Rối loạn tim mạch do bệnh sốt rét
Sốt rét thể thông thường
Tim hơi to, màng trên tim mất đi độ sắc bóng. Các mạch máu nhỏ và mao mạch ở tim bị giãn rộng ra, ứ đọng những hồng cầu bị nhiễm ký sinh trùng sốt rét, kể cả những hồng cầu không bị nhiễm ký sinh trùng. Thành mạch máu thiếu oxygen nên mất liên kết để cho hồng cầu thoát mạch gây nên hiện tượng chảy máu nhỏ, huyết tương cũng thoát ra qua khe cơ tim làm tách các sợi cơ tim làm cho cơ tim bị phù nhẹ.
Ngoài ra còn phát hiện dấu hiệu phản ứng viêm cơ tim với sự xuất hiện của bạch cầu đơn nhân, mô bào... và trở thành đại thực bào chứa sắc tố sốt rét. Tế bào cơ tim bị thoái hóa với mức độ từ nhẹ đến nặng, mất đi các vân sáng tối và dần dần bị teo lại do dịch phù nề chèn ép; tế bào cơ tim có thể bị hoại tử và tạo thành các ổ nhồi máu nhỏ.
Tổn thương cơ tim do sốt rét ác tính. |
Sốt rét ác tính
Các mạch máu nhỏ trong cơ tim bị sung huyết. Những mao mạch hầu như bị bít tắc bởi hồng cầu bị nhiễm ký sinh trùng sốt rét hay không bị nhiễm ký sinh trùng. Khe ở giữa các sợi cơ tim bị giãn ra do dịch phù nề, hồng cầu thoát mạch. Quan sát thấy có chấm chảy máu nhỏ dưới màng trên tim, màng trong tim và cơ tim. Cạnh các sợi cơ tim thấy những đại thực bào một nhân chứa sắc tố sốt rét. Tình trạng viêm cơ tim trở nên nặng dần. Tế bào cơ tim thiếu oxygen nên bị thoái hóa làm đứt tơ cơ, ty lạp thể trương to, mất mào, xuất hiện các giọt lipide ti ti trong sợi cơ tim, xóa cấu trúc băng A và I khi quan sát bằng kính hiển vi điện tử. Sợi cơ tim càng thiếu sự nuôi dưỡng nên bị thoái hóa và teo đét. Tim giảm đi cường tính và giãn ra.
Trong sốt rét ác tính, có 3 dạng tim mạch bị rối loạn là huyết áp thường hơi giảm, bị suy tuần hoàn cấp tính - choáng và biến chứng ở cơ tim.
- Huyết áp thường hơi giảm do nguyên nhân chủ yếu là bị thiếu hụt thể tích máu lưu hành trong cơ thể người bệnh. Theo một số nhà khoa học, tình trạng huyết áp hơi giảm gây nên sự thiểu niệu ở 55% bệnh nhân và giảm áp lực tĩnh mạch trung tâm ở 75% bệnh nhân bị sốt rét ác tính nhập viện. Huyết áp bị tụt tư thế cũng xảy ra ở 53% bệnh nhân.
Chất TNF do đại thực bào tiết ra gây choáng do sốt rét. |
- Biến chứng tổn thương cơ tim cũng có thể xảy ra nhưng rất hiếm. Mặc dù hồng cầu bị nhiễm ký sinh trùng sốt rét kết dính trong các mao mạch cơ tim nhưng biểu hiện thiếu oxygen cơ tim gây tụt huyết áp hoặc rối loạn nhịp tim ít gặp. Chức năng cơ tim thường duy trì tốt, phân số tống máu EF (ejection fraction) và chỉ số tim IC (index cardiaque) vẫn bình thường. Phân số tống máu thường dưới 50% và chỉ số tim thường dưới 5 l/phút/m2. Chỉ số tim có thể giảm thứ phát sau nhiễm toan chuyển hóa, thiếu oxygen tổ chức. Các nhà khoa học đã nghiên cứu ở các súc vật thực nghiệm ghi nhận tình trạng giảm cung cấp máu cho các phủ tạng có thể được phục hồi ở một số trường hợp bởi tác dụng của thuốc ức chế alpha đã phản ánh hiện tượng tắc nghẽn mao mạch ở phủ tạng.
Khi bị mắc bệnh sốt rét dù sốt rét thể thông thường hay sốt rét ác tính, người bệnh có thể bị rối loạn tim mạch và tình trạng choáng có khả năng xảy ra. Vì vậy trên lâm sàng, các cơ sở y tế cần chú ý đến vấn đề này để theo dõi, phát hiện và xử trí kịp thời những biến chứng do rối loạn tim mạch - choáng trên những bệnh nhân sốt rét; góp phần điều trị bệnh có hiệu quả.
Bệnh không lây nhiễm đang có xu hướng gia tăng
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, sau đại dịch Covid-9, chúng ta sẽ phải đối mặt với đại dịch nguy hiểm là sự gia tăng các bệnh không lây nhiễm. Do đó, bên cạnh việc phòng các bệnh truyền nhiễm mới nổi, các nước cần tập trung phòng, điều trị bệnh không lây nhiễm như tim mạch, ung thư, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính,… Ngoài ra, còn có chấn thương do tai nạn thương tích.
Ngày Tim mạch Thế giới năm 2024: Dùng trái tim để hành động
Bệnh tim mạch là kẻ giết người số một thế giới, gây ra hơn 20,5 triệu ca tử vong mỗi năm. Đây là một nhóm bệnh ảnh hưởng đến tim hoặc mạch máu. Trong số những trường hợp tử vong vì bệnh tim mạch có 85% trường hợp là do bệnh mạch vành và bệnh mạch máu não (ví dụ như đột quỵ) và hầu hết ảnh hưởng đến các nước có thu nhập thấp và trung bình.
Thói quen ăn sáng tốt nhất cho tim mạch
Bạn chỉ cần thêm 1 quả trứng vào bữa sáng sẽ giúp tăng cường sức khỏe tim mạch.
Các dấu hiệu ở tay cảnh báo tim bất ổn
Ngón tay bị quặp, lòng bàn tay đổi màu đỏ lấm tấm hoặc nổi cục là biểu hiện khác thường mà bạn nên để ý.
Cách kiểm soát bệnh tim mạch mùa lạnh
Nhiều nghiên cứu đã kết luận thời tiết lạnh có thể làm tăng nguy cơ cơn đau tim. Đặc biệt là khi lao động ngoài trời trong mùa đông giá rét càng làm tăng nguy cơ phát triển cơn đau tim cấp tính.
Người có bệnh về tim mạch có thể gặp nhiều biến chứng nếu mắc Covid-19
Covid-19 là một căn bệnh mới với nhiều biểu hiện phức tạp mà các nhà khoa học chưa biết đến.
Hướng dẫn người bị bệnh tim mạch "phòng vệ trái tim" trước COVID-19
COVID-19 không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới hệ hô hấp mà còn gây rối loạn chức năng tim mạch. Nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh nhân nhiễm COVID-19 bị tổn thương tim mạch nghiêm trọng, thậm chí là tử vong do có tiền sử mắc bệnh tim mạch.
Những dấu hiệu cảnh báo tim hoạt động không bình thường
Những triệu chứng này không chỉ xuất hiện ở những người mắc bệnh tim, mà còn là dấu hiệu rất phổ biến cảnh báo căn bệnh này.
Giải pháp phòng và ngăn ngừa biến chứng tim mạch do tăng huyết áp
Theo thống kê, tại Châu Á, cứ 4 người trưởng thành thì có 1 người mắc bệnh tăng huyết áp, đây cũng là tác nhân chính dẫn tới các bệnh lý về tim mạch và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu hiện nay.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025