Sẽ có vắc xin sốt xuất huyết vào 2017?

PGS. TS. BS. Trần Ngọc Hữu, nguyên Viện trưởng Viện Pasteur TPHCM, cho biết như vậy trong hội thảo: “Hiệu quả vắc-xin ngừa sốt xuất huyết dengue và ý nghĩa thực tiễn cho cộng đồng”. Hội thảo này do Viện Pasteur TPHCM tổ chức ngày 3/11.
Hiện nay, vắc xin ngừa sốt xuất huyết đã được nghiên cứu vào giai đoạn 3, giai đoạn cuối cùng trước khi vắc xin được phép lưu hành. Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu về tình an toàn và hiệu quả của vắc xin. Vắc xin sốt xuất huyết được nghiên cứu ở 5 quốc gia lưu hành dịch SXH: Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam.
Tại Việt Nam, nghiên cứu do Viện Pasteur TPHCM thực hiện tại Long Xuyên và Mỹ Tho. 2.336 đối tượng được phân vào các nhóm một cách ngẫu nhiên, phân loại theo tuổi: 2-5 tuổi, 6 - 11 tuổi, 12 - 14 tuổi. Thời gian nghiên cứu bắt đầu từ tháng 9/2011. Nghiên cứu này dự kiến kéo dài 6 năm, đến cuối năm 2017.
Các trẻ được chia làm hai nhóm, một nhóm tiêm vắc xin sốt xuất huyết với 3 mũi, mỗi mũi cách nhau 6 tháng; và một nhóm tiêm giả dược.Các đánh giá tính hiệu quả, các ca sxh, xảy ra trong vòng 28 ngày sau khi tiêm mũi thứ ba.
Theo PGS. TS. Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TPHCM, các số liệu bước đầu thử nghiệm của giai đoạn 3 này, cho thấy, hiệu quả bảo vệ không bị SXH ở từng týp có khác nhau: D1 (50%), D2 (35%), D3 &4 (75%).
Cho đến nay, hiệu quả phòng ngừa của vắc xin nói chung là 56,5%, sau 3 liều ngừa bất kỳ týp huyết thanh gây bệnh SXH. Mật độ mắc ở nhóm tiêm là 1,8%; so với nhóm tiêm giả dược là 4,1%. Vắc xin giúp giảm SXH ở thể nặng là 88,5%.
Sau 2 năm theo dõi, các nhà nghiên cứu cho thấy, hiệu quả bảo vệ của vắc xin kéo dài được 12 tháng. Cho đến nay, các nhà nghiên cứu chưa phát hiện ra dấu hiệu mẫn cảm nặng khi tiêm vắc xin như nhiễm trùng hay tổn thương. 4 ca tử vong trong nghiên cứu hoàn toàn không liên quan đến vắc xin (3 ca tử vong do tai nạn giao thông và 1 ca bị chấn thương ngực nghiêm trọng). Hiệu quả của vắc xin vẫn được các nhà khoa học Viện Pasteur TPHCM theo dõi đến cuối năm 2017.
Tại Hội thảo, TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cho biết Việt Nam đã trải qua rất nhiều đợt dịch SXH, đặc biệt, gánh nặng to lớn của bệnh liên quan đến 1 trên 20 trẻ em thuộc lứa tuổi (2-14 tuổi). Điều này gây ra một áp lực rất lớn cho các bệnh viện và hệ thống chăm sóc sức khỏe, khi bệnh SXH chưa có biện pháp điều trị hữu hiệu.
Các chuyên gia y tế hy vọng vào một loại vắc xin mới giúp loại trừ hoặc thanh toán bệnh. Vắc xin sẽ là một trong những biện pháp hữu hiệu, góp phần giảm 50% tỷ lệ tử vong và 25% tỷ lệ mắc bệnh do SXH vào năm 2020 do tổ chức Y tế Thế giới đề ra.
Đồng thời TS. Phu nhấn mạnh, cho dù sau này, nếu vắc xin SXH được phép lưu hành, phòng bệnh vẫn cần thiết từ những biện pháp khác: ngủ mùng, dọn dẹp sạch nhà cửa, đậy kín các vật dụng chứa nước…
Đoàn sinh viên Trường Đại học Thủy lợi tham quan, thực tập môn học tại CDC Quảng Ninh
Ngày 4/4/2025, Đoàn sinh viên ngành Công nghệ sinh học thuộc Bộ môn Công nghệ Sinh học – Khoa Hóa và Môi trường, Trường Đại học Thủy lợi do TS. Trịnh Đình Khá, Trưởng bộ môn Công nghệ sinh học làm trưởng đoàn đã đến tham quan, thực tập môn học tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh.
Giám sát tiêm chủng vắc xin phòng Sởi cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt – Không để trẻ nào bị bỏ lại phía sau
Với mục tiêu đảm bảo không bỏ sót đối tượng, đặc biệt chú trọng đến các em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt và khó khăn trong Chiến dịch tiêm vắc xin phòng Sởi của tỉnh Quảng Ninh, ngày 31/3/2025, đoàn giám sát tiêm chủng của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh do Tiến sĩ Vũ Quyết Thắng, Giám đốc CDC Quảng Ninh làm Trưởng đoàn đã giám sát tại Cơ sở Bảo trợ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (phường Hồng Hà, thành phố Hạ Long).
Hội YHDP Quảng Ninh tổ chức tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học năm 2025
Trong 02 ngày 29-30/3/2025, tại Hội trường Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Hội Y học Dự phòng Quảng Ninh đã phối hợp với Trường Đại học Y Dược Hải Phòng tổ chức lớp tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học.
Hội thảo hợp tác phòng chống lao Quảng Ninh - Quảng Tây: Hướng đến mục tiêu kiểm soát dịch bệnh xuyên biên giới
Nhằm tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác phòng chống bệnh lao, trong 03 ngày từ ngày 21-23/3/2025, đoàn công tác của Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh đã tham dự hoạt động tuyên truyền Ngày Thế giới phòng chống Lao và Hội thảo hợp tác phòng chống lao giữa tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc), diễn ra tại thành phố Đông Hưng, Quảng Tây. Đây là sự kiện quan trọng, thể hiện quyết tâm chung của hai bên trong việc kiểm soát và đẩy lùi bệnh lao tại khu vực biên giới.
Bệnh cúm mùa
Trước tình hình biến đổi khí hậu đang xảy ra, thời tiết thay đổi thất thường. Đây là điều kiện thuận lợi cho virus cúm gây bệnh phát triển và có nguy cơ lây lan trong cộng đồng. Để chủ động phòng tránh bệnh cúm hãy cùng Bác sĩ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh tìm hiểu về bệnh.
Đoàn kiểm tra, giám sát Bộ Y tế chỉ đạo công tác phòng, chống dịch sởi và triển khai chiến dịch tiêm chủng tại Quảng Ninh
Dịch sởi đang diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương trên cả nước, trong đó tỉnh Quảng Ninh là một trong những địa bàn ghi nhận số ca mắc gia tăng nhanh chóng. Nhằm kiểm soát dịch bệnh và tăng cường công tác tiêm chủng, ngày 25/3/2025, đoàn kiểm tra, giám sát của Bộ Y tế đã đến làm việc tại Quảng Ninh để đánh giá công tác thu dung, điều trị bệnh nhân mắc sởi và triển khai chiến dịch tiêm chủng.
Hưởng ứng Ngày Nước thế giới (22/3) năm 2025: Bảo tồn các dòng sông băng
Ngày Nước thế giới (22/3) năm 2025 được Liên hợp quốc phát động ̣với chủ đề “Bảo tồn các dòng sông băng” (Glacier preservation) nhằm nâng cao nhận thức toàn cầu về vai trò quan trọng của sông băng, tuyết và băng trong hệ thống khí hậu và chu trình thủy văn của trái đất.
Tập huấn giám sát phòng chống bệnh sốt rét, phòng chống côn trùng truyền bệnh năm 2025
Trong 02 ngày 20 – 21/3/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh phối hợp với Trung tâm Y tế thành phố Uông Bí tổ chức lớp tập huấn giám sát phòng chống bệnh sốt rét, phòng chống côn trùng truyền bệnh năm 2025 tại đơn vị và các Trạm Y tế trực thuộc.
Ngành Y tế tỉnh Quảng Ninh chủ động tăng cường công tác kiểm soát, phòng, chống bệnh sởi trên địa bàn tỉnh
Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi gây ra, có khả năng lây lan nhanh chóng trong cộng đồng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Trước tình hình này, ngành Y tế đã và đang chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh, hạn chế tối đa nguy cơ lây lan tại địa phương.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Đoàn sinh viên Trường Đại học Thủy lợi tham quan, thực tập môn học tại CDC Quảng Ninh
- CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn tư vấn xét nghiệm HIV năm 2025
- Giám sát tiêm chủng vắc xin phòng Sởi cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt – Không để trẻ nào bị bỏ lại phía sau
- Hội YHDP Quảng Ninh tổ chức tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học năm 2025
- Hội thảo hợp tác phòng chống lao Quảng Ninh - Quảng Tây: Hướng đến mục tiêu kiểm soát dịch bệnh xuyên biên giới
- Bệnh cúm mùa