng hiện nay: Millin và Hrynchack. Mổ hở hiện nay ít được các bệnh viện sử dụng vì nó có nhiều biến chứng trong và sau mổ. Tuy nhiên, ưu điểm của nó là lấy hết được bướu.
Các phương pháp điều trị vật lý: điều trị bằng laser. Laser đốt mô tuyến tiền liệt gây hoại tử bằng cách đưa một dụng cụ laser qua niệu đạo để đốt và gây hoại tử mô được điều khiển qua siêu âm trực tràng. Điều trị bằng sóng radio cao tần dùng thiết bị đưa qua niệu đạo cắm một kim gồm hai ngành vào u tuyến tiền liệt. Năng lượng chuyển qua kim bằng sóng radio tần số thấp làm nâng nhiệt độtrong u lên khoảng 1110F (600C) kéo dài trong 60 phút. Dưới tác dụng của sức nóng u xơ sẽ khô và co lại.
Những trường hợp quá khả năng phẫu thuật: mở thông bàng quang ra da vĩnh viễn hoặc đặt stent vào cổ bàng quang để mở rộng cổ bàng quang.
Liệu pháp tự nhiên: vận động thân thể vừa giúp nâng cao sức khỏe, cải thiện tim mạch vừa làm săn chắc cơ bắp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc thu nhiếp các cơ vùng xương chậu, kể cả tuyến tiền liệt. Cách vận động đơn giản nhất là đi bộ, đi từ chậm đến nhanh dần. Mỗi lần khoảng 30 phút, mỗi tuần 5 lần. Sinh hoạt dưỡng sinh, ngồi thiền đặc biệt là những tư thế yoga có tác dụng thư giãn cơ bắp, thư giãn được thần kinh hóa giải stress sẽ đáp ứng tốt quá trình điều trị u tuyến tiền liệt. Ngoài ra, dinh dưỡng có vai trò quan trọng, đặc biệt thức ăn từ ngũ cốc và rau quả rất tốt cho những bệnh u tuyến tiền liệt vì nó làm chậm sự phát triển của khối u do chống lại quá trình oxy hóa, có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, trung hòa những gốc tự do và chống lại sự phát triển của những tế bào bất thường.
CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn công tác y tế trường học cho các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh năm 2025
Thực hiện Kế hoạch số 362/KH-TTKSBT ngày 28/2/2025 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ y tế trường học, góp phần chăm sóc và bảo vệ sức khỏe học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục đào tạo.
Tập huấn về triển khai hoạt động phòng, chống HIV/AIDS năm 2025
Nhằm hướng dẫn thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch về hoạt động phòng, chống HIV/AIDS năm 2025 trên địa bàn tỉnh, ngày 07/03/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn về triển khai hoạt động phòng chống HIV/AIDS cho đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác phòng, chống HIV/AIDS tại trung tâm y tế và trạm y tế. Đồng chí Vũ Quyết Thắng, Giám đốc Trung tâm dự và khai mạc lớp tập huấn.
Xét nghiệm HIV giúp ngăn ngừa sự lây lan của virus
HIV vẫn là một thách thức đáng kể đối với sức khỏe cộng đồng trên toàn thế giới, với hàng triệu người đang sống chung với loại virus này. Thông qua xét nghiệm HIV thường xuyên, sẽ giúp phát hiện sớm và điều trị thích hợp, làm giảm sự lây lan của HIV.
Tấm gương người cán bộ y tế dự phòng tận tâm: Ths. Nguyễn Thị Bích Hường, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025), chúng ta cùng nhìn lại hành trình cống hiến không mệt mỏi của những người thầy thuốc đã và đang ngày đêm bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Trong số đó, Ths. YTCC Nguyễn Thị Bích Hường - Trưởng khoa Ký sinh trùng - Côn trùng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh, là một tấm gương sáng về sự tận tâm, trách nhiệm và lòng yêu nghề.
Ngành Y tế Quảng Ninh tập trung nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Phong trào thi đua "Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” là một trong những khâu đột phá của ngành y tế sau khi triển khai hàng loạt các chính sách đồng bộ về đầu tư hạ tầng cơ sở, trang thiết bị, triển khai thành công một số kỹ thuật điều trị mới... Nhờ đó, hiệu quả công tác khám, chữa bệnh (KCB) ngày càng được nâng cao, mang lại niềm tin cho người bệnh, nhân dân.
Ngành Y tế Quảng Ninh tổ chức nhiều hoạt động chào mừng 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 - 27/02/2025)
Trong không khí phấn khởi hướng đến chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, Ngành Y tế Quảng Ninh cũng sôi nổi tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 - 27/02/2025) và chào mừng Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ Sở Y tế lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2025 - 2030, Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XVI và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
Một số điểm mới Luật Bảo hiểm y tế Số 51/2024/QH15 ngày 27/11/2024
Thực hiện quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế Số 51/202/QH15 ngày 27/11/2024 (Luật BHYT số 51), người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế được tiếp nhận và giải quyết theo quy định mới sau:
Truyền thông chuyên đề về Luật số 51/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT
Ngày 09/01/2025, BHXH Việt Nam ban hành Công văn số 55/BHXH-TT về hướng dẫn truyền thông chuyên đề Luật số 51/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT.
5 sai lầm khi sử dụng thuốc điều trị cúm A
Những ngày này, ‘cúm A’ là một từ khóa về sức khỏe mà ai cũng quan tâm. Đối phó với bệnh cúm như thế nào? Làm sao để mỗi người mắc bệnh biết cách sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, tránh những sai lầm khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn?
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn công tác y tế trường học cho các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh năm 2025
- CDC Quảng Ninh hợp tác với VNPT xây dựng hệ thống quản lý tập trung, hướng tới chuyển đổi số toàn diện
- CDC QUẢNG NINH THỰC HIỆN QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÀ TRẠM Y TẾ TẠI CÔNG TY THAN HÒN GAI
- Truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản cho vị thành niên trong trường học tại huyện Tiên Yên
- CDC Quảng Ninh: Khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho thương, bệnh binh và người có công tại phường Hồng Hải
- Đoàn sinh viên Trường Đại học Thủy lợi tham quan, thực tập môn học tại CDC Quảng Ninh