Sau cúm A/H5N1, H7N9, có phải là H10N8?
Những thông tin ban đầu
Trước khi bệnh khởi phát 4 ngày, bệnh nhân này có đến một chợ gia cầm sống và mua một con gà. Bệnh nhân nhập viện ngày 30/12/2013 và tử vong sau đó 6 ngày. Trường hợp thứ hai được thông báo ngày 29/1/2014, virut cúm A/H10N8 được tìm thấy trên một bệnh nhân nữ 55 tuổi, bị viêm phổi nặng, đang trong giai đoạn ổn định và cũng đến từ tỉnh Giang Tây - Trung Quốc. Cô cũng đã đến một chợ gia cầm sống ở địa phương hôm 4/1 nhưng không có bất kỳ tiếp xúc hay mối liên hệ nào với bệnh nhân nữ đã tử vong được thông báo trước đó. Đến nay, WHO chỉ đưa ra những khuyến cáo chung như tránh tiếp xúc với gia cầm bị bệnh và chết, tránh để trẻ em tiếp xúc gia cầm, tránh chạm vào bề mặt đã bị nhiễm phân hoặc máu gia cầm, không ăn thịt gia cầm chưa nấu chín, che miệng mũi khi ho và hắt hơi... Ngoài ra, không có khuyến cáo nào về đi lại, sàng lọc nhập cảnh hay việc tiêu thụ các sản phẩm từ gia cầm. Tuy nhiên, cần đặc biệt theo dõi chặt các thông tin cũng như phối hợp với thú y để truy tìm nguồn gốc virut gây bệnh.
![Tránh tiếp xúc với gia cầm sống để phòng lây nhiễm virut H10N8.](http://skds3.vcmedia.vn/2014/22-f4091.jpg)
Tránh tiếp xúc với gia cầm sống để phòng lây nhiễm virut H10N8.
Mối đe dọa của cúm A/H10N8
Virut cúm A thuộc họ Orthomyxoviridae. Dựa vào tính chất kháng nguyên của các hemagglutinin (HA) và neuraminidase (NA) glycoprotein, virut cúm A được phân loại thành 17HA và 10NA phân nhóm. Hầu hết các phân nhóm virut cúm A đã được tìm thấy ở các loài thủy cầm, trong đó có các hồ chứa tự nhiên của virut cúm A. Bộ gen hoàn chỉnh của virut cúm A/H10N8 phân lập từ một con vịt ở chợ gia cầm sống tại tỉnh Quảng Đông được phân tích đầy đủ bởi một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc vào tháng giêng năm 2012 và đăng kết quả trên tạp chí của Hiệp hội vi sinh vật Mỹ tháng 4/2012. Trước đó, vào năm 2007, H10N8 đã được phân lập từ mẫu nước lấy từ hồ Động Đình, tỉnh Hồ Nam nằm giáp với tỉnh Quảng Đông và Giang Tây. Một nhóm nghiên cứu đứng đầu là Yuelong Shu của Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Trung Quốc đã đăng kết quả nghiên cứu “Đặc điểm lâm sàng và dịch tễ học của một trường hợp tử vong do nhiễm virut cúm gia cầm A/H10N8” trên tạp chí Lancet 5/2/2014. Nghiên cứu chỉ ra có sự tương đồng giữa H10N8 và H7N9 với H5N1, đây là virut lây từ gia cầm sang người, gây viêm phổi nặng dẫn đến tử vong ở người và cho đến nay chưa phát hiện có lây từ người sang người. Khác với H5N1 có thể gây dịch bệnh trên gia cầm, chưa có một báo cáo nào về dịch bệnh do H10N8 trên gia cầm có nghĩa là H10N8 có thể lặng lẽ lây lan trong đàn gia cầm. Mặc dù chưa lây từ người sang người nhưng các nhà khoa học trong nghiên cứu này cũng cảnh báo: “Không nên đánh giá thấp khả năng đại dịch do virut cúm mới này”.
Nghiên cứu đăng trên Lancet cũng cho biết, H10N8 có sự tương đồng bộ gen với H9N2, đây là virut cúm gia cầm xảy ra ở Hồng Kông năm 1999 và cũng góp phần lớn trong bộ gen virut cúm A/H5N1 và H7N9 đang gây bệnh dịch nguy hiểm hiện nay. H7N9 nổi lên từ năm ngoái, dẫn đến 159 ca nhiễm bệnh ở Trung Quốc, trong đó có 71 trường hợp tử vong. H5N1 lần đầu tiên xảy ra ở Hồng Kông vào năm 1997, đã gây ra 648 trường hợp nhiễm với 384 người tử vong kể từ năm 2003. H10N8 có những sự đột biến trong bộ gen giúp nó thích ứng với động vật có vú và cho phép nó bám sâu vào các tế bào khác ở sâu trong phổi giống như H5N1 chứ không chỉ là xâm nhập đường hô hấp trên. Trong nghiên cứu cũng chỉ ra mẫu virut H10N8 vẫn có thể bị ức chế với thuốc kháng virut tamiflu. Vẫn còn nhiều câu hỏi đặt ra trong nghiên cứu này chưa có lời giải. Trong trường hợp bệnh nhân đầu tiên, bà đã mua một con gà sống nhưng không trực tiếp làm thịt và cũng không phát hiện được virut H10N8 trên gia cầm tại chợ, xét nghiệm trên những người tiếp xúc gần gũi với bệnh nhân cũng không phát hiện ai mắc bệnh, phải chăng bà đã bị nhiễm virut từ trước đó và bà cũng là mục tiêu dễ dàng cho virut tấn công vì sức khỏe yếu. Việc xuất hiện bệnh nhân nhiễm H10N8 thứ hai cũng đặt ra “mối quan tâm lớn”. Đồng tác giả Mingbin Liu nói: “Điều này cho thấy virut H10N8 đã tiếp tục lưu hành và có thể gây nhiễm nhiều hơn cho con người trong tương lai”. Trong một bình luận khác, tạp chí Lancet cho biết, tuy chưa có bằng chứng sự lây nhiễm từ người sang người nhưng không vì thế mà chủ quan. “Chúng ta sẽ không biết rõ số trường hợp nhiễm virut cúm gia cầm A/H10N8 sẽ tăng lên, vì chúng ta không biết các virut đang lưu hành trong gia cầm rộng rãi ở mức độ nào”. “Nhiều giám sát sẽ là cần thiết để đưa ra nguồn gốc của H10N8 và theo dõi các khả năng lây truyền trong tương lai”.
Bộ Y tế: Tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm, sởi và các bệnh lây qua đường hô hấp
PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế đã ký ban hành văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường phòng, chống bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
Lịch sử ra đời và ý nghĩa ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/02
Cách đây 70 năm, ngày 27/2/1955 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết thư gửi đến Hội nghị cán bộ y tế toàn quốc, trong thư Bác đã ân cần thăm hỏi, dành sự quan tâm đặc biệt đối với cán bộ y tế, đồng thời Bác đã căn dặn: “phải thương yêu người bệnh; người bệnh phó thác tính mạng của họ với các cô, các chú; Chính phủ phó thác cho các cô các chú việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khoẻ của Đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, cán bộ y tế cần phải thương yêu chăm sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình; coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn; lương y phải như từ mẫu, những lời căn dặn đó vẫn vang vọng, thấm sâu trong tâm trí của những người thầy thuốc Việt Nam.
Giám sát triển khai tiêm vắc xin phòng Sởi tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong
Ngày 7/2/2025, tại TP.Hạ Long, Đoàn công tác của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh do đồng chí Nguyễn Thị Dung, Phó Giám đốc Trung tâm làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra, giám sát hoạt động tiêm chủng vắc xin phòng sởi cho các trường hợp đủ điều kiện tiêm chủng tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong.
Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
Hiện nay, Nhật Bản đang bùng phát dịch cúm mùa (chủ yếu là cúm A, nhưng cúm B vẫn có nguy cơ lan rộng). Theo thống kê từ 2/9/2024 - 26/1/2025, đã ghi nhận 9,5 triệu ca mắc cúm mùa. Trước tình hình này, mọi người cần nâng cao cảnh giác, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mạn tính.
Lễ kết nạp đảng viên mới Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh
Chiều ngày 06/02/2025, Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh (PCBTN-KSTCT-XNVS) đã long trọng tổ chức lễ kết nạp đảng viên mới cho quần chúng ưu tú Nguyễn Minh Phương.
Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản
Bộ Y tế sẽ tiếp tục theo dõi, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh trong nước và trên thế giới để triển khai các biện pháp phù hợp, kịp thời, nhất là trong thời điểm hiện tại với thời tiết thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp lây lan...
Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
Thực hiện Công điện số 07/CĐ-TTg ngày 26/01/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài; công văn số 557/BYT-MT ngày 03/02/2025 về việc tăng cường hướng dẫn các biện pháp bảo vệ sức khỏe người dân trước ảnh hưởng của rét đậm, rét hại; văn bản số 265/UBND-KTTC ngày 28/01/2025 của Ủy ban Nhân dân tỉnh về việc chủ động biện pháp phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài trên địa bàn tỉnh.
CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)
Một mùa Xuân mới đang về, mang theo niềm hân hoan, sức sống mới trên khắp mọi miền của Tổ quốc. Mùa xuân này càng trở nên ý nghĩa hơn khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2025) như một mốc son chói lọi để cả nước bước vào một chặng đường phát triển mới, hướng tới một tương lai rạng ngời.
Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư số 05/2025/TT-BYT ngày 17 tháng 01 năm 2025 quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập. Thông tư này quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Bộ Y tế: Tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm, sởi và các bệnh lây qua đường hô hấp
- Lịch sử ra đời và ý nghĩa ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/02
- Dấu ấn công tác vận động, hiến tặng mô tạng năm 2024
- Gặp mặt cán bộ làm công tác Y học Lao động qua các thời kỳ
- Giám sát triển khai tiêm vắc xin phòng Sởi tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong
- CDC QUẢNG NINH: KHUYẾN CÁO CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI