Quảng Ninh: Tăng cường điều trị F0 thể nhẹ và không triệu chứng tại nhà
Nhân viên y tế tại Trạm Y tế Hồng Hải (TP Hạ Long) lấy mẫu xét nghiệm cho người nghi ngờ mắc Covid-19.
Tại Cẩm Phả, cùng với các y, bác sĩ Trạm Y tế tuyến xã, phường, thành phố đã thành lập 13 Trạm Y tế lưu động để hỗ trợ hiệu quả trong điều trị F0 tại nhà. Theo đó, Bệnh viện Đa khoa Cẩm Phả đã cử 13 bác sĩ tham gia và làm trạm trưởng của 13 Trạm Y tế lưu động; 4 thành viên khác gồm cán bộ phường, y, bác sĩ tình nguyện tại địa phương. Thông qua nhóm zalo điều trị F0, bác sĩ Trạm Y tế lưu động sẽ sàng lọc, phân loại sức khỏe của từng bệnh nhân để tư vấn dùng thuốc, cũng như chăm sóc sức khỏe tại nhà. Mô hình Trạm Y tế lưu động đã góp phần chia sẻ áp lực với Trạm Y tế phường trong tình hình dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp; đảm bảo F0 được chăm sóc chu đáo, kịp thời 24/7; rút ngắn khoảng cách giữa người dân, bệnh nhân mắc Covid-19 với cán bộ y tế, cán bộ UBND phường.
Thành viên Trạm Y tế lưu động phường Quang Hanh (đặt tại nhà văn hóa khu 7B, phường Quang Hanh, TP Cẩm Phả) trao đổi công việc.
Bác sĩ Bùi Thị Thuy, Giám đốc TTYT huyện Vân Đồn, cho biết: Hiện nay, chúng tôi đang có trên 400 F0 điều trị tại nhà. Huyện đã vận hành 3 Trạm Y tế lưu động tại thị trấn Cái Rồng, xã Hạ Long và Đông Xá để hỗ trợ các Trạm Y tế xã, thị trấn trong điều trị F0. Đặc biệt, chúng tôi đã lập nhóm zalo gồm các bác sĩ của Trung tâm Y tế, Trạm y tế, Trạm Y tế lưu động để hội chẩn, phân loại, giám sát F0 điều trị tại nhà hiệu quả, không để chuyển nặng.
Bác sĩ Bùi Hồng Tâm, Giám đốc Trung tâm Y tế TP Hạ Long, chia sẻ: Số F0 liên tục tăng cao, trong khi nhân lực y tế ở tuyến cơ sở rất mỏng, chỉ có khoảng 5-6 nhân viên y tế/trạm. Hàng ngày, tại trạm y tế cán bộ nhân viên y tế bận từ sáng đến đêm, nhất là trong thời điểm này, Hạ Long có gần 4.000 F0 điều trị tại nhà là áp lực rất lớn đối với y, bác sĩ Trạm y tế xã, phường trên địa bàn. Ngoài Trạm Y tế, các trường hợp F0 có thể khai báo thông tin thông qua Tổ phòng, chống Covid-19 cộng đồng, các tổ dân, khu phố.
Những ngày qua, số người ca mắc Covid-19 mới của Quảng Ninh liên tục tăng, trên 1.000 ca mỗi ngày, thậm chí có ngày lên tới hơn 2.000 ca. Lúc này, áp lực lên đội ngũ cán bộ, y, bác sĩ tại các Trạm Y tế, tuyến y tế gần dân nhất là rất lớn. Đến ngày 22/2, toàn tỉnh có 18.962 người mắc Covid-19 đang được điều trị, trong đó có 16.519 F0 điều trị tại nhà (Hạ Long 3.770; Uông Bí 2.636; Đông Triều 3.070; Cẩm Phả 2.171; Quảng Yên 2.306; Bình Liêu 67; Vân Đồn 413; Ba Chẽ 205; Móng Cái 1.129; Hải Hà 348; Cô Tô 56; Đầm Hà 348).
Hiện nay, phần lớn người dân tự thực hiện test nhanh kháng nguyên hoặc làm dịch vụ xét nghiệm PCR để xác định mắc Covid-19 hay không. Do vậy, khi mắc Covid-19, người dân cần khai báo cho Trạm Y tế tại địa phương, hoặc Tổ phòng, chống Covid-19 cộng đồng để được giám sát, quản lý nhằm hạn chế tối đa việc lây nhiễm cho người thân và cộng đồng.
Nhân viên y tế Trạm Y tế Hồng Hải (TP Hạ Long) tư vấn điều trị F0 tại nhà.
Đối với thuốc điều trị ngoại trú cho người mắc Covid-19 tại nhà, Sở Y tế cũng có hướng dẫn cụ thể căn cứ theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Đối với nhóm bệnh nhân dùng các thuốc phổ biến như thuốc hạ sốt Paracetamol, vitamin, bác sĩ sẽ tư vấn để bệnh nhân mua tại các hiệu thuốc. Còn với nhóm thuốc kháng virus (Favipiravir, Molnupiravir), thuốc chống viêm corticosteroid, thuốc chống đông máu, tùy vào tình hình sức khỏe người bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn và cấp thuốc. Các bác sĩ cũng khuyến cáo, người mắc Covid-19 nên nghỉ ngơi, vận động thể lực nhẹ (phù hợp với tình trạng sức khỏe); tập thở ít nhất 15 phút mỗi ngày; uống nước thường xuyên, không đợi đến khi khát mới uống nước; không bỏ bữa; tăng cường dinh dưỡng: ăn đầy đủ chất, ăn trái cây, uống nước hoa quả… và suy nghĩ tích cực, duy trì tâm lý thoải mái...
Tiêu chí để F0 điều trị tại nhà Theo lãnh đạo Sở Y tế Quảng Ninh, từ ngày 10/2, Sở đã có văn bản hướng dẫn quản lý người mắc Covid-19 tại nhà. Theo đó, những người mắc Covid-19 là những người được khẳng định nhiễm SARS-CoV-2 bằng xét nghiệm RT-PCR. Người mắc Covid-19 được điều trị tại nhà là người không có triệu chứng lâm sàng; hoặc có triệu chứng lâm sàng ở mức độ nhẹ: như sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ, tê lưỡi; tiêu chảy, chảy mũi, mất mùi, mất vị. Ngoài ra, bệnh nhân F0 điều trị tại nhà cần phải không có các dấu hiệu của viêm phổi hoặc thiếu ô xy; nhịp thở < 20 lần/phút; SpO2 > 96% khi thở khí trời; không có thở bất thường như thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, thở khò khè, thở rít ở thì hít vào. Không mắc bệnh nền, hoặc có bệnh nền nhưng đang được điều trị ổn định. Bệnh nhân có thể tự chăm sóc bản thân như ăn uống, tắm rửa, giặt quần áo, vệ sinh và có thể tự theo dõi tình trạng sức khỏe theo hướng dẫn của nhân viên y tế. Có khả năng liên lạc với nhân viên y tế để được theo dõi, giám sát và khi có tình trạng cấp cứu: Có khả năng giao tiếp và sẵn có phương tiện liên lạc như điện thoại, máy tính... Trường hợp người mắc Covid-19 không có khả năng tự chăm sóc, gia đình phải có người chăm sóc đáp ứng các tiêu chí. |
Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
Thực hiện Công điện số 07/CĐ-TTg ngày 26/01/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài; công văn số 557/BYT-MT ngày 03/02/2025 về việc tăng cường hướng dẫn các biện pháp bảo vệ sức khỏe người dân trước ảnh hưởng của rét đậm, rét hại; văn bản số 265/UBND-KTTC ngày 28/01/2025 của Ủy ban Nhân dân tỉnh về việc chủ động biện pháp phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài trên địa bàn tỉnh.
CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)
Một mùa Xuân mới đang về, mang theo niềm hân hoan, sức sống mới trên khắp mọi miền của Tổ quốc. Mùa xuân này càng trở nên ý nghĩa hơn khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2025) như một mốc son chói lọi để cả nước bước vào một chặng đường phát triển mới, hướng tới một tương lai rạng ngời.
Đoàn công tác Công an tỉnh thăm, chúc Tết CDC Quảng Ninh
Nhằm động viên các cán bộ, nhân viên y tế nhân dịp Tết nguyên đán Ất Tỵ, chiều ngày 28/01/2025, đoàn công tác do đồng chí Lê Đức Hiền, Trưởng phòng hậu cần, Công an tỉnh làm trưởng đoàn đã có chuyến thăm, tặng quà cán bộ, nhân viên Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh.
Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư số 05/2025/TT-BYT ngày 17 tháng 01 năm 2025 quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập. Thông tư này quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập.
Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang đến gần, các mặt hàng thực phẩm phục vụ Tết đã và đang được mua bán nhộn nhịp. Đây cũng là thời điểm nhiều thực phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, thực phẩm giả trà trộn vào thị trường. Chính vì vậy, bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết là vấn đề rất được quan tâm.
Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
Thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, người dân thường tổ chức các buổi hội họp ăn uống, liên hoan, tất niên, gặp mặt đầu xuân, tham gia các lễ hội, do vậy nhu cầu sử dụng rượu bia trong những ngày này gia tăng, số trường hợp phải nhập viện do say rượu, ngộ độc rượu vì thế cũng cao hơn so với các dịp khác trong năm.
Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh xây dựng Kế hoạch triển khai công tác y tế phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 diễn ra từ ngày 25/01/2025 đến hết ngày 02/02/2025, cụ thể như sau:
DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
Hằng năm, trên thế giới tỉ lệ trẻ sinh ra bị nhiễm hoặc có nguy cơ lây nhiễm HIV, viêm gan B, giang mai từ mẹ khá cao. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, khu vực Tây Thái Bình Dương mỗi năm có khoảng 180.000 trẻ bị nhiễm viêm gan vi rút B, 13.000 trẻ bị nhiễm giang mai và 1.400 trẻ bị nhiễm HIV.
8 cách phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh
Hiện nay, Miền Bắc đang vào mùa Đông Xuân. Đặc biệt vào 2,3 ngày nay, nhiệt độ xuống rất thấp. Thời tiết lạnh, ẩm là điều kiện thuận lợi cho các loại virus, vi khuẩn, nấm mốc gây bệnh phát triển. Chúng dễ dàng thâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp khi hít thở, đặc biệt đối với trẻ nhỏ, người cao tuổi, mắc bệnh nền hoặc suy giảm miễn dịch (HIV/AIDS, sử dụng corticoid kéo dài), sức đề kháng yếu, dễ mắc bệnh.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025