Rối loạn giấc ngủ
Rối loạn giấc ngủ ở NCT có rất nhiều nguyên nhân khác nhau, vì vậy mọi người nên tìm hiểu để có giải pháp khắc phục.
Mất ngủ do chức năng của cơ thể bị suy giảm
Ngủ không ngon, giấc ngủ chập chờn hoặc thời gian ngủ ngắn ở NCT có thể gọi là hiện tượng rối loạn giấc ngủ. Mất ngủ ở NCT là một rối loạn thường hay bắt gặp với rất nhiều nguyên nhân khác nhau.
Nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ ở NCT có thể phân ra mấy loại sau đây: rối loạn giấc ngủ do tuổi cao bởi các chức năng của con người bình thường bị suy giảm một cách đáng kể, rối loạn giấc ngủ do bệnh lý và rối loạn giấc ngủ do ảnh hưởng xấu của môi trường hoặc thay đổi môi trường đang sinh sống một cách đột ngột (ví dụ chuyển nhà ở hoặc trong giai đoạn chuẩn bị chuyển nhà ở).
Ảnh minh họa
Nhiều NCT rối loạn giấc ngủ còn do chế độ sinh hoạt, ăn uống không điều độ hoặc do dùng một số thuốc để điều trị một bệnh nào đó. Các nguyên nhân rối loạn giấc ngủ có thể là đơn độc nhưng có thể là có sự kết hợp của hai hay nhiều nguyên nhân lại với nhau, trong đó nguyên nhân do tuổi tác có thể nói là rất khó tránh khỏi. Tuổi tác càng cao thì mọi chức năng của cơ thể đều bị suy giảm, trong đó chức năng của hệ thần kinh trung ương là nhạy cảm nhất. Tế bào thần kinh trung ương của con người kể từ lúc phôi thai phát triển cho đến khoảng tuổi 25 là hoàn chỉnh. Nhưng sau lứa tuổi này thì mỗi ngày có khoảng 3.000 tế bào nơron thần kinh bị hủy hoại và như vậy ngoài ảnh hưởng đến các chức năng khác thì giấc ngủ của NCT cũng không thể không bị ảnh hưởng.
Có rất nhiều loại bệnh làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của NCT, nhưng hay gặp nhất là đau nhức xương, khớp (thoái hóa khớp, bệnh gút…). Bệnh đau nhức xương, khớp có ở cả ngày lẫn đêm nhưng hay gặp nhất vẫn là ban đêm làm cho giấc ngủ không sâu, chập chờn và nhiều khi đau nhức không thể ngủ được, nhất là khi thay đổi thời tiết.
Các loại bệnh về tim mạch cũng làm ảnh hưởng rất lớn đến giấc ngủ của NCT nhưng hay gặp nhất là bệnh tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim (thiểu năng mạch vành) làm cho NCT hay bị đau tức ngực, khó chịu và nhiều khi còn tỏ ra lo lắng làm ảnh hưởng rất nhiều đến giấc ngủ.
Rối loạn giấc ngủ ở NCT cũng liên quan đến các bệnh về đường hô hấp, nhất là bệnh giãn phế quản, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)… gây ho nhiều, càng ho nhiều thì không thể nào ngủ được. Các bệnh đường hô hấp thường xuất hiện nặng về ban đêm nhất là lúc có áp thấp nhiệt đới, gió mùa đông bắc, ẩm ướt... Đặc biệt, bệnh hen suyễn là một bệnh gây khó thở dữ dội làm cho thiếu oxy trầm trọng và liên tục gây mất ngủ cho NCT nhiều đêm liền ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe.
Các bệnh về đường tiêu hóa gây ảnh hưởng nhiều nhất đến giấc ngủ là bệnh về dạ dày và bệnh viêm đại tràng mạn tính do bị đau hoặc bụng ậm ạch và gây rối loạn tiêu hóa suốt đêm không thể nào chợp mắt được. Đây là một vòng luẩn quẩn: đau không ngủ được và không ngủ được thì càng đau.
Các bệnh về tiết niệu, tiền liệt tuyến, đái tháo đường cũng làm cho NCT bị rối loạn giấc ngủ. Các bệnh về đường tiết niệu hay gặp ở NCT là u xơ tiền liệt tuyến, đái tháo đường hoặc có thể sỏi đường tiết niệu (sỏi thận, bàng quang, niệu quản, niệu đạo). Các loại bệnh này thường làm cho NCT phải đi tiểu đêm do đó ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ.
Các nghiên cứu cũng cho thấy rằng môi trường sống có ảnh hưởng rất lớn đến giấc ngủ. Nhà ở chật chội, đông người, nhiều tiếng ồn ào, mất vệ sinh thì sẽ làm cho NCT rất khó ngủ.
Rối loạn giấc ngủ ở NCT còn phụ thuộc khá nhiều vào chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng. NCT nếu ăn, uống điều độ thì ngoài việc đảm bảo cho sức khỏe tốt còn có tác dụng rất hữu ích trong giấc ngủ làm cho giấc ngủ ngon, sâu vì vậy tinh thần luôn được sảng khoái, hồ hởi, phấn chấn và sống một cuộc sống lạc quan hơn. Nếu ăn uống quá no, uống nhiều nước trước khi đi ngủ hoặc uống nhiều bia, rượu, ăn nhiều chất kích thích (ớt, hạt tiêu, bồ tạt...) thì ảnh hưởng xấu không nhỏ đến giấc ngủ, đặc biệt là những NCT có bệnh mạn tính như cao huyết áp, thiểu năng mạch vành, u xơ tiền liệt tuyến, đái tháo đường, bệnh về đường tiêu hóa...
Nên làm gì để ngủ tốt?
Giấc ngủ có liên quan đến nhiều yếu tố, đặc biệt là giấc ngủ cho NCT. Vì vậy, NCT và gia đình cần tùy theo từng hoàn cảnh của từng cá thể mà tự điều chỉnh một cách hài hòa, hợp lý để làm sao cho giấc ngủ tốt của NCT luôn luôn được tốt đẹp là điều lý tưởng nhất.
Hầu hết NCT đều có sổ khám bệnh, vì vậy nên đi khám bệnh định kỳ để biết được tình trạng sức khỏe của mình. Qua việc khám bệnh, bác sĩ sẽ cho biết tình trạng sức khỏe hiện tại và có nhiều lời khuyên bổ ích. Khi phát hiện có bệnh, đặc biệt là bệnh mạn tính phải tuyệt đối tuân theo chỉ định và tư vấn của bác sĩ không tự tiện mua thuốc hoặc nghe theo lời mách bảo của bạn bè để tự điều trị, bởi vì thuốc ngoài tác dụng chính còn vô số tác dụng phụ, trong đó có nhiều loại ảnh hưởng đến giấc ngủ. Nên ăn uống điều độ và không nên kiêng khem quá mức và tất nhiên không nên quá lạm dụng trong khâu ăn, uống.
Một số nước giải khát có cồn cũng làm ảnh hưởng rất lớn đều giấc ngủ của NCT, vì vậy không nên uống cà phê, trà đặc vào buổi tối hoặc không nên uống quá nhiều rượu, bia trước khi đi ngủ.
NCT nên có thói quen tập thể dục nhẹ nhàng trước khi đi ngủ và nên tập thể dục hàng ngày một cách bài bản. Phòng ngủ của NCT nên luôn luôn sạch sẽ, thoáng mát, hạn chế người qua lại và ít tiếng ồn.
Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
Thực hiện Công điện số 07/CĐ-TTg ngày 26/01/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài; công văn số 557/BYT-MT ngày 03/02/2025 về việc tăng cường hướng dẫn các biện pháp bảo vệ sức khỏe người dân trước ảnh hưởng của rét đậm, rét hại; văn bản số 265/UBND-KTTC ngày 28/01/2025 của Ủy ban Nhân dân tỉnh về việc chủ động biện pháp phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài trên địa bàn tỉnh.
Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
Thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, người dân thường tổ chức các buổi hội họp ăn uống, liên hoan, tất niên, gặp mặt đầu xuân, tham gia các lễ hội, do vậy nhu cầu sử dụng rượu bia trong những ngày này gia tăng, số trường hợp phải nhập viện do say rượu, ngộ độc rượu vì thế cũng cao hơn so với các dịp khác trong năm.
Phòng ngừa những bệnh thường gặp trong mùa đông xuân
Thời tiết đông xuân lạnh ẩm không chỉ tạo điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn phát triển mà còn làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp và tiêu hóa; thời điểm này thường diễn ra nhiều lễ hội, mọi người gia tăng tiếp xúc gần nên có nguy cơ bùng phát dịch bệnh càng cao. Mọi người cần trang bị một số kiến thức cơ bản về dịch bệnh mùa đông xuân như:
Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?
Bệnh sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi, có khả năng bùng phát thành dịch lớn do khả năng lây lan mạnh qua đường hô hấp.
Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi
Trầm cảm và rối loạn lo âu là hai vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến, đặc biệt đáng chú ý ở nhóm người cao tuổi. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 4-5% người trưởng thành trên toàn cầu đang chịu ảnh hưởng từ những rối loạn này. Đáng báo động, tỷ lệ mắc bệnh gia tăng theo tuổi tác, đặc biệt ở nữ giới. Tuy nhiên, nhiều người cao tuổi thường coi nhẹ những triệu chứng này, cho rằng chúng là biểu hiện tự nhiên của tuổi già. Điều này dẫn đến việc chậm trễ trong thăm khám và điều trị, gây tác động tiêu cực đến sức khỏe tổng thể, làm suy giảm chất lượng cuộc sống, thậm chí rút ngắn tuổi thọ.
Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh
Sa sút trí tuệ là một hội chứng được đặc trưng bởi sự suy giảm nhiều chức năng cao cấp của vỏ não mà không có rối loạn ý thức. Các triệu chứng này gây suy giảm và trở ngại đáng kể cho các hoạt động nghề nghiệp, xã hội và cả các hoạt động sống hàng ngày của người bệnh.
Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không?
Ai cũng biết rằng tập thể dục giúp ích cho cả cơ thể và trí óc, nhưng những bài tập cường độ cao ngắt quãng (HIIT) giúp tăng cường sức khoẻ não bộ lâu dài, tốt hơn hẳn so với những bài tập cường độ thấp ở những người cao tuổi.
3 điều cần biết về bệnh phì đại tuyến tiền liệt
Phì đại tuyến tiền liệt là tình trạng tuyến tiền liệt bị gia tăng kích thước bất thường, gây khó chịu cho bệnh nhân ở khu vực quanh bàng quang, đường tiểu. Đây là bệnh lý thường gặp ở nam giới lớn tuổi, có thể gây ảnh hưởng nhiều tới tâm lý và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Những bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi
Tuổi càng cao thì sức khỏe càng yếu do cơ chế thoái hóa tự nhiên và nhiều chức năng cơ thể suy giảm, trong đó có chức năng đề kháng. Do đó, người cao tuổi rất dễ mắc bệnh và thường trở thành mạn tính, kéo dài và hay tái phát.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
- Lễ kết nạp đảng viên mới Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh
- Ghi nhận gần 290.000 ca mắc cúm mùa trong năm qua, Bộ Y tế nêu các khuyến cáo phòng chống cúm
- Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản
- Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)