Rau, củ nào không "dính" thuốc bảo vệ thực vật?
Trước vấn đề về chất lượng rau, củ, ông Trần Quang Trung - Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP), Bộ Y tế nói: “Rau củ phải dùng phân bón mới phát triển được. Tuy nhiên, mỗi loại rau, củ có quy định rõ ràng bón như thế nào và bón trước khi thu hoạch bao lâu. Nhưng thực tế vẫn có chuyện bà con nông dân phun rau cho bóng đẹp hôm trước, hôm sau đã mang ra chợ bán”.
Theo ông Nguyễn Quốc An, một chuyên gia nông nghiệp lâu năm thì thuốc bảo vệ thực vật cơ bản có 5 loại. Thuốc tiếp xúc được phun trên bề mặt rau, khi đó, côn trùng tiếp xúc với thuốc sẽ bị tiêu diệt.
Loại thứ 2 là độc vị, tức là sâu chỉ chết khi thuốc đi qua hệ tiêu hóa của nó. Thứ 3 là thuốc thấm sâu tức là khi phun lên lá rau, thuốc sẽ thấm sâu vào bên trong lá.
Tiếp đến là thuốc xông hơi, ví dụ như để diệt mối, mọt trong kho người ta dùng thuốc này để diệt.
Cuối cùng là thuốc nội hấp, cơ chế hoạt động của thuốc là ngấm vào tế bào lá rồi đi khắp cơ thể cây rau và tiêu diệt sâu. Với cây bắp cải, trong quá trình cuốn lá, sâu tơ đã xâm nhập vào trong bắp cải và được nhiều lá ngoài che chắn. Vì vậy, nếu dùng các loại khác thì không thể tiêu diệt được sâu mà phải dùng thuốc nội hấp.
Do đó, lượng thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trong rau rất cao. Và với việc ngâm rau nếu rau đó được phun thuốc tiếp xúc thì thuốc có thể phai ra nước phần nào nhưng nếu là thuốc nội hấp thì có ngâm nhiều giờ cũng không thể hết.
Trong thuốc bảo vệ thực vật có các loại thuốc trừ vi khuẩn, nấm, virus riêng cho từng loại.
Với những loại rau, củ được cho là an toàn cho người sử dụng, ông An cho rằng, khoai tây thường được nông dân phun thuốc trên cây. Do đó, dư lượng thuốc trong củ khoai nằm dưới mặt đất thường thấp hơn trên lá.
Cũng trong loại củ, có khoai sọ được cho là an toàn. Bên cạnh đó, còn có khoai lang, hành tây… Bản thân các giống khoai, củ này thường ít bị phun thuốc bảo vệ thực vật hơn. Hơn nữa, những loại củ này thu hoạch về có thể để nhiều ngày nên dư lượng thuốc có thể giảm đi.
Ngoài ra, quả bí xanh, bí đỏ, mướp, bầu tương đối đảm bảo. Vì bản thân các loại cây này vốn không nhiều sâu. Và nếu có bị phun thì lượng nhiễm vào ít hơn so với loại rau khác vì những loại quả này có quá trình hình thành dài ngày.
Hơn nữa những loại quả này thường được cắt về và để được nên lượng thuốc nếu có phun cũng dần mất đi.
Trong các loại rau ăn lá, ông An tư vấn, người tiêu dùng nên chọn những loại rau mà bản thân nó ít bị sâu, bệnh như rau đay, rau mùng tơi, rau dền, cần tây. Với loại rau gia vị có rau mùi, thìa là, hẹ là khá an toàn.
Vậy liệu có biện pháp nào để giảm thiểu những tác hại của thuốc bảo vệ thực vật đối với người tiêu dùng, ông An cho rằng, chỉ có cách từ chính người trồng dùng đúng loại thuốc bảo vệ thực vật được Bộ NN&PTNT cho phép sử dụng, dùng đúng liều lượng, và thời gian cách ly khuyến cáo.
Còn người tiêu dùng nên mua rau, củ đúng mùa vụ, lúc đó cây sinh trưởng tốt, ít sâu bệnh hơn, nên người nông dân ít phải dùng thuốc bảo vệ thực vật.
Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang đến gần, các mặt hàng thực phẩm phục vụ Tết đã và đang được mua bán nhộn nhịp. Đây cũng là thời điểm nhiều thực phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, thực phẩm giả trà trộn vào thị trường. Chính vì vậy, bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết là vấn đề rất được quan tâm.
Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
Thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, người dân thường tổ chức các buổi hội họp ăn uống, liên hoan, tất niên, gặp mặt đầu xuân, tham gia các lễ hội, do vậy nhu cầu sử dụng rượu bia trong những ngày này gia tăng, số trường hợp phải nhập viện do say rượu, ngộ độc rượu vì thế cũng cao hơn so với các dịp khác trong năm.
Bổ sung kẽm cho người cao tuổi
Kẽm là một nguyên tố vi lượng quan trọng, là thành phần không thể thiếu trong cơ thể, có vai trò lớn với sức khỏe của người cao tuổi. Bổ sung kẽm cho người lớn là điều cần thiết.
Rửa rau bằng nước muối có giúp loại bỏ hoá chất, diệt giun sán?
Nhiều bà nội trợ có thói quen ngâm rau trong nước muối để loại bỏ hoá chất, vi khuẩn, các loại giun sán trong rau.
8 thực phẩm giàu men vi sinh có thể giúp giải quyết các vấn đề về dạ dày
Ngày nay, ngày càng có nhiều người gặp phải các vấn đề về dạ dày. Để giải quyết chúng, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tầm quan trọng của hệ vi sinh đối với sức khỏe đường ruột.
Nắng nóng, làm sao chọn được thịt lợn an toàn?
Thời tiết nắng nóng thực phẩm dễ ôi thiu hơn trong khi đó nhiều gian thương cố tình bán thịt không đảm bảo an toàn thực phẩm, "hô biến" các loại thịt chất lượng kém đưa ra bán.
Tác hại của cà pháo ít người biết
Cà pháo là món ăn khoái khẩu được nhiều người yêu thích nhưng những tác hại của nó cũng khiến người mê món này phải giật mình.
Nguyên tắc chế biến, bảo quản thực phẩm ngừa ngộ độc
Chế biến, bảo quản đồ ăn sai cách có thể làm lây lan vi khuẩn gây hại, tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
6 loại thực phẩm ăn không hết cũng tuyệt đối không để qua đêm
Một số thực phẩm để qua đêm rất dễ gây ngộ độc đường tiêu hóa, thậm chí gây tổn thương nhất định cho gan và thận, gây nguy hiểm lớn cho sức khỏe.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
- DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
- 8 cách phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh