Rạn da và phương pháp phòng tránh
Mang thai và béo phì dễ bị rạn da
Da được cấu tạo bởi 3 lớp: ngoài cùng là lớp biểu bì, ở giữa là lớp trung bì và lớp trong cùng là hạ bì. Rạn da xảy ra ở lớp giữa, có mô liên kết, nơi mà sự đàn hồi ở da giúp da luôn ở hình dạng vốn có của nó. Nếu lớp da ở giữa này bị kéo giãn trong một thời gian dài như thời gian mang thai to hoặc béo phì, da mất sự đàn hồi do bị gãy, đứt các tổ chức liên kết cấu tạo bởi các sợi collagen và elastin, hậu quả là rạn da.
Khi các hoóc môn trong cơ thể thay đổi quá nhanh (do thai nghén hoặc tăng giảm cân đột ngột, hoặc dùng thuốc chứa hoóc môn điều trị kéo dài) không thích ứng với sự phát triển của các tế bào da, khiến cho da bị rạn. Dùng các loại thuốc chứa corticoid dài ngày cũng có thể gây rạn da.
Một số thanh niên, thiếu nữ dậy thì mà cơ thể phát triển quá nhanh cũng dễ bị rạn da hơn những người khác. Bệnh cũng có tính di truyền, nếu người mẹ mắc chứng rạn da thì con gái cũng dễ mắc.
Biểu hiện rạn da
Rạn da biểu hiện bằng những vệt dài thành từng đám nhỏ trên bề mặt da trông giống như da cá đã đánh vẩy nhưng không gây ra cảm giác đau hoặc ngứa ngáy gì. Vết rạn được hình thành qua 2 thời kỳ: thời kỳ đầu là những vệt đỏ, đỏ tím, có hay không kèm theo ngứa, nhưng không đau; thời kỳ thứ 2, da chuyển sang màu trắng có ánh như xà cừ và hình thành các đường rạch lõm, đây là lúc tạo vết rạn, khi đó có sự tương phản khá rõ giữa làn da bình thường và vết rạn, sờ vào sẽ có cảm giác hơi sần. Vị trí rạn da thường gặp ở bụng, đùi, bẹn, hông, vú, mông, đầu gối, bắp chân, khuỷu tay, thắt lưng.
Phương pháp chữa trị và phòng tránh
Rất khó để xóa hẳn các vết rạn trên da vì không có cách nào phục hồi lại các sợi collagen và elastin khi nó đã bị đứt gãy. Nếu bạn nghe quảng cáo của các thẩm mỹ viện là chiếu laser, CO2, IPL... làm hết vết rạn thì đừng quá tin. Kỹ thuật siêu mài mòn có thể làm vết rạn khó thấy hơn, nhưng hiệu quả không đáng kể, bởi các sợi đàn hồi của da nằm sâu ở lớp trung bì không thể mài tới được. Trường hợp mài sâu quá sẽ làm tổn thương da, gây thâm nám.
Phương pháp duy nhất có thể làm vùng da bị rạn trở lại bình thường là cắt bỏ lớp da rạn, làm căng da hay ghép da thay thế vùng bị rạn bằng phẫu thuật thẩm mỹ. Tuy nhiên trên thực tế, người ta có thể làm mờ vết rạn bằng các loại thuốc bôi có chứa tretinoin, lécithine, các dầu thiên nhiên, các vitamine C, E... và việc dùng thuốc ngay khi các vết rạn mới xuất hiện sẽ đem lại hiệu quả cao hơn.
Các loại chế phẩm có thể làm mờ nhạt và giảm kích thước vết rạn, hạn chế sự phát triển của chúng gồm: các loại dầu chiết xuất từ hướng dương, dầu đậu nành, dầu oliu xoa đều lên các vùng da bị rạn hằng ngày trước khi đi ngủ giúp khôi phục độ đàn hồi cho da và hoạt động của các tế bào biểu bì da. Dùng lòng trắng trứng bôi đều lên vùng da bị rạn sau đó rửa sạch bằng nước lạnh, có thể làm mờ đi các vết rạn một cách nhanh chóng vì lòng trắng trứng có công dụng kỳ diệu trong việc khôi phục và tái tạo collagen cho da. Dùng sữa bò tươi mátxa vùng da bị rạn vào mỗi buổi tối cũng có hiệu quả tốt.
Phòng rạn da bằng cách: kiểm soát cân nặng, không để tăng cân quá nhanh trong thời gian ngắn. Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao giúp cơ bắp săn chắc. Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý. Ăn các thức ăn có chứa nhiều protein giúp tổng hợp collagen nuôi dưỡng da. Nên ăn nhiều rau xanh và trái cây chín vì loại thực phẩm này là nguồn cung cấp carotinit, các vitamin và khoáng chất dồi dào cho cơ thể rất cần cho da mịn màng dẻo dai. Phụ nữ có thai nên đi khám định kỳ để có được lời khuyên thích hợp cho việc dùng thuốc phòng chống rạn da mà không ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.
Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư số 05/2025/TT-BYT ngày 17 tháng 01 năm 2025 quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập. Thông tư này quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập.
Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh xây dựng Kế hoạch triển khai công tác y tế phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 diễn ra từ ngày 25/01/2025 đến hết ngày 02/02/2025, cụ thể như sau:
DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
Hằng năm, trên thế giới tỉ lệ trẻ sinh ra bị nhiễm hoặc có nguy cơ lây nhiễm HIV, viêm gan B, giang mai từ mẹ khá cao. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, khu vực Tây Thái Bình Dương mỗi năm có khoảng 180.000 trẻ bị nhiễm viêm gan vi rút B, 13.000 trẻ bị nhiễm giang mai và 1.400 trẻ bị nhiễm HIV.
Phòng ngừa những bệnh thường gặp trong mùa đông xuân
Thời tiết đông xuân lạnh ẩm không chỉ tạo điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn phát triển mà còn làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp và tiêu hóa; thời điểm này thường diễn ra nhiều lễ hội, mọi người gia tăng tiếp xúc gần nên có nguy cơ bùng phát dịch bệnh càng cao. Mọi người cần trang bị một số kiến thức cơ bản về dịch bệnh mùa đông xuân như:
Hội nghị Tổng kết công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2024, định hướng hoạt động năm 2025
Chiều ngày 30/12/2024, Sở Y tế Quảng Ninh tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống HIV/AIDS tỉnh năm 2024 và triển khai nhiệm vụ 2025.
Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?
Bệnh sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi, có khả năng bùng phát thành dịch lớn do khả năng lây lan mạnh qua đường hô hấp.
Bộ Y tế khuyến cáo về bệnh sởi: Tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh
Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, dễ lây lan qua đường hô hấp qua các giọt bắn của người mắc bệnh hoặc có thể qua tiếp xúc trực tiếp, qua bàn tay bị nhiễm dịch tiết của người bệnh.
Phường Hà Phong: Truyền thông, phổ biến kiến thức về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Ngày 05/10/2024, Trạm Y tế phường Hà Phong, thành phố Hạ Long phối hợp với các tổ chức hội, đoàn thể tổ chức truyền thông, hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ, kỹ năng phòng bệnh ở người cao tuổi tại các khu phố trên địa bàn.
Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV
Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm với HIV (viết tắt là PEP) là dùng thuốc kháng HIV (thuốc ARV) cho những người bị phơi nhiễm với HIV. Việc điều trị sau phơi nhiễm cần được thực hiện càng sớm cáng tốt tốt nhất trong vòng 24 giờ và không muộn hơn 72 giờ sau phơi nhiễm. Phơi nhiễm có thể xảy ra trong môi trường nghề nghiệp và ngoài môi trường nghề nghiệp.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
- DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
- 8 cách phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh